Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh. Tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà vịt thường bệnh nặng và hay xảy ra nhiều vụ dịch lớn.
1. Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh ngắn, thường 1-2 ngày, ở gà lớn có thể từ 4-9 ngày. Cũng có trường hợp xuất hiện triệu chứng muộn đến vài tuần sau khi chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh. Có ba thể bệnh chủ yếu:
- Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến không kịp quan sát triệu chứng. Nếu có chỉ thấy con vật ủ rũ và chỉ sau 1-2 giờ gà bệnh có thể chết.
- Thể cấp tính: Là thể bệnh khá phổ biến. Gia cầm bệnh sốt cao 42-430C, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh, gà có thể ỉa chảy, phân lỏng màu sôcôla. Những gà bệnh ngày càng khó thở, mào, yếm tím bầm do tụ máu. Cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
- Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối ổ dịch, ở gà bệnh đầu tiên yếm thường sưng, thủy thũng và đau, nơi hoại tử dần bị cứng lại. Chỗ viêm hoại tử có thể lan rộng và tạo thành nhiều cục cứng suốt đời. Ở thể mãn tính, gà bệnh rất gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động đến nhiều cơ quan, phủ tạng bên trong cơ thể, có những rối loạn cơ năng do viêm hoại tử gan mãn tính. Ngoài những biến đổi ở da còn thấy hiện tượng viêm khớp mãn tính như: khớp đùi, khớp đầu gối, khớp cổ chân. Viêm phúc mạc mãn tính. Gà bệnh thường xuyên thảy ra chất nước lỏng, có bột màu vàng giống như lòng đỏ trứng. Một số có triệu chứng thần kinh do viêm màng não mãn tính.
2. Bệnh tích:
- Thể quá cấp: Bệnh tích không điển hình chỉ thấy xuất huyết và tụ huyết ở xoang và các phủ tạng. Thể cấp tính: Tụ huyết và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da và các cơ quan phủ tạng, bụng chứa nhiều dịch tiết.
- Thể mãn tính: Viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt, chứa dịch có Fibrin. Viêm khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.
3. Phòng trị bệnh:
- Phòng bệnh: Tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng gia cầm cho gà 2 tháng tuổi hoặc vaccine INACTI/VAC-FC3 0,5ml/con cho gà khi gà 45 ngày tuổi, lập lại lần hai cho gà trên ba tháng tuổi. Đây là loại vaccine chết nhũ dầu tạo miễn dịch cao, nhưng chú ý khi tiêm chủng ngừa chỉ tiêm chủng dưới da cổ. Nếu tiêm chủng vào bắp thịt cổ sẽ tạo nốt sưng nơi tiêm làm giảm giá trị thịt.
Khi bệnh tụ huyết trùng xảy ra cần loại bỏ ngay những con gà bệnh để tránh lây lan sang những đàn khác. Vi khuẩn này rất dễ mẫn cảm với môi trường, nên định kỳ sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh bằng một trong những loại thuốc sát trùng sau: Vimekon (gói 100gr pha với 20 lít nước), Vime-Protex (1 lít pha 200 lít nước phun chuồng và dụng cụ chăn nuôi). Nên định kỳ dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho gà để tránh nhiễm bệnh vào những lúc thời tiết thay đổi như: Ampiseptryl, Vimenro, Genta-Colenro, Ero-Sulfa, Tylenro 5+5, Norgencin với liều dùng phòng bệnh ghi trên nhãn.
4. Điều trị:
Cần điều trị bệnh sớm khi mới phát bệnh để đạt hiệu quả nhất vì khi bệnh chuyển sang thể mãn tính thì điều trị kém hiệu quả. Có thể pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn một trong các loại sau: EST, Vimenro, Genta-Colenro, Ero-Sulfa, Tylenro 5+5, Kampico… theo liều chỉ định liều điều trị ghi trên nhãn. Trong những trường hợp gà không ăn uống được cần cấp thuốc qua đường tiêm bắp bằng một trong các loại thuốc sau: Ticotin: 1ml/5kg thể trọng; Colidox GV: 2ml/2kg thể trọng; Genta-Colenro: 1ml/5kg thể trọng. Tiêm liên tục từ 3-5 ngày.
Cần bổ sung các Vitamin vào khẩu phần thức ăn cho gà để tăng cường sức đề kháng giúp gà mau khỏi bệnh như: Vimix Plus: 1gram pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày. Vime C Electrolyte: 1gram pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày. Amonovit: Gói 100gram pha cho 500 lít nước uống. Vimeperos: 5gram cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ.
Đinh Cóong (theo Báo Nông nghiệp)