1. Phòng trừ một số bệnh chính trên ruộng lúa
Muốn cây lúa khỏe thì ngoài việc dáp ứng đầy đủ dinh dưỡng theo nguyên tắc cân dối thì việc phòng trừ sâu bệnh góp phần rất quan trọng cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.Một số bệnh hại chính thường hay xuất hiện trên cây lúanhư: Đạo ôn (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông), Đốm vằn, Cháy bìa lá, Thối thân, lem lép hạt, bệnh lúa Von,…
Biện pháp Sinh học phòng trừ
- Sử dụng các phương pháp vật lý, chẳng hạn như bẫy chuột và côn trùng cơ học, bẫy ánh sáng, đuổi sâu hại bằng tiếng ồn, có thể sử dụng các loài vật nuôi chống dịch hại nhưng với điều kiện phải kiểm soát vi sinh vật gây bệnh từ chất bài tiết của chúng.
- Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi ví dụ: làm hàng rào, địa ñiểm làm tổ, các vùng sinh thái đệm để duy trì thảm thực vật ban đầu cho các loài côn trùng ăn sinh vật gây hại;
- Sử dụng các dòng sản phẩm Nano Bạc + Chitosan; Chế phẩm ANISAF SH-02 và SH-03; Chế phẩm Neem-Oil; Dấm Gỗ.
- Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma phối hợp với phân hữu cơ để tăng sức đề kháng và ức chế các loại nấm gậy bệnh ở vùng rễ.
- Sử dụng vi sinh vật chống lại từng đối tượng gây hại cụ thể, chẳng hạn như nấm Beauveria để kiểm soát rầy nâu.
Không được sử dụng các thiết bị phun đã từng được sử dụng để phun thuốc trừ sâu và các chất hóa học có hại trong sản xuất lúa hữu cơ.
2. Phòng trừ một số loài Sâu, Côn trùng chích hút trên lúa
Một số sâu hại chính trên ruộng lúa như: Rầy nâu, Nhện gié, bọ Trĩ (Bù Lạch), sâu cuốn lá (Cuốn lá nhỏ, cuốn lá lớn), muỗi Hành, sâu Phao, sâu đục thân,…
Biện pháp Sinh học phòng trừ:
- Áp dụng nguyên tắc đa dạng sinh học và lợi thế của Thiên dịch: Cần xây dựng ruộng lúa bờ hoa: trồng các loại cây như: Xuyến chi trắng, Cúc mặt trời vàng, Đậu bắp,…. nhằm thu hút thiên địch đến ăn mật và phấn hoa, để từ đó tấn công sâu rầy trên ruộng.
- Phòng trừ sâu hại bằng kỹ thuật canh tác nhằm tạo ra môi trường sinh thái mới không phù hợp với yêu cầu sinh sống của dịch hại mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng: vệ sinh đồng ruộng kết hợp làm đất, sử dụng giống kháng, gieo trồng đúng thời vụ, chế độ phân bón cân đối, tưới tiêu hợp lý.
- Sử dụng nấm ký sinh như nấm xanh Metarhizium anisopliae; Chế phẩm Dầu Neem (Neem-Oil); Dấm gỗvào các giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đồng và trổ để phòng trừ rầy nâu và sâu hại.
3. Xử lý cỏ dại trên ruộng lúa
Việc kiểm soát cỏ dại nên dựa trên các phương pháp vật lý như tiến hành chuẩn bị đất phù hợp, tiến hành các kĩ thuật trồng trọt giúp giảm cỏ dại, duy trì mực nước trong ruộng lúa để kiểm soát cỏ dại, làm cỏ bằng tay và một số quy trình xử lý cỏ khác như sử dụng máy cày quay, chọn mùa trồng thích hợp, các kỹ thuật cắt lá, luân canh.
- Có thể đốt cỏ dại để diệt mầm bệnh theo cách không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đất;
- Xử lý hạt giống (ngâm,tẩm) dể tăng tốc độ nảy mầm và phát triển. Sử dụng nước ém cỏ, tạo điều kiện cho lúa phát triển mạnh giai đoạn đầu để lấn cỏ.
- Quản lý cỏ dại bằng cách sử dụng dụng cụ sạ hàng; Sạ cụm-hốc để dễ dàng làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới hóa.
- Sử dụng cám gạo 2 tấn/ha vào 3 ngày sau khi sạ kếp hợp làm cỏ tay vào 35 ngày sau sạ (theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI) diệt cỏ hữu hiệu.
- Nuôi vịt trên ruộng lúa, cá mè vinh, cá Trắm cỏ hoặc cá Rô Phi trên ruộng lúa để diệt cỏ dại khi mới phát sinh.
3. Khuyến nghị về quy trình tự làm phân bón hữu cơ sản xuất tự nhiên như sau (TAS 9000 PART 4-2010)
- Phân động vật: có thể sử dụng phân động vật trong trang trại, hoặc phân động vật thu thập bên ngoài được tiến hành compost hoàn toàn. Ngoài ra, sau khi thu hoạch lúa ở nông trại, gia súc có thể được phép chăn thả trên ruộng lúa, phân của chúng sẽ được trộn với các phần còn lại của thân và gốc lúa để tăng chất hữu cơ vào đất.
- Phân compost: phân compost nên được sản xuất tại ruộng lúa hoặc khu vực gần đó. Để đẩy nhanh quá trình phân hủy, các vi sinh vật thích hợp có thể được thêm vào. Phân compost nên được giữ dưới bóng râm để tránh mất chất dinh dưỡng do ánh sáng mặt trời và mưa.
- Phân xanh: các loại cây họ đậu phổ biến được khuyên trồng trên ruộng lúa là cây Sesbania (Sesbania rostrata), cây Lục lạc sợi (Crotalaria juncea), đậu Hà Lan (Vigna unguiculata) và Đậu kiếm (Canavaliagladiate).
Hai tháng trước khi trồng lúa, nên trồng cây họ đậu để tạo ra đủ sinh khối và nitơ cho đất. Sau 45 đến 60 ngày trồng hoặc khi bắt đầu giai đoạn ra hoa, cày xới ruộng để trộn lẫnvật chất thực vật vào đất và để các phần vật chất này phân hủy trong 7 ngày trước khi tiến hành trồng lúa.
Nếu cây họ đậu không phát triển tốt, có thể dẫn đến sinh khối và chất dinh dưỡng không đủ, phân composthoặc phân hữu cơ không có hóa chất hay kháng sinh có thể được bổ sung vào. Nguồn của hạt giống cây đậu, phân hữu cơ, phân compost và các chất phụ gia khác phải phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ.
4. Các vật liệu hữu cơ tự nhiên sau đây cũng được phép sử dụng để thay thế một số loại phân bón hóa học (TAS 9000 PART 4-2010)
- Nguồn nitơ như bèo hoa dâu, tảo xanh, bột hạt Neem và bột máu khô.
- Nguồn phốt pho như đá phốt phát, bột xương, phân gà, phân dơi, bột hạt, tro gỗ và tảo biển.
- Nguồn kali như tro trấu và một số loại đá vôi.
- Nguồn canxi như dolomite (tự nhiên), bột vỏ hàu và bột xương.
Thu Hoài (St)