Sinh học:
Vòng đời của chúng: Trứng - Sâu - Nhộng - Bướm. Bướm đẻ trứng lên cây cỏ, trứng nở thành sâu. Khi thời tiết nắng, nóng, ẩm. Sâu bò đi tìm nơi khác khô ráo như: Hốc cây, khe đá, chuồn trại, nhà ở để tránh mưa và làm tổ tạo kén hóa nhộng. Nơi có điều kiện thuận lợi sâu có rất nhiều từ vài chục con đến hàng trăm con trên một mét vuông, chúng bò hàng đàn hướng vào nhà, mỗi giờ chúng có thể đi được một đoạn đường dài 5 đến 6m. Mùa phát triển của sâu róm vào khoản tháng 3 đến cuối tháng 6.
Tác hại:
Sâu róm phá hoại cây trồng và điều phiền toái hơn là lông của chúng làm mẩn ngứa khi bị dính phải, các nốt mẩn ngứa có thể thành từng mảng lớn hoặc rải rác tùy theo số lượng lông bị dính phải, người bị ngứa thường gãi làm cho da bị xây xát, có thể gây lở loét, viêm nhiễm. Những vùng da dễ bị ngứa như: Kheo tay, nách, mặt, cổ, bụng, lưng. Khi bị ngứa rất khó chịu, làm giảm việc tập trung học tập, lao động, trẻ em bị ngứa thường quấy, khóc làm cho gia đình lo âu. Khi quần áo bị nhiễm lông sâu róm nên thay ngay và tắm giặt sạch.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
1. Biện pháp cải thiện vệ sinh môi trường:
Làm mất hoặc làm giảm nơi sinh sản và phát triển của sâu róm, vườn cây được dọn sạch các lá cây rụng, bã thực vật mục nên thu gom và đốt, vệ sinh quanh nhà để hạn chế sâu vào nhà.
2. Biện pháp hóa học:
Phun thuốc diệt sâu, nếu phun thuốc diệt sâu ở khu dân cư, nhà ở nên sử dụng nhóm hóa chất pyrethroid ít độc hại cho người và gia súc, đã được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế như: Permethin 50EC, Permecide 50EC liều lượng 30mg/m2 đến 50mg/m2, phun diệt vào những nơi có sâu, phun quanh nhà không cho sâu từ bên ngoài vào. Các tổ (kén) cần phải quét dọn rửa sạch không để lông trên tổ kén rơi vãi gây mẩn ngứa.
Phạm Anh (Theo nguồn Trung Tâm PCSR KST-CT Gia Lai)