Mùa hè là hành hỏa, khí nóng oi bức dễ làm tổn thương khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các chứng thường gặp: đổ mồ hôi, họng khô, cổ ráo, nhọc nhằn, chán ăn, mệt mỏi có nhiều người còn say nắng, trúng nóng làm tình chí bất thường trở nên cáu gắt.
Nguyên nhân tình trạng trên là: do tăng tiết mồ hôi làm cho cơ thể mất nước và muối khoáng ảnh hưởng đến phần khí, rồi ảnh hưởng đến phần huyết nên hay bị nổi mẩn đỏ trên da, có người còn chảy máu cam và nhiều người còn ngộ độc thực phẩm do khí trời oi bức gây nên.
Những lý do trên khi ăn uống cần chọn các thực phẩm có công dụng: thanh nhiệt giải thử, ích khí dưỡng âm sinh tân chỉ khát.
Trong Đông y (thuốc Nam) có nhiều vị thuốc và nhiều bài thuốc dùng làm nước uống trong mùa hè mà ai ai cũng có, cũng làm được. Vì những vị thuốc này ở bên ta, quanh ta nhà nào cũng có không phải mua lại chữa được bệnh kịp thời cho mình và cho gia đình mình, chưa cần đến thầy thuốc.
Dưới đây giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc tiêu biểu thường dùng trong mùa nóng nực.
Bài số 1: Chữa nóng sốt do nắng mưa bị cảm, người sốt ra nhiều mồ hôi
Sắc uống ngày 1 thang
Bài số 2: Mùa nắng, chữa cảm, nôn mửa, đau bụng đi ngoài.
Sắc uống làm 3 lần uống trong ngày.
Bài số 3: Chữa nóng sốt do mưa nắng thất thường không có mồ hôi
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài số 4: Chữa cảm mạo người mệt mỏi, uể oải không muốn vận động, sốt, đau đầu, ngạt mũi.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài số 5: Chữa mùa hè nóng nực, mẩn ngứa ngoài da (dị ứng)
Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2-3 lần
Bài số 6: Điều trị mùa hè cảm mạo, đau đầu.
Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần
Bài số 7: Chữa người nóng, sốt cao 39-400môi khô, không ra mồ hôi, miệng khát, nổi ban khắp người, chảy máu mũi, máu chân răng.
Sắc uống ngày 1 thang.
7 bài thuốc trên tùy từng bệnh có thể tự chữa ngay từ giờ đầu, ngày đầu với những cây thuốc sẵn có ở mỗi vườn thuốc của Trạm y tế xã phường.
Điều cần chú ý : Người già, trẻ nhỏ trong mùa hè nóng nực hay cảm nhiễm và thường có biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, ỉa chảy,… lúc này không được chủ quan cần đưa đến cơ sở khám và điều trị tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Phòng bệnh: Theo kinh nghiệm nhân dân khi trời nóng bức phải đi lao động ở ngoài trời, lấy Lá Sen tươi đội trên đầu hoặc lấy Lá tre non lót dưới nón, mũ ta có thể tránh được cảm nóng và say nắng.
TƯT Phùng Đình Khánh
Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Ninh Bình