Khí hậu trồng nhãn tím
Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển 21-27 độ C; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31 độ C; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa.
Kỹ thuật trồng nhãn tím
Nhãn muộn Khoảng cách và mật độ trồng: 8m x 8m (160 cây/ha) hoặc 7m x 7m; hoặc 4m x 4m hoặc 5m x 5m (khi cây giao tán thì tỉa bớt đi 1 hàng).
Thời vụ trồng nhãn tím
Miền Bắc: tháng 2-3 và tháng 8-9
Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa
Chăm sóc, thu hoạch nhãn tím
- Bón phân: Mỗi năm bón thúc cho cây 3 lần (kg/cây);
- Tưới nước: Giống Nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Thang đầu tiên sau trồng tưới 1-2 ngày/lần; 2-3 ngày/1 lần ở tháng thứ 2. Sau đó chỉ quá khô hạn mới cần tưới cho cây.
- Tỉa cành tạo tán: Cắt tỉa tạo hình sao cho cây thấp để dễ chăm sóc. Tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch quả muộn hơn - cắt vỏ những cành yếu, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
+ Bọ xít: Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).
+ Sâu tiện vở nhãn: Dùng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc dùng gai mây để bắt. Dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây.
+ Rệp sáp: Dung Dimecron, BI58 (0,15-0,28%).
+ Dơi, Rốc: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.
+ Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.
+ Rầy hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15-0,2%.
+ Dòi đục cành hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.
+ Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc Ridomil
- MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil - MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5-7 ngày).
Thu hoạch nhãn tím
Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh màu tím nhạt, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều. Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau.
Thu Hoài (theo Nông nghiệp Việt Nam)