Theo các nghiên cứu, cứ 100g múi ăn tươi có 83g nước, 1g đạm, 0,3g chất béo, 15g đường. Ngoài ra mãng cầu còn có các thành phần muối khoáng như canxi 14mg, photpho 21mg, kali 293mg và xenlulo 0,6g. Người ta cũng thấy trong mãng cầu có nhiều loại vitamin B1, B2, PP và vitamin C. Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng từ quả, các bộ phận khác như lá, rễ, vỏ, hạt đều là vị thuốc thông dụng trong nhân dân. Xin giới thiệu một số bài thuốc có mãng cầu.
Chữa sỏi thận: Dùng quả mãng cầu ép thành nước uống hàng ngày có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu ra máu. Dùng lá non và rễ cây mãng cầu sắc lên uống thay nước trà hàng ngày giúp loại bỏ các viên sỏi ở đường tiết niệu, niệu quản, niệu đạo ra ngoài.
Chữa cao huyết áp, phòng bệnh tim mạch: Trong mãng cầu có nhiều kali và magie, có tác dụng tốt cho tuần hoàn, lưu thông huyết áp và điều hòa nhịp tim. Hàng ngày ăn quả mãng cầu hay lấy lá sắc lên uống thay nước để trị bệnh huyết áp.
Chữa đau các khớp, chống mệt mỏi: Những người bị đau mỏi các khớp, chân tay rời rã, tê bì dùng mãng cầu ăn hàng ngày rất tốt. Sở dĩ như vậy vì trong mãng cầu có nhiều magie giúp tăng cường dinh dưỡng cơ khớp, thải bỏ các axit ra khỏi cơ thể nên các khớp không đau, mềm mại khi vận động. Do trong mãng cầu có nhiều khoáng chất như canxi, photpho và nhiều vitamin nên ăn mãng cầu giúp cơ bắp không mỏi, không bị chuột rút và chống được cả bệnh loãng xương.
Chữa mất ngủ: Lá mãng cầu tươi sắc lên uống thay trà hàng ngày giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc do trong mãng cầu có chất làm dịu thần kinh, uống lâu dài rất tốt, không có tác dụng phụ.
Hà Phượng (Theo khoahocdoisong.vn)