1. Trồng cây ở nơi dễ quan sát
Bạn nên trồng cây ở gần cửa ra vào hoặc sân sau nhà bạn. Bởi lẽ, khi được đặt ở nơi dễ quan sát, bạn sẽ được “nhắc nhở” thường xuyên hơn về việc chăm sóc chúng. Đồng thời, các chậu cây cũng ở ngay trong tầm mắt để bạn dễ dàng tìm đến và sử dụng.
2. Dùng đất tốt ngay từ ban đầu
Ban đầu, bạn nên sử dụng các loại phân bón như phân trộn, phân chuồng hoặc rêu than bùn khô để tạo lượng dinh dưỡng tối đa cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thành những loại đất nhẹ hơn, thoát nước tốt, dễ dàng loại bỏ được cỏ dại và giúp rễ cắm sâu hơn vào lòng đất.
3. Làm nhỏ diện tích vườn
Một trong những cách làm vườn tiết kiệm chính là làm nhỏ diện tích thừa. Thay vì để cỏ dại mọc tràn lan vào những phần đất trống, bạn có thể trồng đa dạng các loại cây, bụi, hoặc cây cảnh để vừa có giá trị trang trí, vừa không phải dọn dẹp cỏ dại hàng ngày. Cách này sẽ giúp bạn cảm thấy việc làm vườn bớt nặng nhọc hơn rất nhiều đó!
4. Cất gọn dụng cụ
Để gọn tất cả dụng cụ làm vườn như dao kéo, dây dợ vào một thùng đựng chống nước, để chúng ngay bên ngoài vườn của bạn. Như vậy, bạn chỉ cần tìm trong chiếc hộp đó những đồ dùng bạn cần, tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian.
5. Tận dụng trời mưa
Sau mỗi trận mưa, bạn nên tận dụng để ra ngoài và nhổ cỏ dại cho vườn của bạn. Kể cả với những loại cỏ khó nhổ như cỏ cua hay bồ công anh, bạn đều có thể dễ dàng lấy chúng ra khi đất ướt.
6. Dùng chậu cây cho đất trống
Khi bạn không tìm được gì để trồng dưới bóng các cây cao hay làm đẹp cho hàng rào, bạn có thể dùng các chậu cây ưa bóng để trang trí. Hãy sắm nhiều loại chậu có chiều cao và độ rộng khác nhau. Hoặc dùng các loại có màu xanh hòa vào nền vườn để không “cạnh tranh sắc đẹp” với các loài hoa khác.
7. Học hỏi
Mỗi khi đi qua khu vườn bạn cảm thấy ấn tượng, hãy mạnh dạn hỏi thêm thông tin về các loại cây, loại hoa và cách chăm sóc nhà vườn của họ. Sau đó, tự lập cho mình một danh sách những giống cần mua, để khi có điều kiện, bạn chỉ cần nhìn theo đó để mua sắm mà thôi.
8. Bón phân thông minh
Hãy chọn cho khu vườn của mình những loại phân bón có tác dụng lâu dài, mỗi lần tự bón một lượng nhỏ, vừa tiết kiệm tiền của, vừa tiết kiệm thời gian.
9. Tỉa cây cuối mùa
Tỉa các cây xanh như thủy tùng và hoàng dương mỗi khi chúng đã ra đủ lá. Như vậy, bạn sẽ không phải tỉa chúng vào năm sau.
10. Dùng đất phủ
Mỗi năm bạn nên thay lớp đất phủ cho vườn nhà bạn. Một lớp đất dày khoảng 5 đến 8 cm là vừa đủ giữ ẩm cho đất và giữ cho cỏ dại không mọc. Việc này giúp bạn không phải nhổ cỏ và tưới nước quá thường xuyên.
11. Mua những dụng cụ màu sắc
Bạn nên mua những dụng cụ nhà vườn có màu sắc khác nhau (và khác màu xanh lá cây) để dễ tìm kiếm hơn sau này. Một cây xúc màu cam chắc chắn sẽ nổi bật hơn nhiều trong nền xanh của khu vườn nhà bạn.
12. Giữ thông tin của cây trồng
Hãy làm một danh sách cho những cây trồng bạn mới mua, kèm với nơi cung cấp của chúng. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng tìm kiếm hơn khi cây trồng đó gặp vấn đề. Hoặc bạn có thể tập trung thẻ thông tin gắn trên mỗi cây vào một nơi, hay cùng với nơi bạn để những thông tin về cây trồng và nhà vườn.
13. Mua các loại cây bản địa
Bạn nên mua những giống cây bản địa, quen đất trồng và khí hậu nơi bạn sinh sống. Chúng sẽ phát triển mà không cần nhiều đến sự chăm sóc của bạn, và có thể trở thành những cây đẹp nhất trong khu vườn.
14. Đào một, trồng mười
Thay vì đào từng lỗ nhỏ cho từng cây một, bạn nên đào một diện tích đất đủ to cho toàn bộ các loại cây và hoa bạn định trồng. Lưu ý về diện tích sao cho các loại cây không cạnh tranh đất của nhau và phát triển bình thường.
15. Luôn sẵn sàng
Trước mỗi mùa, bạn cần mua đủ các dụng cụ cây trồng đủ dùng cho cả mùa vụ ấy, như dây sợi làm vườn, dây buộc, găng tay, giá đỡ, bút dấu cho cây và phân bón. Như vậy, bạn sẽ tránh được những trường hợp “cần mà không có”.
16. Kiểm tra thường xuyên
Bạn nên thường xuyên kiểm tra xem khu vườn nhà mình có gặp vấn đề gì không, cây trồng có bị bệnh hay bất thường không. Nếu bạn phát hiện càng sớm, biện pháp bạn đưa ra càng nhanh, và công việc bạn cần làm càng ít. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn tìm ra những điểm còn thiếu của khu vườn, như cần thêm màu sắc hoặc có nhiều đất trống, cũng như các vấn đề khác./.
Thu Hoài (St)