1. Chọn giống chim bồ câu Pháp
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc trưởng thành), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100%, nên khi mua người nuôi cần phải tham khảo ý kiến của nơi mua hoặc các nhà chuyên môn đã có kinh nghiệm.
Do bồ câu là loài chim đơn phối, vì vậy, khi sinh sản chim được nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 7 năm, nhưng sau 5 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa loại bỏ và thay chim bố mẹ mới. Để có con giống chất lượng tốt người nuôi cần tìm mua tại các cơ sở, các trang trại cung cấp giống có uy tín, có quy mô và kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi bồ câu Pháp. Tại đây, người mua sẽ được cung cấp và học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu từ thực tế chăn nuôi, được hỗ trợ về kỹ thuật chuồng trại, cách chăm sóc, phòng trị bệnh tốt nhất.
Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp hiệu quả thì nhất định phải lựa chọn con giống tốt.
2. Kỹ thuật chăm sóc chim bồ cầu Pháp
Nếu chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận thì trung bình 4-5 tháng con mái sẽ bắt đầu vào mùa sinh sản đầu tiên, mỗi lứa một con mái để khoảng 2 trứng và sau khi ấp từ 16-18 ngày trứng sẽ nở. Lúc này chim non sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng, 25 -30 ngày tuổi là chúng đã có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái sau khi nghĩ dưỡng từ 7-10 sẽ bất đầu đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 một cặp bồ câu trong vòng 1 năm sẽ cho ra đời từ 12-14 cặp con cháu. Nấu áp dụng khoa học công nghệ, máy móc vào trong sản xuất chăn nuôi người nuôi hoàn toàn có thể thu được 20-25 cặp chim con/cặp bố mẹ/ năm.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp trứng đạt được từ 90-100%, nhưng khâu chăm sóc sẽ vất vả hơn rất nhiều. Còn nếu nuôi chim thả, thì tiỷ lệ này đạt khoảng 80% nhưng có ưu điểm là chim sẽ ít bị dịch bệnh.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian 3-5 giờ chiều, do vậy cần hạn chế vào chuồng chim vào giờ này và nhớ xua đuổi chuột, mèo, rắn,.. bởi vì những tác nhân này sẽ làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ trứng.
Cách dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ,.. Trứng đẻ 5-7 ngày phải soi, nếu trứng không có trống thì cần loại bỏ ngay, số trứng còn lại nên chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp nở sẽ tách một cặp con dồn cho 3 cặp nuôi, cặp còn lại thì 7-10 ngày sau đẻ tiếp.
Hoàng Nhi (St)