Đột quỵ là tai biến mạch máu não xảy ra nhanh và người bệnh có thể tử vong nhanh chóng do não bị tổn thương. Đột quỵ cần phát hiện sớm tránh xảy ra di chứng nặng nề thậm chí tử vong, đó là cần nhớ biểu hiện của đột quỵ.
Biểu hiện của đột quỵ rất đơn giản để nhận biết như sau:
- Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?
- Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
- Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? Có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?
- Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
Tai biến mạch máu não do mạch máu của bệnh nhân có biểu hiện của tắc mạch hay nghẽn mạch chiếm 80 % bệnh nhân đột quỵ. Cục tắc này có thể do xơ vữa mạch máu đi từ mạch máu tơi, có thể cục máu đông hình thành từ tim gây tắc mạch.
Nếu phát hiện sớm có phương pháp đặc hiệu có thể làm tan cục tắc đó bằng các loại thuốc và dòng máu tiếp tục lưu thông, tưới máu cho não thì não có thể khôi phục.
Ngoài nguyên nhân tắc mạch do huyết khối thì bệnh nhân đột quỵ còn có xuất huyết não. Khi đó, mạch máu não vỡ ra do huyết áp cao, do dị dạng mạch máu não (chỗ mạch yếu dễ vỡ).
Bệnh nhân phát hiện sớm có thể ngăn chặn vỡ mạch máu não nhất là những người đang sử dụng thuốc chống đông giảm đông máu quá mức cần có các đối pháp đặc hiệu để đưa máu về bình thường ngăn chặn dòng chảy máu đó.
Đột quỵ còn có biểu hiện đột quỵ thoáng qua. Khi người bệnh có đủ dấu hiệu trên như mặt, tay, ngôn ngữ nhưng người bệnh lại có thể phục hồi sau 24h. Tuy nhiên, điều này báo hiệu trong thời gian tiếp theo người bệnh có thể gây tắc mạch máu hoặc xuất hiện xuất huyết não.
Với bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tiểu đường, thừa cân béo phì và các bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng thì tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ cũng có xu hướng gia tăng. Hầu như bệnh nhân đến viện đều muộn nên điều trị hạn chế, di chứng còn kéo dài.
Những đối tượng dễ đột quỵ đó là:
Thứ nhất: Những người mắc bệnh tim mạch là đối tượng dễ đột quỵ vì van hai lá hẹp cản trở dòng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái, lượng máu cứ quẩn lại trong tâm nhĩ trái dễ hình thành cục máu đông, cục máu đông chĩu xuống van hai lá bị hẹp và tống vào hệ tuần hoàn và nó dễ đọng lại mạch máu bé nhất, nó di chuyển lên não và trôi đi và sẽ đọng lại ở mạch máu bé.
Vì thế khi có bệnh van tim phải đi khám bác sĩ thường xuyên theo hẹn, nếu van tim có loạn nhịp tim càng dễ đột quỵ hơn.
Hàng tháng người bệnh phải khám lại, uống thuốc chống đông máu. Khi sử dụng thuốc chống đông cũng phải rất chú ý vì sử dụng thuốc chống đông này cũng có thể gây đột quỵ hình thái chảy máu não. Những bệnh nhân mắc van tim kèm loạn nhịp dễ gây đột quỵ và phải theo dõi cực kỳ sát sao.
Thứ hai: Một số bệnh tim bẩm sinh ví dụ như bệnh nhân thông liên nhĩ cũng dễ bị tai biến mạch máu não. Bệnh nhân này cần đóng lỗ thông lại chặn nguy cơ.
Thứ ba: Những người huyết áp cao phải kiểm soát huyết áp chặt chẽ vì dễ gây chảy máu não. Nếu huyết áp thường xuyên giao động thì nguy cơ vỡ mạch máu não.
Thứ 4: Xơ vữa động mạch những người bị xơ vữa mạch, rối loạn lipit máu
Thứ 5: Những người bị tiểu đường đòi hỏi phải kiểm soát rất tốt đường huyết.
Để dự phòng cần bỏ các yếu tố gây hại thành mạch như hút thuốc lá, bia rượu… gây hại cho thành mạch có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào.
Khi có dấu hiệu đột quỵ cách tốt nhất đưa người bệnh tới cơ sở y tế có chuyên khoa đột quỵ, thần kinh thì càng tốt. Tuyết đối không cho bệnh nhân ăn, uống gì đặc biệt thuốc hạ huyết áp vì đo huyết áp thấy huyết áp tăng vội cho ngậm thuốc hạ áp càng nguy hiểm cho bệnh nhân hơn. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng tránh đờm, dãi sặc vào phổi và nhanh chóng gọi 115.
PGS TS Tạ Mạnh Cường
Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia