1. Mặc nhiều lớp quần áo, tạo "tấm khiên" chắn gió cho cơ thể
Mặc nhiều lớp áo thay cho một chiếc áo dày, sẽ giữ ấm hiệu quả hơn. Cách mặc này tạo ra nhiều lớp không khí xen giữa, giúp cơ thể cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, việc mặc nhiều lớp áo cũng giúp người mặc có thể linh động cởi ra hay mặc thêm khi thời tiết thay đổi trong ngày.
Bên cạnh đó, chúng ta cần đặc biệt giữ ấm khu vực mũi, cổ, bàn tay, bàn chân những bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Khẩu trang, khăn, găng tay, tất chân ... sẽ là vật "bất ly thân" mà ta cần chủ động chuẩn bị mọi lúc mọi nơi.
2. Tích cực uống nước, đặc biệt là nước ấm
Nước đóng vai trò quan trọng cho quá trình chuyển hóa và thải độc của cơ thể. Do đó, vào mùa Đông, ngay cả khi cơ thể không đổ mồ hôi nhiều như mùa Hè, chúng ta vẫn cần bổ sung nước liên tục để các hoạt động bên trong "nhà máy" cơ thể được vận hành trơn tru.
Để đảm bảo lượng nước cần thiết trong ngày, hãy bỏ túi công thức dễ nhớ 8x8: 8 ly nước với dung tích 8 ounce/ ly tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày dành cho người trưởng thành. Một số thời điểm "vàng" để uống nước mà chúng ta cần ghi nhớ là: sau khi thức dậy, trước bữa ăn, sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ. Chúng ta cũng có thể chủ động tạo chuông báo thức trên điện thoại hay để sẵn một chai nước trên bàn để không quên "nhiệm vụ" nhỏ bé này.
3. Tăng cường vận động bất cứ khi nào có thể
Thời tiết giá lạnh vào mùa Đông và việc mặc nhiều quần áo khiến không ít người rơi vào trạng thái lười vận động. Hậu quả là các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng trở nên chậm hơn, gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và khiến hệ miễn dịch suy yếu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành cần thực hiện ít nhất 150-300 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải vào mỗi tuần. Chẳng cần phải đến phòng gym chuyên nghiệp, chúng ta vẫn có thể tăng cường vận động ngay từ những hoạt động đơn giản nhất.
Chúng ta có thể chủ đích đặt vật dụng ngoài tầm với để bản thân có "cớ" di chuyển nhiều lần trong ngày. Đối với các hoạt động thể chất ngoài trời, đừng quên lưu ý điều chỉnh giờ tập luyện khi mặt trời đã ló rạng hoàn toàn, khởi động kỹ càng, hít thở sâu để cơ thể quen dần với không khí lạnh.
4. Bổ sung vitamin C hỗ trợ nâng cao đề kháng
Dù là vào mùa nào thì thực phẩm giàu vitamin C cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch kiên cố bảo vệ sức khỏe. Vitamin C giúp hỗ trợ nâng cao khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm, tăng sản sinh bạch cầu trong máu. Đây còn là thành phần thiết yếu cho việc hình thành collagen, giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục các mô bị tổn thương và hỗ trợ làm chậm tốc độ lão hóa. Tuy vậy, cơ thể con người không tự sản sinh và tổng hợp được vitamin C mà chỉ có thể dung nạp qua đường ăn uống. Để hỗ trợ cơ thể nâng cao sức đề kháng vượt qua mùa đông giá rét, thực đơn hàng ngày cần được bổ sung nhiều loại rau, củ, quả giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi…
Mặc dù cả nước đã bắt đầu bước sang giai đoạn "bình thường mới", người dân vẫn còn rất hạn chế trong việc đi lại và mua sắm. Do đó, không phải lúc nào tủ lạnh gia đình cũng có đầy đủ và đa dạng các loại rau củ quả nói trên. Cách bổ sung nhanh chóng, tiện lợi được nhiều người lựa chọn đó chính là sử dụng các chế phẩm chứa vitamin C như viên nang, viên sủi, siro. Trong đó, vitamin C dạng viên sủi được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm. Nhờ đặc điểm hòa tan nhanh chóng, vitamin C dạng viên sủi nhanh chóng phát huy tác dụng.
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh! Chẳng cần đao to búa lớn, chỉ cần thực hiện 4 mẹo giữ ấm, hỗ trợ tăng cường đề kháng vô cùng đơn giản bên trên, chúng ta đã có thể tự tin đón một "mùa đông không lạnh" đang dần đến.
Nguyễn Du (Sưckhoedoisong)