1. Đặc điểm sinh học
Nghệ là cây thuộc họ gừng, tên khoa học của nghệ là Curcuma louga L.
Nghệ là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Người ta dùng nghệ chủ yếu để lấy củ. Củ nghệ mọc sâu dưới đất, dựa vào sự phát triển mạnh của bộ rễ. Củ nghệ có màu vàng, mùi hăng hắc, nhiều chất bột, nhiều nước, củ nghệ có rất nhiều công dụng khác nhau.
Thân cây nghệ phát triển từ củ, thân nghệ bao gồm các bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá nghệ to, rộng gần giống lá chuối, lá có cuống dài, mọc so le nhau. Lá nghệ có màu xanh pha vàng, sống lá màu xanh nhạt. Người ta cũng cỏ thể dùng lá nghệ vào nhiều việc.
Hoa nghệ có màu vàng, cuống và hoa dài khoảng 30-40 cm hoa gồm từng cánh xếp quanh . cuống hoa…
Trong các loại nghệ còn có cây nghệ tím (tên khoa học là Curcuma zedoaria Rose). Nghệ tím cao khoảng l,5m, bụi cỏ nhiều củ, củ nghệ màu vàng tái. Loại nghệ này có củ chính và các củ phụ, củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá nghệ tím dài hơn lá nghệ vàng, lá dài khoảng 30-40cm, rộng đến 8 cm. Hoa nghệ tím cũng có màu vàng, các lá phủ ngoài hoa cỏ màu xanh, đỏ.
2. Chế biến
Nghệ là một cây gia vị dặc biệt, nó không chỉ dùng trong các món ăn mà còn dùng được trong rất nhiều vị thuốc.
Trong các món ăn, nghệ là gia vị chủ yếu của món cà ri. Nghệ còn dùng để thoa lên da gà vịt, da thịt lợn để cho màu đẹp mắt. Vì nghệ có màu vàng nên được dùng để làm đẹp các món ăn.
Nghệ được ứng dụng nhiều hơn khi làm các vị thuốc, theo kinh nghiệm dân gian, nghệ có tác dụng chữa vết thương, làm liền da rất tốt. Các nhà khoa học thì xác định rằng chất Curumin có trong nghệ (chiếm 0,3%) có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Người ta lấy nghệ tươi bôi lên vết thương đã sắp lành để cho vết thương sớm lên da non, chóng khép miệng, không để lại sẹo.
Người ta xào nghệ với bún ăn để giảm ho. Bột nghệ uống hàng ngày có thể chữa được dạ dày làm lành các vết loét. Nghệ còn dùng để trị các bệnh vàng da, ứ máu, đau bụng sau khi sinh. Người ta còn dùng để bó xương gãy hở, trị vết rách âm đạo sau khi sinh.
Nước nghệ có tác dụng trị bỏng, dầu nghệ chữa các vết thương nhiễm trùng, viêm tử cung… Ngoài ra người còn dùng nghệ ăn để tăng chức năng giải độc cho gan.
3. Kỹ thuật trồng nghệ
a. Xử lý đất
Cũng giống như gừng, nghệ cần loại đất mềm, tơi xốp, đất phải thoát nước tốt. Đất trồng nghệ phải được cày bừa kỹ, phơi ải, làm sạch cỏ rồi đánh luống cao khoảng 20-25 cm, rộng 1-l,2m. Đất trồng nghệ cũng phải bón phân đầy đủ. Mỗi ha nên bón 20-25 tấn phân chuồng, 300-400 kg lân Super. Số phân này có thể bón rải hoặc bỏ vào từng rãnh như đối với gừng. Đây là những bước xử lý khi trồng nghệ trên diện rộng, nếu trồng trong gia đình để ăn dần thì không cần làm đất kỹ càng như vậy.
b. Cách trồng nghệ
Củ nghệ làm giống phải là củ tốt, không có sâu bệnh, không bị dập nát. Với những củ có nhiều nhánh thi phải tách nhỏ ra. Đem chấm phần lá (hoặc cắt) vào tro bếp hoặc thuốc kích rễ rồi đem trồng ra luống. Sau khi xử lý đất, làm rãnh bỏ phân thì phủ lên rãnh một lớp khoảng 3cm rồi đặt củ nghệ lên trên. Khoảng cách hợp lý nhất giữa các cây khoảng 20-25 cm, giữa các hàng, khoảng 30-35cm. Với những loại đất nhiều chất thì nên trồng rộng ra để cây có thể phát triển tốt mà không bị thiếu không gian.
Sau khi đặt nghệ thì phủ lên một lớp đất mỏng rồi lấy rơm rạ phủ lên trên. Chú ý tưới nước cho đủ ấm để củ nghệ nhanh ra mầm. Sau khoảng một tuần mầm nghệ bắt đầu nhú lên. Chúng ta có thể để nguyên lớp rơm rạ vì mầm nghệ mọc khá khỏe. Khi nghệ bắt đầu nhú ra khỏi mặt đất thì nên kiểm tra thường xuyên để xử lý các mầm hỏng. Nếu có cây thối thì phải kịp thời thay cây mới.
Người ta trồng nghệ chủ yếu để lấy củ nên không cần chăm sóc nhiều đến lá. Lá cây nghệ tốt quả thì cây sẽ cho củ nhỏ. Để củ có thể phát triển tốt, sau khi mọc khoảng 20-25 ngày (nghệ đã có khoảng 6 lá) người trồng cần bón kali (hoặc tro bếp) và vun gốc để tạo độ xốp cho đất, kích thích cây phát triển nhanh. Nếu lá nghệ phát triển quá nhanh thì nên cắt bỏ một số lá, giảm bớt nước tưới để làm hạn chế sự ra lá. Sau khi cây phát triển chậm lại thì tiếp tục tưới ẩm, vun gốc để đất tơi xốp. Cứ chăm sóc đều đặn như thế trong khoảng 10 tháng thì có thể thu hoạch được.
4. Thu hoạch
Người ta thường trồng nghệ vào vụ đông xuân (bắt đầu từ tháng 11) và sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 10 năm sau hoặc muộn hơn tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Quan sát trên luống nghệ mà không thấy lá non mọc ra, các lá già bắt đầu khô lại, ngả màu vàng nhạt, khi đào lên thấy vỏ củ nghệ ngả màu vàng sẫm, da đã bắt đều bóng là lúc có thể thu hoạch được.
Cách thu hoạch nghệ cũng giống như thu hoạch gừng. Nếu phạm vi nhỏ thì dùng cuốc còn ở diện tích rộng thì dùng cây xới đất rồi rũ lấy củ. Củ nghệ để vào chỗ khô ráo, thoáng mát thì có thể sử dụng ngay, nếu để làm bột nghệ thì rửa sạch, phơi khô thái nhỏ rồi xay thành bột. Nếu muốn để làm giống cho vụ sau thì nên chọn những củ già, thân chắc, da bóng không bị sây sát hoặc dập nát.
Thanh Hòa (theo nông nghiệp Việt Nam)