Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Kỹ thuật nuôi ong

Thứ Sáu, 16/10/2015
Ngày nay nuôi ong lấy mật đã trở thành một nghề với những người nuôi ong chuyên nghiệp. Chúng tôi xin trình bài một số khái niệm về ong mật và kỹ thuật đơn giản để tổ chức một trại nuôi ong.

I. LOÀI ONG MẬT
Có hai loài ong
- Ong làm tổ ngoài trời (lộ thiên): ví dụ như ong khoái.
- Ong làm tổ trong hốc  đá, hốc cây hoặc, thùng ong như ong nội địa, ong Ý, .v.v.
Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tổ chức nuôi và khai thác loài ong nuôi trong thùng. Điển hình lá loài ong Ý.

II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO
1. Thành phần của đàn ong
a. Ong Chúa: là con cái có khả năng sinh sản duy nhất trong đàn. Tuổi thọ ong chúa từ  3-5 năm.
b. Ong Đực: số lượng từ vài con đến  hàng trăm con và chỉ xuất hiện khi đàn ong  ở thế xung  mãn.
c. Ong Thợ: là thành phần chủ lực của đàn ong. Ong thợ là con cái nhưng buồng trứng không phát triển  nên không sinh sản được. Chúng làm việc được phân công theo ngày tuổi.
- Từ 1-3 ngày tuổi: mới ra đời nên chỉ ở trong tổ làm nhiệm vụ bảo ôn (quạt thông khí và điều hòa nhiệt độ trong tổ).
- Từ  3-10 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sữa phát triển, ong thợ ăn mật và phấn hoa để tạo ra sữa nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi ong chúa (do đó sữa này được gọi là sữa ong chúa).
- Từ  10-20 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sáp phát triển, ong thợ làm nhiệm vụ xây tổ và ra ngoài tập bay, nhận diện cửa tổ để chuẩn bị đi làm việc bên ngoài, chúng còn làm nhiệm vụ lấy mật.
- Từ 20 ngày tuổi trở lên: ong đã trưởng thành và đi lấy mật hoa và phấn hoa, khi về già chúng làm nhiệm vụ canh tổ, đến khi gần chết chúng bay xa tổ và chết, như vậy ta không bao giờ thấy ong chết già ở trong tổ hoặc gần tổ. Tuổi thọ ong thợ từ 30-50 ngày.

d. Ấu trùng ong: trong các ô lăng của bánh tổ ong ta thấy có trứng và các con ấu trùng màu trắng sửa và các ô lăng bị bít sáp.
- Ấu trùng ong chúa (15 ngày): Trứng 3 ngày; Ấu trùng 5.5 ngày; Nhộng 6.5 ngày.
- Ấu trùng ong thợ (21 ngày): Trứng 3 ngày; Ấu trùng 6 ngày; Nhộng 12 ngày.
- Ấu trùng ong Đực (22.5 ngày): Trứng 3 ngày; Ấu trùng 6.5 ngày; Nhộng 13 ngày.
Ấu trùng ong chúa được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa ong chúa, Ấu trùng ong đực được nuôi 3 ngày đầu bằng sữa  và 3.5 ngày sau bằng hỗn hợp phấn hoa và mật ong. Ấu trùng ong thợ cũng giống như  ấu trùng  ong đực 3 ngày đầu bằng sữa và 3 ngày sau bằng phấn hoa và mật.

2. Thùng nuôi ong và các khung cầu di động (thùng có thể chứa được 10 cầu ong)
Hiện  nay để nuôi ong Ý người ta thường dùng kiểu thùng Langtros, thùng có kích thước bên trong là 47cm x 43 cm x 25 cm. Có hai cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để tiện cho việc di chuyển, có lỗ to và sàn bay để ong ra vào, có nắp đậy để chống nắng mưa và chân (thường làm bằng sắt) để kê cao thùng ong chống địch hại như: kiến, cóc…
- Khung cầu có kích thước: xà trên là một cây 2 x 3 x 49 cm và một khung bên dưới có hai cây 1 x 3 x 23 cm, một cây 1 x 1 x 41 cm.
- Bánh tổ: người ta thường dùng hai tấm sáp có kích thước 20 x 40 cm đã được dập  thành đáy của lỗ tổ ong. Gắn tấm nền sáu vào khung cầu bằng 3 đường dây ràng bằng thép không rỉ, Ong sẽ từ   đây xây thành bánh tổ ong.

III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1. Thế nào là một đàn ong cơ bản
Một đàn ong cơ bản là một đàn ong có đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng  ong, số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng, đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu ta làm mất cân đối của một trong các tỷ lệ này thì đàn ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học.

2. Làm thế nào để tăng cầu ong
Một đàn ong muốn tăng thêm cầu thì phải hội đủ các yêu cầu sau:
- Sức sinh sản chúa con dư  thừa.
- Nguồn thức ăn dồi dào (dư phấn và mật).
- Số lượng quân dư.

3. Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được
 Muốn thế, ta phải biết cách bố trí các cầu trong thùng ong và nhiệt độ cầu cho ấu trùng phát triển.
• Nhiệt độ và ẩm độ.
- Nhiệt độ: ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ là 350C.
- Ẩm độ: ẩm độ trong đàn cũng cần điều chỉnh ở 95%.
• Cách bố trí cầu ong: Mỗi người có cách bố trí riêng của mình nhưng theo chúng tôi thì cách bố trí sau là hợp lý nhất.
- Số 1: Cầu  để chứa phấn hoa cầu nằm ở vị trí sát vách thùng phía cửa tổ.
- Số 2: Cầu trùng lớn từ 3-6 ngày tuổi. Vì nhu cầu của cầu trùng này cần lượng thức ăn lớn nên nằm gần cầu chứa phấn rất tốt.
- Số 3: Cầu trùng nhỏ từ 1-3 ngày tuổi ở đây nhiệt độ tốt cho ấu trùng tuổi nhỏ.
- Số 4: Cầu trứng là trung tâm nơi có nhiệt độ và ẩm độ tốt nhất nên ong  chúa sẽ sinh sản vòng trứng lớn nhất.
- Số 5: Cầu nhộng từ 19-21 ngày tuổi tức cầu nhộng đang nở, ong chúa sẽ sinh sản ngay trên cầu này.
- Số 6, 7, 8 lần lượt là các cầu trùng ở các giai đoạn 15-18 ngày, 12-15 ngày, 9-12 ngày.
Nói tóm lại cầu trùng lớn thì gần cầu phấn, cầu trứng ở trung tâm, cầu nhộng non ở ngoài bìa.
- Số 9: Nếu mùa khai thác thì sẽ là cầu mật, mùa nhân đàn là cầu gắn nền sáp.
- Khi đàn ong xung mãn ong thợ xây cầu nền sáp và khi ong chúa  ra đẻ ở cầu này tức điều kiện đã đủ để tăng cầu  ta đưa cầu này vào vị trí cầu trứng.
- Thường thì đàn ong có 9 cầu như trên thì chúa rất ít khi đẻ ở cầu thứ  9, muốn đàn ong tăng cầu nhanh thì ta chỉ nên để thế 5-6 cầu (nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ 1 phần trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng).

4. Làm thế nào để biết phấn và mật đủ hay thừa thiếu
- Phấn: ta coi cầu phấn vào sáng sớm nếu còn nhiều là đủ ăn, nếu không còn là thiếu. Nếu số lăng để chứa phấn gần hết và ong chứa phấn lung tung ở cầu khác, như vậy là đã dư phấn, ta cần gạt phấn để dự trữ lúc thiếu. Nếu thiếu ta phải cho ăn bổ sung phấn hoa nhân tạo.
- Mật: thường thì ở cầu ong thường có mật ở các ô lăng bên trên (khổ từ 3-5 cm), tất cả các cầu đều phải có phần (gọi là riềm) chứa mật này. Nếu thiếu, ta phải cho ăn bổ sung xirô đường cho đến khi có riềm mật này và sau đó quan sát nếu thấy ở hai góc bị ong ăn hụt bớt thì phải tăng lượng đường, còn nếu thấy các ô lăng phù lên thì giảm lượng đường đi.

IV. KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN
1. Tạo chúa:
Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn. Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:
a. Phương pháp đàn không chúa: Chọn một đàn ong từ  6- cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chỗ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang  nụ chúa có khoảng 20-5 nụ chúa.
- Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ  1 một đến 2 ngày tuổi.
- Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Dĩ nhiều các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép).
- Bốn ngày sau: đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này.
- Ngày thứ sáu: ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ này.

b. Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn:
Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn, lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9-12, 18-21) đưa vào một thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non, giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật), đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống), sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở cửa (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG THỨC ĂN
- Mật ong: vào mùa mưa hoặc vùng không có hoa cho mật ta phải bổ sung mật bằng phương pháp cho ăn xirô đường. Cứ 1kg đường trộn với 0.8kg nước ta được hỗn hợp xirô đường, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn, cho ăn vào chiều tối.
Ta quan sát nếu riềm mật ở cầu bị ăn giựt góc là cho ăn đủ còn không thì bớt đường hoặc tăng thêm. Dĩ nhiên đến mùa khai thác mật thì không ai cho ăn đường.
- Phấn nhân tạo: có hai phương pháp phổ biến để cho ăn phấn nhân tạo.

a. Phương pháp cho ăn trong cầu: Lấy cầu không đưa hỗn hợp phấn nhân tạo khô.
+ Đậu nành (rang và xay nhiễn) 10kg.
+ Phấn hoa khô 2kg.
+ Đường 10kg.
+ Vitamin bổ xung 0.4kg
Xoa đều trên mặt cầu, và rưới nước mật loãng lên trên cho ướt hết mặt cầu. Sau đưa cầu phấn này vào vị trí cầu phấn.

b. Phương pháp cho ăn trên cầu (hỗn hợp phấn nhân tạo khô)
- Đậu nành (rang va xay nhiễn)10kg.
- Phấn hoa khô 10kg.
- Vitamin bổ xung 0.4kg.
Nhồi hỗn hợp này trong mật có thêm ít nước, để được mật hỗn hợp như bột bánh mì (không khô quá cũng không nhão quá). Bỏ trên xà cầu mỗi đàn một cục bằng cái chén cơm, cho ong bò lên ăn.

Nguyễn Du (Theo Báo nông nghiệp)

Các tin khác