Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào

Thứ Tư, 31/07/2013
Su hào thuộc họ Thập tự, thân của cây phát triển phình to tạo thành của khí sinh, trong củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thường được dùng làm thực phẩm (rau) trong gia đình.
Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

1. Thời vụ gieo trồng
 - Su hào có thể bắt đầu gieo từ tháng 7 nhưng cho năng suất trong điều kiện thích hợp và cho năng suất cao khi gieo vào tháng 8, 9 muộn nhất là hết tháng 11.

2. Trồng su hào
- Trước khi nhổ nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.
- Cây con được gieo trồng vào khay đã chuẩn bị giá thể. Mỗi khay trồng từ 2 - 3 cây. Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, giai đoạn đầu ngày nên tưới 2 lần để cây nhanh bén rễ, sau khi đã bén rễ thì chỉ cần xác định độ ẩm của giá thể để tưới cho cây.
Thời gian đầu nên che bớt ánh sáng cho cây mới trồng để cây nhanh hồi phục, sử dụng lưới đen hoặc đặt khay trồng dưới tán cây khoảng 2-3 ngày thì cho ra điều kiện bình thường.

3. Chăm sóc
- Bón thúc: Dùng phân đạm để bón thúc cho cây. Sau khi cây bén rễ vài ngày có thể bón thúc, thông thường là hòa phân ra nước để tưới. Giai đoạn đầu loãng và tăng dần lượng phân theo các giai đoạn sinh trưởng. (Có thể dùng các loại phân bón lá để phun lên cây).
- Chú ý, thúc lần cuối trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày một tuần để củ nẩy đều, mỏng vỏ và đảm bảo an toàn.
- Vun xới: Thường xuyên xới xáo giá thể để giá thể không bị bí chặt và cắt tỉa những lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển thuận lợi, ngăn ngừa sâu bệnh.

4.  Phòng trừ sâu bệnh
Su hào thuộc họ thập tự nên mắc một số các loại sâu bệnh chủ yếu sau:
Rệp hại rau: Mặt dưới của lá xuất hiện những con bọ màu trắng, nàu xanh tròn nhỏ, tập trung thành đám đó là những con rệp. Thường xuyên quan sát vườn rau khi thấy xuất hiện phải diệt ngay, số lượng ít nên diệt bằng tay sau đó rửa sạch xác rệp trên lá cây.
Su hào cũng bị các loại sâu ăn lá phá hoại như sâu xanh, sâu tơ là những con sâu nhỏ có màu xanh đậu trên lá cây và cắn lá, tạo những vết cắn nham nhở trên lá làm cho lá bị thương dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu số lượng sâu nhiều sâu ăn hết lá là cho cây không quang hợp được và chết. Biện pháp phòng trống là  nên thường xuyên thăm vườn và bắt sâu, phát hiện ổ trứng thì ngắt và tiêu hủy, làm lưới chắn côn trùng không cho các loại bướm vào vườn rau để ngăn chặn chúng đẻ trứng lên rau.

5. Thu hoạch
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất.

Phạm Đào
Theo Nhanonglamgiau

Các tin khác