1. Thịt gà (kê nhục):
Nói chung các loại thịt gà đều có vị ngọt, tính ấm không độc, tác dụng bổ hư ích khí, kiện tỳ hóa thấp, bổ thận ích xương, lợi ngũ tạng... trị tỳ vị hư hàn, gân xương mềm yếu phê hư ho đàm và các chứng liên quan khí huyết hư dùng đều tốt.
- Chữa tỳ vị hư nhược: Thịt gà, cà rốt, khoai tây, gia vị vừa đủ, hầm ăn.
- Chữa bệnh ốm lâu ngày: Thịt gà mái tơ, gạo tẻ, đậu xanh, nấu cháo ăn.
- Chữa bí tiểu, phù thũng: Thịt gà, lá giang, nấu canh ăn.
- Chữa gân xương mềm yếu: Thịt gà mái tơ, khoai tây, cà rốt, hầm ăn.
- Chữa tỳ hư, ăn ngủ kém: Thịt gà, ngó sen, cà rốt, hành tây, làm gỏi ăn.
- Chữa khí huyết hư: Thịt gà mái tơ, đậu xanh, lá ngải, tiềm ăn.
Thịt gà tuy bổ nhưng tính ấm những người phong nhiệt đang nhức mỏi nên kiêng.
2. Trứng gà:
Trứng gà là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người sử dụng, trứng có tác dụng bổ trung, giải nhiệt, trừ chứng lỵ, tê bại, an thai...
- Chữa chứng kiết lỵ, viêm dạ dày: Trứng gà đúc lá mơ.
- Chữa nóng nhiệt, rôm sẩy: Trứng gà, mướp đắng, xào ăn.
- Chữa động thai ra huyết: Trứng gà, lá ngải xào ăn hoặc trứng gà hòa với rượu gạo nấu chín, ăn ngày một vài quả.
- Chữa tay chân tê mỏi: Trứng gà, hành tây thái lát trộn trứng xào ăn.
- Chữa âm hư hỏa vượng chóng mặt: Trứng gà, cà chua, nấu canh ăn.
- Chữa cảm sốt ho: Trứng gà, hành, tía tô, gừng, gạo, nấu cháo ăn.
Trừng gà bổ là vậy, nhưng người bụng đầy khó tiêu, người đang cần giảm cân, giảm cholesterol dùng hạn chế.
3. Chân gà (kê cước):
Vị ngọt hơi ấm có tác dụng bổ hư mạch sinh lực cường gân cốt, cầm huyết.
- Chữa xuất huyết tiêu hóa: chân gà 2 cái, khoai tây, cà rốt, gia vị vừa đủ, hầm nhừ ăn.
- Chữa chân tay mềm yếu “nuy chứng”: chân gà 1kg, rửa sạch nấu lấy nước cốt cô thành cao mềm, ăn ngày 5-10g với nước ấm (chân gà trống là tốt nhất).
- Chữa thai yếu đau lưng: chân gà 2 cái, đỗ trọng 20g, rau ngải cứu 20g, tiềm ăn.
- Chữa sản phụ thiếu sữa: chân gà, đu đủ ương, hầm ăn.
- Chữa phụ nữ đau bụng, rong kinh: chân gà, rau ngải cứu, đậu đen, hầm ăn.
4. Gan gà (kê can):
Gan gà vị đắng tính ấm có tác dụng bổ thận ích can, mạnh dương, ích âm, trị đau bụng, có thai ra máu, mắt yếu, mắt mờ.
- Chữa đau bụng do vị hàn: Gan gà, lá ngải, hành tím, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Tiềm ăn hoặc thêm gạo nấu cháo ăn.
- Chữa có thai ra huyết: gan gà 40g, rau ngải cứu 40g, gia vị, tiềm ăn.
- Chữa chứng mắt yếu, mắt mờ: Gan, lòng mề gà xào mướp ăn.
- Chữa nam, nữ sinh lý yếu: gan gà xào giá đậu hoặc hoa thiên lý, rau hẹ ăn tuần vái lần.
5. Lòng mề gà:
Có tác dụng trị chứng tỳ vị hư bụng đầy, viêm ruột, tiểu són... ruột gà chữa tỳ thận hư, đau lưng, tiểu tiện không tự chủ, dùng dưới dạng lòng, mề xào mướp, xào hoa thiên lý, xào giá đậu ăn đều tốt.
6. Huyết gà (kê huyết):
Chữa thiếu máu, suy nhược... chữa chứng phụ nữ ít sữa dúng máu mào gà đen luộc hoặc nấu cháo ăn. Bài này còn dùng chữa được mắt đỏ, nước mắt chảy. Máu mào gà đỏ chữa chứng trúng phong, liệt mặt, trẻ em bị kinh giản (động kinh) dùng dưới dạng luộc hoặc nấu cháo ăn.
7. Xương gà (kê cốt):
Vị ngọt tính bình, chữa hư nhược, phụ nữ băng huyết, bạch đới đau bụng, trẻ em lỵ gầy còm, ốm yếu, thóp lâu liền. Dưới dạng phối hợp thịt gà hầm rau củ ăn, hoặc nấu cháo ăn, dùng xương gà ác (còn gọi là gà đen) là tốt nhất.
8. Tinh hoàn gà (ngọc kê):
Tinh hoàn ích khí, bổ hư, dưỡng tinh huyết dùng dưới dạng luộc, xào rau củ hoặc nấu cháo ăn.
9. Tim gà (kê tâm):
Có tác dụng bổ chính khử tà chữa các chứng phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Dùng dưới dạng luộc hoặc nấu cháo, xào ăn.
10. Mật gà (kê đởm):
Vị đắng tính hàn giảm ho long đàm chống viêm. Chữa kẽ tai, hậu môn nứt lở, chảy nước vàng dùng mật gà bôi ngày vài lần.
Thanh Hòa (Theo SK&ĐS)