Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Đặc điểm sinh học, thành phần hóa học và công dụng của Hạt Tiêu

Thứ Sáu, 11/08/2017
Tiêu là loại cây dây leo, thân dẻo, có thể mọc dài hơn 10cm. Khi còn non tiêu thuộc dạng thảo mộc, khi già hoá gỗ. Tiêu bò trên vách đá bám vào tường, leo lên cây hoặc cột nhờ vào những rễ mọc ra ở các mặt lá.

1. Đặc điểm sinh học

Cây tiêu thuộc họ hồ liêu, tên khoa học là Piper nigrum L, tên tiếng Anh: Black pepper.

Tiêu là loại cây dây leo, thân dẻo, có thể mọc dài hơn 10cm. Khi còn non tiêu thuộc dạng thảo mộc, khi già hoá gỗ. Tiêu bò trên vách đá bám vào tường, leo lên cây hoặc cột nhờ vào những rễ mọc ra ở các mặt lá. Thân tiêu có cấu tạo bởi nhiều dây sắp xếp lộn xộn. Tiêu là cây thuộc họ một lá mầm, lá tiêu hình quả tim (hình thức gần giống lá trầu không).

Hoa cây hồ tiêu mọc thành chùm, có cả tính đực lẫn tính cái (lưỡng tính). Quả tiêu thuộc loại quả mọng, không có cuống mà gắn chung quanh một đoạn cành mọc chìa ra. Quả tiêu lúc còn non có màu xanh lục, khi đã già quả có màu vàng, đến khi phơi khô sẽ chuyển thành màu đen, da nhăn nheo. Người ta thu hoạch quả khô để nghiền thành bột tiêu. Nếu lấy quả chưa chín đem ngâm nước rồi chà vỏ đi ta được một loại tiêu sọ màu trắng.

2. Thành phần ho á học và công dụng của hạt tiêu

* Thành phần hoá học:

Hạt tiêu chứa chất hoá học có lợi cho cơ thể. Trong quả tiêu đến có khoảng 95,5% chất hữu cơ, 4,5% chất khoáng. Trong hạt tiêu trắng có 98,4%’ chất hữu cơ, 1,62%’ chất khoáng.

Thành phẩn hoá học của hạt tiêu tóm tắt qua bảng:

3. Công dụng

Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho việc chế biến các món ăn. Tiêu là gia vị chính cho món thịt gà muối tiêu. Nó còn làm gia vị cho cháo cá, cháo lươn, cháo thịt, chả cá, chả giò, chả quế, cá kho, các loại bánh như bánh tôm, bánh xèo… Nói chung, tiêu là gia vị được dùng rất phổ biến.

Ngoài việc dùng làm gia vị hạt tiêu còn có tác dụng chữa bệnh trong một sô’ bài thuốc nam. Ví dụ: Hạt tiêu sọ ngâm rượu có thể chữa được đau bụng, chữa được cảm lạnh… Tiêu xanh có thể kho với cá thịt để làm món ăn trong các nhà hàng.

Thu Hoài (theo Nông nghiệp Việt Nam)

Các tin khác