Từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra trong cây Thông Đất - tên gọi khác: Thành tùng thân gập có hoạt chất Hupezin A. Đây là một alkaloid có thể xâm nhập rất tốt qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh não. Từ đó giúp tăng dẫn truyền, tăng tương tác, tăng công suất hoạt động của các tế bào thần kinh. Vì thế Thông đất không những giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, tăng tư duy mà nó còn giúp ngăn ngừa teo nhỏ và thoái hóa não khi về già.
Cây thuốc được đánh giá có tác dụng rất tốt giúp đẩy lùi căn bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ tuổi già. Là hy vọng mới cho vô vàn người bệnh, gia đình có người thân bị mắc chứng bệnh quái ác này. Nhưng đáng tiếc thay cây thuốc này rất kém đất, kém môi trường sống và đang dần bị tuyệt chủng vì không thể nuôi trồng được.
Tình cờ trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, BS Hoàng Sầm - Viện trưởng Viện Y học bản địa Thái Nguyên vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất. Vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu luôn về nghiên cứu, thử nghiệm. Trước khi rời khỏi còn không quên hướng dẫn bà con cách chăm sóc, bảo tồn.
Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình cho hiệu quả tốt hơn cả mong đợi. Đến nay, sau gần 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cây Thông đất với cây Thành Ngạnh và rất nhiều vị thuốc khác đã ra đời, mang tên Lohha Trí Não.
Lohha Trí não không những dùng cho người già bị teo não, sa sút trí tuệ, người bị chân thương não, phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não…. Nó còn được khuyến cáo dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên, những người có công việc căng thẳng, stress, người chớm biểu hiện đãng trí, hay quên giúp tăng cường khả năng ghi nhớ rất tốt.
Teo não, sa sút trí tuệ – Bệnh nguy hiểm, khó chữa: Đây là một bệnh lý phổ biến ở người già điển hình là các trường hợp cụ ông, cụ bà ăn rồi bảo chưa, đi lạc không biết đường về nhà. Thậm chí quên hết con cháu, quên hẳn những công việc thường ngày, quên cách tự chăm sóc bản thân, mất ý thức, không còn tự chủ trong vệ sinh cá nhân…
Triệu chứng sớm của bệnh là sự rối loạn về khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ, khó tìm ngôn ngữ đúng và phù hợp khi nói chuyện, khó tập trung, dễ cáu gắt, nổi nóng. Nặng hơn nữa là mất ngủ thường xuyên, hay mê sảng, ảo tưởng, huyên thuyên chuyện xưa, chuyện cũ… Cuối cùng là mất hết trí nhớ, mất hết khả năng vận động rồi tử vong.
Bệnh gặp rất nhiều: ở lứa tuổi từ 50-59 có 39%, 60-69 là 50%, 70-79 là 63% và trên 80 tuổi có 82% số người mắc bệnh. Bệnh không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân mà còn trở thành gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Và cho đến thời điểm hiện tại Y học đang bó tay với căn bệnh này. Đây đang là một vấn đề lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đinh Liên (St)