Một số thực phẩm có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác. Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ giữ cho cơ thể bạn ấm áp mà còn giúp bạn khỏe mạnh, phấn chấn hơn trong mùa đông.
Thực phẩm giàu protein
Các chuyên gia cho rằng, một số thực phẩm có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác, chẳng hạn như thực phẩm giàu protein. Chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên chọn protein ít béo như các loại cá, gia cầm và thịt nạc… nhằm tránh nạp quá nhiều chất béo và calo.
Thực phẩm giàu I-ốt
I-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sản sinh ra nhiệt, chống lại cái rét.
Do đó, nên ăn nhiều những thực phẩm giàu i- ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến. Ngoài ra, hạt mè đen, hạt hướng dương, các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh giàu axit amin cũng giúp nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể.
Trà nóng, canh nóng và cháo nóng
Trà nóng và canh nóng giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và giữ ẩm đường hô hấp. Nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, đừng quên ăn súp gà. Theo một nghiên cứu, súp gà có thể đẩy nhanh dòng chảy chất nhầy trong cơ thể nhanh hơn các loại canh nóng khác.
Ngoài ra có thể thêm một số gia vị cay vào món canh nhưng không nên cho quá nhiều. Đồ gia vị cay như gừng, hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi và cà ri, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và sinh nhiệt. Ngoài ra, những nguyên liệu này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thường gặp ở mùa đông như cảm lạnh, cúm. Thông thường người ta thường cho thêm các gia vị truyền thống như hành, tỏi, tiêu vào món canh, sau khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.
Thực phẩm giàu khoáng chất
Sợ lạnh có liên quan tới việc thiếu khoáng chất trong chế độ ăn uống. Magiê, kẽm, sắt… là những chất sinh nhiệt không thể thiếu. Các loại rau củ quả rất giàu khoáng chất như cà rốt, khoai tây, cải thìa, ngó sen, khoai lang… chứa các khoáng chất này nên có thể giúp bạn tăng khả năng chịu rét
Ngoài ra, sắt là nguyên liệu quan trọng tham gia tạo máu, phụ nữ sợ lạnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cá, trứng, mộc nhĩ đen, táo tàu… có thể tăng khả năng chống lạnh.
Thực phẩm giàu vitamin A, B, C và E
Nhiệt độ thấp sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của vitamin, nên phải kịp thời bổ sung bằng chế độ ăn uống, như vitamin A có thể tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể, vitamin nhóm B giúp trao đổi chất bình thường, vitamin C có thể nâng cao khả năng thích ứng với cái rét, vitamin E có thể giúp lưu thông tuần hoàn máu, điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Do đó, bạn nên ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin như gan động vật, cà rốt, bí nôt, ngũ cốc thô, rau có màu xanh đậm, hoa quả, các loại hạt, cá biển và các sản phẩm từ đậu nành…
Sau đây là một số rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong mùa đông:
Khoai lang
Khoai lang là một nguồn tuyệt vời của beta-carotene cũng như vitamin A. Khoai lang chứa hàm lượng lớn carotenoid giúp ổn định lượng đường trong máu cũng như đề kháng insulin thấp hơn. Khoai lang có các chất dinh dưỡng chống oxy hóa và chống viêm. Bạn có thể́ chế biến khoai lang theo kiểu luộc, nướng hoặc thậm chí nấu súp thì nó cũng giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể vào mùa đông.
Bí ngô và bí xanh
Bí ngô là loại rau phổ biến trong mùa đông, bí ngô có chứa nhiều chất carotenoids giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu. Bí ngô cũng rất giàu chất chống ô-xy hóa và là một loại thực phẩm chống viêm có thể ngăn chặn tất cả các nguy cơ bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Bí ngô chứa một hàm lượng lớn vitamin A, kali, chất xơ… và mùa đông bí ngô là một sự lựa chọn tuyệt vời trong chế độ ăn uống của bạn. Chất beta-carotene trong bí ngô và bí xanh cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) và điều chỉnh lượng đường trong máu. Vào mùa đông, bạn có thể nấu canh, nướng hoặc làm súp bí ngô đều là những món ăn rất tuyệt và rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là một nguồn tuyệt vời của vitamin C, sắt và mangan. Đậu Hà Lan là loại cây họ đậu ngon, đậu có chứa axit folic và vitamin B6… Nó có chứa kali, một loại carotenoid có bảo vệ mắt khỏi phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc;…thường được dùng chữa các chứng ăn uống khó tiêu, tăng huyết áp, tiểu đường… Cách tốt nhất để chuẩn bị món ăn từ đậu Hà Lan là phải rửa dưới nước lạnh, bỏ phần đầu và tước xơ hai bên và sau đó cho vào xào.
Củ cải trắng
Củ cải trắng giúp làm sạch và hỗ trợ tiêu hóa bởi nó giúp làm sạch dạ dày, đào thải các độc tố của cơ thể ra ngoài. Ngoài chế biến củ cải thành món ăn, bạn có thể uống nước ép củ cải cũng giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để đối phó với cảm lạnh, cảm cúm, giảm bệnh ở bộ máy hô hấp như ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu…. Đồng thời, của cải trắng là nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và K, chất khoáng và chất xơ. Lá củ cải hoặc rau là một kho chứa các chất dinh dưỡng quan trọng – nó rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C, carotenoids.
Củ cải đường
Củ cải đường cũng là một loại rau phổ biến trong thời tiết lạnh. Củ cải đường rất giàu folate và vitamin C, chúng nổi tiếng là một loại thực phẩm trị khản tiếng, chảy máu cam, nhiệt miệng trong mùa đông. Lá của cây củ cải có chứa nhiều vitamin C, protein và canxi hơn so với nguồn gốc của nó. Củ cải cũng đã được sử dụng để điều trị các rối loạn thận và da và nước ép của nó giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa. Để nhận được những lợi ích từ củ cải đường, bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, kho, xào, làm dưa.
Đinh Liên (St)