Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Đặc điểm sinh học và cách trồng cây Húng

Thứ Năm, 20/04/2023

Húng cây còn được gọi là Bạc Hà nam, hay húng thơm, là loại cây gia vị thân thảo, thuộc họ Labiatae tương tự như cây húng quế, và có tên khoa học Mnetha arvensis (L) var. Chúng phân bổ tại khắp Châu Á và vùng Đông Bắc Âu. Tại Việt Nam, chúng là đặc sản của làng Láng, huyện Đống Đa, Hà Nội nên còn có tên gọi, tuy ít phổ biến hơn, là Húng láng.

Húng cây thường mọc thấp thành bụi, cây cao nhất khoảng 40 cm. Thân cây có màu hơi tím. Lá cây có màu xanh nhạt, hơi nhăn, mọc đối nhau, có viền răng cưa, có phủ một lớp lông con trên mặt lá. Lá có dạng bầu, mũi nhọn, có mùi thơm đặc trưng và dịu nhẹ. Hoa húng cây có màu tím nhạt và mọc ở nách lá.

1. Đặc điểm sinh học húng cây

Húng cây thuộc họ Hoa môi, tên khoa học là Mnetha arvensis (L) var. Nó còn có tên khác là Bạc hà nam. Húng cây thân thảo, mọc thấp. Cây cao nhất khoảng 40cm. Thân cây hình vuông màu hơi tím.

Húng cây có lá màu xanh, lá hơi nhăn, mọc đối nhau. Ở nách lá có những chồi non. Húng cây rất dễ sống bởi rễ rất phát triển. Thân rễ mọc ngầm dưới đất. Ở mỗi mắt lá cũng rất dễ mọc ra rễ non, vì vậy người thường trồng húng cây bằng cách giâm cành.

2. Ứng dụng

Húng cây là một loại rau gia vị phổ biến. Người ta thường dùng húng cây để ăn sống cùng với các loại rau sống, gỏi cá, thịt chó, lòng heo…

Húng cây còn được ăn với cà sống chấm với mắm tôm. Ngoài tác dụng làm gia vị, húng cây còn có tác dụng làm vị thuốc.

Húng cây có thể trị cảm cúm, chữa ho, giảm ngạt mũi, hạn chế mùi tanh, mùi hôi. Người ta chữa các chứng này bằng cách lấy lá vò nát, xoa vào các chỗ hôi, chỗ mẩn ngứa.

3. Kỹ thuật trồng húng cây

Xử lý đất Húng cây thích nghi rộng, có thể chịu ẩm cao trong nửa tháng. Tuy nhiên, nếu muốn cây cho năng suất cao thì phải chọn các loại đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt.

Đất trồng không cần cao lắm, rộng khoảng 1-1,2 m. Đất trồng húng phải cày bữa kỹ, bón lót 1,5-2 tấn phân chuồng, 10-15kg lân nung chảy, trên một diện tích đất khoảng 1000 m2.

4. Trồng húng

Người ta thường trồng húng cây bằng phương pháp giâm cành (phương pháp vô tính) vì nên thân cây có rất nhiều mầm rễ.

Chọn cành khỏe, cắt đoạn khoảng 10-15 cm, đặt cành vào rãnh đã cuốc sẵn rồi lấp khoảng 2/3 chiều dài của cành giâm (chừa 1/3 phía ngọn). Khoảng cách mỗi rãnh là 20 cm, khoảng cách mỗi cây trong rãnh khoảng 10-15 cm.

Sau khi lấp đất phải lấy tay nén nhẹ (nếu chặt quá rễ sẽ lâu ra, nếu lỏng quá cành húng sẽ ít hút được chất. Sau đó phải tưới nước cho đủ độ ẩm để cây dễ ra rễ, đâm chồi, ra lá.

5. Chăm sóc

Sau khi giâm một tuần, cành húng bắt đầu phục hồi và phát triển hình thường. Lúc đó có thể tưới bằng urê, bánh dầu.

Bón urê và bánh dầu sẽ giúp cây phát triển nhanh, đâm chồi và ra lá khỏe, cây cho năng suất cao. Tưới phân nên pha loãng sau đó tăng dần nồng độ, lúc đầu nên pha từ 300-500 gam urê để tưới cho 100 m2 đất sau đó tăng dần.

Để tránh làm cháy lá không nên tưới trực tiếp vào cây mà chỉ tưới quanh gốc. Sau khi thu hoạch lần đầu phải tiếp tục chăm sóc cẩn thận.

6. Thu hoạch húng cây

Một tháng sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt thì húng cây sẽ thu hoạch được. Người ta thu hoạch húng bằng cách cắt sát gốc (chừa khoảng 3-5cm để cây có thể mọc chồi).

Sau khi cắt lần 1 người ta tưới nước lã, sau 2 ngày thì hòa 1,5-2kg bánh đầu, 300 gam urê với nước rồi tưới cho 100m2 đất. Khoảng hơn một tuần lại tưới đợt phân khác.

Liên tục chăm sóc, tưới nước, tưới phân trong khoảng 15-20 ngày thì có thể thu hoạch lần 2. Mỗi lứa cây có thể thu khoảng 7-10 đợt hoặc dài hơn tuỳ vào loại đất và sự chăm sóc. Mỗi lần thu hoạch như vậy có thể thu được 40-50kg rau/100m2 húng cây bán tươi. Nếu thấy năng suất lần thu hoạch sau chỉ bằng 70% lần trước thì có thể bỏ đi để trồng đợt khác.

Đông Hà (St)

Các tin khác