1. Chữa mất ngủ
Một lượng tỏi vừa phải, bóc vỏ sấy khô rồi nghiền thành bột, lúc ăn cơm đem ăn như gia vị, ăn kiên trì lâu dài.
2. Tỏi trị đau răng.
Tỏi: 2-3 củ, bóc vỏ, nướng chín, cắt ra chườm lên chỗ răng đau, khi tỏi đã nguội, lại nướng tiếp, chườm lên răng nhiều lần sẽ khỏi đau.
3. Chữa ho gà cho trẻ em
Tỏi 15g, đường kính trắng 200g, đập nhỏ tỏi ngâm với nước đường trắng trong vòng 12 giờ, sau đó vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 -4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Thuốc này có tác dụng phòng bệnh.
4. Tỏi chữa hen suyễn
Để giảm triệu trứng suyễn, lấy 3- 4 nhánh tỏi, lộc với sữa tươi và uống hàng đêm.
5. Tỏi chữa rộp miệng
Khi bị rộp miệng, bạn hãy cắt vài lát gừng, cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết. Việc nhai sống lá hoặc củ tỏi cũng đem lại tác dụng này.
6. Chữa bàn tay chai
Tỏi cả củ, đem luộc sôi nguyên củ tỏi cả vỏ cả cọng. Đợi nguội, ngâm tay chai vào nước nấu tỏi 10 phút, mỗi tối 1 lần.
7. Chữa kiết lỵ bằng táo hoặc tỏi
Rửa sạch hoặc luộc chín quả táo, rồi ăn cùng với tỏi. Mỗi ngày ăn từ 3-4 lần, kiêng ăn mỡ và các thức ăn sống, nguội, sau 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Phòng chống bí đại tiện cho người già.
8. Tỏi gắn (dính) thủy tinh
Đầu tiên rửa sạch về mặt thủy tinh nơi cần dán, sau đó cầm nhánh tỏi đã bóc vỏ chà xát lên bề mặt để cho nước tỏi bôi đều lên mặt thủy tinh rồi tiến hành dính các mảnh thủy tinh lại sau khi đã định vị xong cần để yên chừng một ngày mới có thể dùng được.
9. Tỏi và mật ong chữa mụn
Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong phơi trong bóng tối và tránh ánh sáng mặt trời từ 2 -3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.
10. Phòng dịch SAD
Nên ăn sống: hành củ (khoảng 1 tép bằng 1 đốt ngón tay cái), tỏi (khoảng 1 tép bằng 1 đốt ngón tay út); nghệ tươi (khoảng 1 tép bằng 1 đốt ngón tay cái) vào các bữa ăn. Mỗi bữa khoảng một vài thứ gia vị nói trên. Ngoài ra cũng nên ăn các loại rau thơm như: kinh giới, tía tô, bạc hà, rau húng, sả….
Mệt mỏi do đau bụng đi ngoài: Dưa hấu chín bổ ra, lấy 1 -2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào ruột dưa hấu, khuấy nhuyễn, để khoảng nửa giờ, bỏ hạt dưa, uống nước.
11. Tỏi chữa lỵ, tiêu chảy
Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hàng ngày.
12. Thuốc chữa bệnh từ tỏi đỏ
còn gọi là tỏi lào, tỏi mọi, co nhọt (Lào). Công dụng: tương tự như tỏi khác, trị chốc đầu cho trẻ, nhọt đầu đinh, viêm da mủ, viêm họng cấp và mạn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vảy nến.
Thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi, tiêu độc dùng dưới dạng rượu, nước sắc hay chế thành viên.
13. Tỏi chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia, rửa bằng nước muối, lau sạch. Lấy bông tẩm thuốc nhét vào.
14. Tỏi chữa viêm, đau khớp
Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần, sáng tối sẽ khỏi.
15. Tỏi chữa đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì
Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa….bằng cách dùng rượu tỏi. Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ 400g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vòa 100ml rượu trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội để uống). Ngâm uống liên tục.
16. Chảy máu cam và tiêu chảy
Nếu đang bị chảy máu cam, đang bị tiêu chảy, thì dùng củ tỏi loại lớn, lột bỏ vỏ ngoài, giã nhỏ, rồi đem đắp vào lòng gan bàn chân và nằm nghỉ thì tình trạng trên sẽ giảm (không nên đắp quá lâu, dễ làm bỏng da).
17. Tỏi chữa chảy máu cam
Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả hai gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
18. Tỏi chữa sưng vú
Dùng 50-100g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
19. Tỏi làm giảm nguy cơ u buồng trứng
Về mùi vị của tỏi, người ta có thể bàn cãi, tuy nhiên về tác dụng tốt đối với sức khỏe thì không. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khám phá thấy tỏi có tác dụng phòng chống u buồng trứng. Nữ giới ăn nhiều tỏi và hành sẽ giảm được nguy cơ bị ốm đau và ung thư buồng trứng. Một chế độ ăn uống nhiều rau và hoa quả không có tác dụng như vậy. Đây là kết quả của Nghiên cứu Châu Âu về ung thư và dinh dưỡng được thực hiện rộng rãi ở Châu Âu.
20. Tỏi tốt cho những người thừa cân, béo phì
Rau mùi tây (ngò gai), tỏi và gừng tươi là những loại rất tốt cho cơ thể, hợp với mọi thực đơn ăn kiêng.
21. Bài thuốc chữa chứng tăng mỡ máu
Tỏi tươi bóc sạch vỏ lụa, ăn trong hoặc sau bữa cơm, mỗi lần 2-3 tép (mỗi ngày dưới 5g).Hiện thị trường đã có loại viên thuốc được bào chế từ tỏi.
22. Cấp cứu người bị ngất xỉu
Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12g, tỏi 4g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong sau đó cho thêm 5ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.
23. Ăn tỏi tránh độc
Tỏi: Mỗi bữa ăn hàng ngày nên ăn vài tép tỏi tái hoặc sống. Nên dùng tỏi giã nhuyễn ăn tươi, bảo quản tỏi để ăn hàng ngày hoặc thái lát ngâm trong giấm. Để không còn mùi tỏi thì sau khi ăn xong, nên ăn kẹo hoặc nhai ít nhánh chè Thái.
24. Thuốc bổ từ tỏi
Thuốc bổ máu, thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương, kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở, sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên, làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da.
Vũ Tụy (Theo "Tỏi với sức khỏe con người")