Bèo hoa dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời và nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.
Trong tự nhiên loại cây này phát triển khá nhanh và mạnh. Chúng sinh sản nhanh nên chẳng mấy chốc đã tạo thành một thảm màu xanh lục trên bề mặt nước ở sông, hồ, ao. Bèo hoa dâu được trồng thường làm phân xanh bón lúa hoặc làm thức ăn cho vịt.
Ở nước ta loài cây này phát triển ở hầu hết các bờ kênh, ao hồ suối. Chúng cũng là loại thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ để thí nghiệm. Không những vậy, ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến.
1. Công dụng của bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu trong Đông Y là môt bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh. Bèo hoa dâu có công dụng phát hãn, giải biểu lợi thủy tiêu thũng...
2. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bèo hoa dâu
21. Chữa hen suyễn:
Sử dụng bèo hoa dâu 10g cắt bỏ rễ và lá vàng. Bạn tiến hành rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng vớt ra để ráo nước rồi hòa thêm với một cốc nước lọc và xiro chanh khoảng 100ml chia ra ngày uống 2-3 lần.
2.2: Chữa bệnh eczema:
Sử dụng bèo hoa dâu rửa sạch sẽ rồi giã nát với một ít muối đắp lên vùng da bị eczema. Bạn có thể kết hợp uống bèo cái khô với kim ngân hoa và bồ công anh cùng một số loại thuốc khác trong 10 ngày.
2.3. Chữa viêm xoang mũi mạn tính:
Bèo hoa dâu cái khoảng 10g, cây bạch chỉ 5g và hoàng cầm 5g cùng kim ngân hoa 8g và cam thảo 4g đem sắc với nước uống hàng ngày sẽ trị được chứng viêm xoang.
2.4. Chữa đi tiểu buốt, đái dắt:
Chỉ cần 20g lá cối xay, 20g râu ngô cùng 10g kim ngân hoa và 20g kim tiền thảo và tỳ giải 10g cộng với bèo hoa dâu cái khô 20g đem sắc lấy nước uống sẽ cải thiện được chứng đái dắt và buốt.
3. Cách trồng bèo hoa dâu
Đây là loại cây mọc hoang nên dễ trồng và hầu như không cần phải chăm sóc nhiều.
Bèo hoa râu luôn ngâm trong nước nên phần rễ ngập trong nước hút lấy chất dinh dưỡng từ nguồn nước và chúng cộng sinh với vi khuẩn lam để chuyển hóa nitơ từ không khí. Chúng cũng giống như bèo cái hoặc lục bình nên dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây chỉ cần nước và không khí để tạo đạm nuôi cây. Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo hoa dâu sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn.
Bèo hoa dâu không yêu cầu điều kiện ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Các bào tử dễ dàng tồn tại trong một thời gian dài trong giá lạnh và nhiệt độ cao. Nhân giống chúng khá đơn giản chỉ cần để một vài cây bèo nhỏ trên bề mặt nước một thời gian sau chúng sẽ mọc lan ra tạo thành cả đám nổi trên bề mặt. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà cây bèo hoa dâu có thể có màu đỏ hoặc đỏ dậm hoặc xanh.
Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được sử dụng làm phân xanh rất tốt. Do đặc tính hấp thụ và cộng sinh với vi khuẩn lam chuyển hóa nitơ từ không khí nên cây được cho là nguồn phân rất tốt cho cây lúa.
Ngoài ra với màu sắc đẹp, phát triển nhanh, tạo mảng xanh phủ mặt nước làm mát, Bèo Hoa Dâu còn được làm cây thủy sinh trồng trong các chậu cá cảnh, các hồ thủy sinh nhân tạo, tiểu cảnh nước tĩnh trong sân vườn biệt thự, trồng chậu thủy tinh để bàn trang trí nội thất – văn phòng.
Đinh Liên (theo Y học và đời sống)