Hạt Lạc nhỏ mang nhiều giá trị dinh dưỡng, protein và tác dụng tuyệt vời với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
Lạc không chỉ có nhiều lợi ích sức khỏe mà còn ngon miệng, đa dạng cách chế biến và giá rẻ, dễ kiếm. Không phải ai cũng biết rằng loại hạt nhỏ bé này giàu dinh dưỡng đến thế nào. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g Lạc có chứa: 567 calo, 25.8g protein, 8.5g chất xơ, 4.5mg sắt, 92mg canxi, 18mg natri, 705mg kali. Lạc còn rất giàu vitamin E, vitamin K, vitamin B1, B3, B9, selen, lecithin, choline…
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn Lạc vào lúc nào trong ngày cũng được và cũng tốt. Tuy nhiên, có một thời điểm ăn Lạc sẽ phát huy được tối đa tác dụng, đó là sáng sớm khi bụng đói. Tạp chí "Cooking Light" của Mỹ cũng đã nhiều lần đưa ra những lợi ích khi ăn một ít Lạc vào sáng sớm hoặc dùng Lạc để chế biến bữa sáng.
Những lợi ích của Lạc:
1. Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát
Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt Lạc tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn
Có thể bạn chưa biết, Lạc cũng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc được nghiên cứu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
3. Giúp giảm lượng đường trong máu
Bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng Lạc như một món ăn thân thiện. Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.
4. Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm
Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Lần sau nếu bạn cảm thấy ảm đạm, chỉ cần nhâm nhi vài hạt Lạc thơm bùi.
5. Giàu năng lượng
Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Bạn không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này. Bởi Lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.
6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau
Lạc chứa p-coumaric acid, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%. Đưa Lạc hạt hay bơ đậu phộng vào kế hoạch ăn uống mỗi ngày chừng mực là cách hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe.
7. Có lợi cho tóc
Nghiên cứu chỉ ra Lạc rất giàu axit béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Lạc giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.
8. Làm giảm nguy cơ sỏi mật
Lạc ở dạng hạt hoặc bơ Lạc tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%. Sử dụng bơ Lạc trong bữa ăn sáng của bạn để có năng lượng dồi dào.
9. Tốt cho răng và xương khớp
Lạc có chứa phot pho, magie, đặc biệt là hàm lượng canxi cao, những khoáng chất này rất có lợi cho sự phát triển và làm bền chắc răng, xương khớp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cải tạo chức năng của hệ thần kinh.
10. Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Lạc có chứa một lượng axit folic cao, giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
11. Bảo vệ tim mạch
Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó Lạc là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic. Vì thế, ăn Lạc thường xuyên có thể phòng tránh được các bệnh về tim mạch cũng như các bệnh mạch vành.
12. Kiểm soát đường huyết
Lạc có thể giúp giảm đường huyết là kết quả đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, hai kết quả khác dường như không được dự đoán từ trước.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Nam Úc đã hợp tác với Khoa Khoa học Dinh dưỡng của Texas Tech giải thích mặc dù hạt Lạc có chứa muối nhưng huyết áp tâm thu vẫn được cải thiện trong nhóm thí nghiệm vì một số lý do:
- Đầu tiên là Lạc rang ít muối có hàm lượng natri thấp.
- Thứ hai, Lạc chứa một lượng lớn axit amin gọi là arginine, hỗ trợ quá trình giãn nở mạch máu. Bên cạnh đó, Lạc có chứa magiê giúp điều chỉnh huyết áp cực kỳ tốt.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nutrients. Đây là một thông tin tốt đối với nhiều người muốn giảm cân vì giờ đây họ đã có thêm một lựa chọn khá quen thuộc, dễ ăn. Bên cạnh đó, những người muốn kiểm soát huyết áp cũng có thể chú ý tới việc ăn loại hạt này.
13. Tiêu hóa khỏe, bảo vệ dạ dày
Lạc rất giàu chất xơ, có thể trợ giúp nhu động đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Từ đó đẩy nhanh quá trình đại tiện, giảm tình trạng táo bón. Ăn Lạc vào sáng sớm rất phù hợp để trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bởi Bởi vì có một lượng lớn axit dạ dày được tiết ra sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Ngoài chất xơ, Lạc còn giàu axit béo không bão hòa. Nhờ vậy mà sau khi nhai và tiêu hóa dịch vị, nó có thể tạo thành một chất nhờn giống như bột nhão, bám vào niêm mạc dạ dày và đóng vai trò bảo vệ. Lạc cũng làm sạch ruột, giúp bạn ăn ngon miệng hơn, trao đổi chất tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.
Người không nên ăn Lạc
1. Người bị bệnh gút
Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn.
Trong khi đó Lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn Lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.
2. Bệnh nhân tiểu đường
Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt Lạc sẽ tương đương với 10g chất béo.
Vì vậy, việc ăn Lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.
3. Người bị cao huyết áp
Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.
4. Người hay bị nóng trong
Theo Đông y, Lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn Lạc. Vì ăn Lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.
5. Người vừa phẫu thuật túi mật
Thông thường khi ăn Lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn Lạc.
Vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. Nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.
6. Người bị bệnh phù thũng
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn Lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
7. Phụ nữ mang thai
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine – Canada, đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn Lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.
Nếu phụ nữ cho con bú ăn Lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Lưu ý khi ăn Lạc
- Tuyệt đối không được ăn lạc mốc: Vì trong Lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư, chất độc, nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt Lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua,…nên loại bỏ ngay.
- Không nên ăn lạc mọc mầm. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Lạc mọc mầm và Lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.
- Không ăn lạc khi bạn đang bị ho. Khi bị ho, bạn không nên ăn Lạc vì Lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.
- Không ăn lạc khi bị mụn.Theo Đông y, Lạc có vị ngọt, tính nóng. Chính vì vậy ăn nhiều Lạc sẽ gây nóng trong người. Bởi thế, người đang bị mụn hay bị nóng trong người nên tránh xa loại thực phẩm này.
- Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều lạc. Dù ăn vào sáng sớm hay thời điểm nào trong ngày cũng chỉ nên kiểm soát lượng ăn một ngày khoảng 10-25g. Bởi Lạc giàu calo, dinh dưỡng, chất béo nên dễ dẫn tới khó tiêu hóa, tăng cân, áp lực cho gan… Nó cũng chứa chất dễ gây rối loạn đông máu.
Thu Hằng