Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn hai hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Phân DAP có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (N, P, K) là: 18:46:0
Phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân kép với sunphat amôn. Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan.
Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc, phân DAP thường được sử dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới.
Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô…
Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất. Trên thị trường có nhiều loại phân DAP do khác nhau bởi xuất xứ nơi sản xuất: DAP Mỹ, DAP Philipin, DAP Trung Quốc. Có phân DAP mau tan có thể ngâm nước để tưới bổ sung, và phân DAP chậm tan để bón gốc cho cây hấp thu từ từ.
Sau đây là bảng hổn hợp phối trộn các loại phân khi sử dụng nhiều loại phân cùng một lúc.
Khả năng trộn lẫn các loại phân
Trộn được +; Không trộn được 0; Trộn xong bón ngay -
- Phân chứa amôn như sunphat amôn, urê, clorua amôn, nitrat amôn không được trộn với phân có phản ứng kiềm như vôi, phân lân Văn Điển, bột phôtphorit, tro bếp. Vì nếu trộn các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do bay hơi NH3.
- Phân lân dễ hoà tan trong nước như supe lân, phân DAP không được trộn với vôi.
- Phân dễ tan, dễ hút ẩm, vón cục như nitrat, urê, muối kali chỉ được trộn trước khi dùng.
- Supe phôtphat có thể giải phóng axit của một số loại phân như nitrat tạo chất làm hại bao túi đựng, cho nên cần chú ý khi vận chuyển.
Đinh Liên (St)