Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Những loại “thuốc” có sẵn trong bếp bảo vệ sức khỏe

Thứ Năm, 16/01/2020
Vào thời điểm thời tiết chuyển mùa sang lạnh, chúng ta rất dễ mắc phải những triệu chứng bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Đừng quá lo lắng! Những thực phẩm này chính là “thuốc” có sẵn trong bếp giúp bạn dễ chịu hơn, lại không lạm dụng kháng sinh:

1. Gừng

Phó Giáo sư Mejia de Grubb, Đại học Y Baylor nhận định, khi bị cúm dạ dày, gừng có thể giúp giảm buồn nôn, nôn mửa, giảm co thắt dạ dày và đầy hơi.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các hóa chất trong gừng hoạt động trong dạ dày và ruột cũng như não và hệ thần kinh để kiểm soát buồn nôn. "Bạn chỉ cần sử dụng nó như một loại gia vị trong các bữa ăn, nhai một miếng gừng tươi, hoặc thử uống viên nang gừng", chuyên gia gợi ý.

2. Dầu dừa

Dầu dừa tưởng chừng là một sản phẩm thiên nhiên đơn thuần làm đẹp da, đẹp tóc... hóa ra còn có công dụng chữa bệnh, nhất là các chứng viêm nhiễm ở da vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng Dầu dừa nguyên chất.

Theo Bác sỹ da liễu Diane Madfes, Bệnh viện Mount Sinai, dầu dừa là kem dưỡng hoàn hảo khi da bị viêm nhiễm. Thoa một lớp dầu dừa mỏng sau khi rửa mặt bằng nước rửa salicylic. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Thêm vào đó, vitamin E tạo hàng rào bảo vệ da, giúp vết thương mau lành hơn.

3. Nước muối

Cơn đau họng thường xảy ra do nhiễm virus sẽ tự khỏi. Nhưng cảm giác khó chịu là thật. Lúc này, Bác sỹ Meija de Grubb khuyên, bạn chỉ cần tăng tốc độ chữa bệnh bằng cách hòa tan 1⁄4 đến 1⁄2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Muối hoạt động như một nam châm trong nước, kéo chất lỏng dư thừa để giảm sưng và nới lỏng chất nhầy, giúp tuôn ra các chất kích thích hoặc vi khuẩn.

4. Đường đen

Bác sỹ Ashita Gupta, Chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường tại Bệnh viện Mount Sinai tiết lộ, đường đen đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai như là một thay thế tự nhiên cho thuốc nhuận tràng hóa học vì chứa nhiều sắt, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin B6, magiê, đồng, canxi, kali, mangan, và selenium.

5. Dấm táo

Bác sỹ da liễu Tanya Kormeili, Santa Monica cho biết, mụn cóc là do nhiễm virus ở lớp trên cùng của da và dấm táo có thể giúp ngăn chặn tình trạng này vì tính axit của nó tác động triệt để lên các tế bào virus đang nhân lên.

6. Gạo lứt

Nếu bạn bị bệnh tiêu chảy, hãy nấu gạo lứt với lượng nước gấp đôi bình thường, sau đó lọc lấy nước uống. Theo Bác sỹ Amy Rothenberg, Naturopathic Health Care, chất điện giải thường mất đi khi bị tiêu chảy và uống nước gạo lứt có thể ngăn chặn tình trạng này.

7. Nghệ

Curcumin là hợp chất chống viêm trong củ nghệ. Nó hấp thụ kém ở dạng bổ sung trừ khi bạn uống thuốc có chất curcumin sinh học; tìm kiếm một công thức với BCM-95, hoặc Meriva, trên nhãn. "Tôi khuyên bạn nên dùng cho những trường hợp đau mãn tính như đau lưng, bệnh viêm… Tôi sử dụng nó cho mình khi viêm gân bùng phát", Bác sỹ James N. Dillard, Nguyên Giám đốc y khoa tại Đại học Y Columbia chia sẻ.

8. Hạt cây thì là

Đây là một loại thuốc chữa bệnh tự nhiên có thể phân tán khí từ đường ruột. Bạn có thể tìm thấy hạt cây thì là trong phần gia vị của hầu hết các siêu thị, và chúng được bán trong các cửa hàng tạp hóa Ấn Độ như một chất hỗ trợ tiêu hóa.

"Hãy thử nhai và nuốt một nửa muỗng hạt thì là vào cuối mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn" là lời nhắn nhủ của Bác sỹ Andrew Weil, Giám đốc của Trung tâm y học tổng hợp Andrew Weil.

9. Tỏi

Các nghiên cứu cho thấy tỏi có đặc tính tăng cường miễn dịch. "Băm hoặc nghiền nát một đến ba tép và để chúng tiếp xúc với không khí trong vài phút và thưởng thức. Điều này làm tăng một hợp chất lưu huỳnh gọi là allicin, hoạt động như một chất chống vi trùng để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Làm nóng có thể phá hủy allicin, vì vậy hãy thêm tỏi vào cuối quá trình nấu ăn", Tiến sỹ Chris D.Adamo, Phó Giám đốc của Trung tâm Y học Trường Đại học Maryland khuyên.

10. Nghệ tây

15 miligam hoặc khoảng 1/5 muỗng nhụy hoa Nghệ Tây mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng PMS, bao gồm lo lắng, khó chịu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng và mất ngủ. Thêm Nghệ Tây vào thức ăn của bạn, uống dưới dạng viên nang hoặc pha một tách trà là lời khuyên khi dùng của Bác sỹ Skye McKennon, Đại học bang Washington.

11. Sữa nguyên chất

Nếu chẳng may bị bỏng khi nấu ăn, thậm chí bị cháy nắng vào mùa Đông, hãy áp sữa mát lên vùng da cần điều trị. Sữa, đặc biệt là sữa nguyên chất, chứa protein, giúp da tự sửa chữa, axit lactic và chất béo giúp hydrat hóa làn da.

"Giữ cho làn da ngậm nước là cách tốt nhất để giúp nó tự phục hồi", Bác sỹ da liễu Elizabeth Hale, Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học NewYork cho biết.

Đông Hà (Nguồn Health)

Các tin khác