Banner chính
Thứ Tư, 04/12/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Tắm khuya: Tác hại và những lưu ý khi tắm

Thứ Tư, 20/12/2023

Một trong các cơ quan nhạy cảm của cơ thể chúng ta đó là phổi. Khi tắm đêm, phổi sẽ dễ bị nhiễm lạnh do nhiệt độ của nước rất thấp khi về đêm. Điều này có thể khiến phổi bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn, virus tấn công phổi dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở một hoặc cả hai phổi. Những người mắc bệnh này sẽ bị ho, khó thở và nhiều bệnh lý khác.

Nhiệt độ bình thường ở cơ thể con người là 37 độ C. Trong khi đó vào ban đêm nhiệt độ không khí hạ xuống dẫn đến nhiệt độ nước cũng giảm. Tắm đêm sẽ khiến cơ thể gặp hiện tượng co thắt mạch máu và cản trở máu huyết lưu thông.

Đa số người trẻ tuổi có thói quen tắm sau 10 giờ tối sẽ dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và gây ra tình trạng đau đầu, đau vai gáy trong một khoảng thời gian hoặc trở thành bệnh lâu năm.

Ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, sự chênh lệch so với nhiệt độ cơ thể con người tăng cao. Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi sẽ dễ bị các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng dẫn đến ho, sổ mũi, cảm cúm.

Khi tắm đêm, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống, dẫn đến co mạch máu. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, khiến tử cung bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến co thắt và đau bụng kinh.

Ngoài ra, khi tắm đêm, cơ thể sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, dẫn đến giảm khả năng chịu đựng cơn đau bụng kinh. Thông thường các khớp trong cơ thể sẽ bị cứng và đau vào buổi sáng nếu thường xuyên tắm đêm.

Tắm đêm có thể ảnh hưởng xấu đến mái tóc theo một số cách, bao gồm:

- Tóc dễ bị khô và gãy rụng: Khi tắm đêm, tóc sẽ bị ướt trong thời gian dài, đặc biệt là khi bạn đi ngủ với tóc ướt. Điều này có thể khiến tóc bị khô và gãy rụng.

- Tóc dễ bị nấm da đầu: Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm gây ra. Nấm da đầu có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Khi tắm đêm, tóc sẽ bị ướt trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da đầu phát triển.

Có một số ý kiến cho rằng tắm đêm có thể gây lão hóa da. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này. Các lý do khiến tắm đêm được cho là có thể gây lão hóa da bao gồm:

- Tắm nước lạnh: Tắm nước lạnh có thể khiến da bị khô, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, khô da, sạm da,...

- Tắm quá lâu: Tắm quá lâu có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da bị khô và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

- Tắm khi trời lạnh: Tắm khi trời lạnh có thể khiến da bị mất nhiệt, dẫn đến các vấn đề về da như khô da, nứt nẻ,..

Cho đến nay chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào chứng minh tắm đêm có liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể xác định được mối liên quan giữa đột quỵ và tắm đêm đó là phương pháp tắm, nhiệt độ, thời gian, tuổi và các nguy cơ.

Ban đêm, nhiệt độ ngoài trời sẽ giảm xuống càng thấp khi trời càng khuya, thói quen tắm đêm sẽ dễ làm nhiệt độ cơ thể chênh lệch nhiều hơn so với môi trường.

Thời gian tắm tốt nhất đối với cơ thể là trước 9 giờ tối. Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi và tiếp xúc với vô vàn bụi bẩn trong không khí, tắm rửa sẽ giúp cơ thể loại bỏ vết bẩn, tẩy các tế bào chết,... Da được làm sạch sẽ tái tạo và cải thiện rất nhiều, cho bạn một giấc ngủ ngon. Lưu ý không nên tắm sau 10 giờ tối.

Trong trường hợp bất khả kháng khiến bạn phải tắm sau 10 giờ, hãy chỉ nên lau mình bằng nước ấm. Nếu vẫn tắm nước lạnh sau thời gian này, thì sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường vẫn diễn ra rất rõ ràng, điều này làm tăng nguy cơ cao bị đột quỵ.

Cơ thể thường sẽ bài tiết nhiều catecholamin hơn khi nhiệt độ giảm. Chất này có chức năng gây tăng nhịp tim và làm mạch máu não co lại nhằm bảo vệ cơ thể không bị mất nhiệt và năng lượng khi tiếp xúc với không khí lạnh. Vì vậy, khi tắm vào thời điểm mà nhiệt độ bên ngoài giảm mạnh như ban đêm có thể khiến những phản ứng này diễn ra quá mức khiến nguy cơ bị liệt mặt ngoại biên hay thậm chí đột quỵ tăng cao.

Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cũng cho thấy rằng khi nhiệt độ giảm 5 độ C thì sẽ tăng thêm 7% khả năng bị đột quỵ. Khi tắm khuya, nhiệt độ nước lý tưởng nhất là 40 tới 42 độ.

Ở người trẻ tuổi, tắm trong thời tiết lạnh ban đêm có thể làm cho tình trạng mạch máu co và giãn liên tục để thúc đẩy lưu thông máu và giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Nhưng nếu thói quen tắm đêm diễn ra quá thường xuyên thì lại dễ khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như khó lưu thông khí huyết, đau đầu mãn tính.

Tuy nhiên ở đối tượng người cao tuổi thường kèm theo các vấn đề như xơ vữa động mạch, huyết áp cao,... Vì vậy, ở người lớn tuổi nếu có thói quen tắm rửa vào tối muộn thì nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tắm nước nóng từ 40 tới 42 độ C trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ. Đồng thời nếu tắm ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ với nước ấm như vậy có thể giúp cho nhiệt độ toàn cơ thể được điều hòa từ từ, các mạch máu ở các bộ phận như tay và chân cũng được kích thích lưu thông tốt hơn, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

1. Một số lưu ý khi tắm vào ban đêm

Tắm khuya rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không mong muốn bạn vẫn phải tắm khuya thì đây là một số cách giúp bảo vệ cơ thể khi tắm vào tối muộn:

- Nên tắm trước 21h: Tắm trước thời gian này là thời điểm lý tưởng nhất khi vừa giúp cơ thể sạch sẽ, xua đi sự mệt mỏi sau một ngày làm việc mà còn giúp cho cơ thể giảm được nguy cơ đột quỵ. Từ thời gian này trở đi, bạn chỉ nên lau người bằng nước ấm hoặc để sáng mai mới tắm.

- Nên tắm với nước ấm nóng: Tắm nước ấm ít nhất 1 giờ trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

- Nên tắm đúng trình tự, tránh đột ngột: Vì dội nước từ đầu xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột. Bạn nên rửa mặt đầu tiên rồi tắm từ chân lên tới đầu một cách từ từ cho cơ thể làm quen với nhiệt độ nước, và cuối cùng mới gội đầu.

- Không nên tắm quá lâu: Bạn chỉ nên tắm trong vòng 10 phút mỗi ngày để tránh làm ảnh hưởng tới độ pH tự nhiên của da.

- Sấy khô tóc sau khi tắm: Sấy khô tóc sẽ giúp cho cơ thể tránh bị cảm lạnh cũng như tình trạng gãy rụng tóc làm ảnh hưởng đến mái tóc.

- Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm: Việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, ảnh hưởng đến tim, dễ cảm lạnh,… Thậm chí còn dẫn đến đột quỵ hoặc gây liệt dây thần kinh số 7.

2. Một số trường hợp nguy hiểm không nên tắm đêm

- Người đang bị ốm: Người đang bị ốm thường có sức đề kháng yếu, nếu tắm đêm có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

- Người có huyết áp thấp hoặc có bệnh lý tim mạch: Đối với những người bị huyết áp thấp hay bệnh lý tim mạch, việc tắm vào ban đêm sẽ làm hạ huyết áp đột ngột và tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt: Tắm khuya vào kỳ kinh nguyệt sẽ làm ngưng khí huyết, máu bị vón cục và gây đau bụng.

- Sau khi vận động hoặc tập luyện cường độ cao: Sau khi vận động cơ thể có nhiều mồ hôi nên dễ gây choáng, thiếu máu não, thiếu nước... Vì vậy, bạn nên lau khô người sau đó nghỉ ngơi một lúc rồi lau người bằng nước ấm chứ không nên tắm đêm.

- Sau khi uống rượu, bia: Uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, kết hợp với nước tắm sẽ thúc đẩy quá mức tuần hoàn máu, gây tiêu hao thể lực và dẫn đến hạ đường huyết nhanh chóng, co thắt mạch, thậm chí nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Sau khi ăn no hoặc khi đang đói: Khi ăn no nếu tắm ngay sẽ làm cho mạch máu giãn nở, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Còn khi đói thì tắm đêm dễ khiến cho bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt,...

- Sau khi cạo gió (giác hơi): Vì lực cạo gió lên da là khá lớn, điều này có thể làm tổn thương làn da cũng như lỗ chân lông bị mở rộng hơn bình thường. Nếu tắm đêm ngay sau khi cạo gió sẽ tạo điều kiện cho hơi lạnh xâm nhập dễ hơn qua da và gây cảm sốt.

- Trước và sau khi massage: Không nên tắm trong vòng 1 giờ trước hay sau khi massage. Vì khi xoa bóp, tuần hoàn máu lưu thông nhanh, nếu tắm vào lúc đấy sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não, hạ huyết áp dẫn đến ngất xỉu.

Đinh Liên

Các tin khác