Banner chính
Thứ Sáu, 04/04/2025
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Thuốc Đông y điều trị bệnh sởi

Thứ Hai, 28/04/2014
Sởi là một bệnh lây do virut, tỷ lệ phát bệnh cao ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Đông y gọi là Ma chẩn. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và sách “Ma chẩn chuẩn thắng” của Hải Thượng Lãn Ông đã mô tả bệnh tỉ mỉ với những phương pháp, phòng bệnh và điều trị rất có giá trị. Hiện nay y học hiện đại đã có huyết thanh phòng bệnh sởi có hiệu quả tốt.

I. Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh do vi rút sởi ở trong các chất bài tiết của niêm mạc mắt, mũi, mồm của người bệnh lây trực tiếp và chủ yếu qua đường hô hấp.
Hiện tượng gây xuất tiết ở niêm mạc mắt, đường hô hấp và da gây nên viêm kết mạc ở mắt, viêm đường hô hấp và những nơi sởi mọc trên da.
Sởi mọc bắt đầu từ sau tai, sau gáy. Nốt sởi mọc nhiều hay ít, mọc nhanh hay chậm, và có khi không mọc là tùy phản ứng của cơ thể. YHCT (Đông y) cho là độc tà sởi xâm nhập chủ yếu vào Tỳ, Phế. Độc tà gây tổn thương ở phế làm cho bệnh nhi sốt ho, chảy nước mũi… gây tổn thương chức năng tỳ vị làm cho bé chán ăn, mồm khô họng ráo, khát nước, đại tiện lỏng hoặc táo bón. Độc tà còn xâm nhập vào dinh huyết gây sốt cao làm trẻ bứt rứt, quấy khóc, chất lưỡi đỏ thẫm có khi hôn mê và co giật.
Biểu hiện lâm sàng của sởi điển hình là chứng nhiệt. Sởi mọc từ phần trên (phần dương) rồi truyền xuống phần dưới (phần âm) là chứng thuận. Nếu mọc người lại là chứng nghịch.
II. Triệu chứng lâm sàng.
Thời kỳ sởi nung bệnh thường dưới 10 ngày (từ 6-10 ngày). Sởi phát hiện thường qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn sốt: Thường là 3-5 ngày. Sốt đột ngột, tăng dần, kèm ho, hắt hơi, sổ mũi họng và niêm mạc miệng, mắt xung huyết, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, trẻ mệt, nếu trẻ lớn thường kêu đau đầu, nôn, có lúc ỉa lỏng, trẻ quấy khóc hoặc ly bì, mê man. Sau sốt vài ngày ở niêm mạc miệng xuất hiện những chấm trắng, viền đỏ (nốt Koplix Filatov) được coi là dấu hiệu đặc trung của sởi.
2/ Giai đoạn sởi mọc: Trung bình từ 3 – 5 ngày, Sởi mọc thường bắt đầu từ sau gáy tai lan ra trán, mặt, cổ, lưng rồi đến bụng, cuối cùng là chân tay. Nốt sởi bắt đầu thưa sau dày dần thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, giữa có những khoảng da bình thường.
Sởi tiếp tục làm sốt cao, các triệu chứng viêm đường hô hấp vẫn tăng, bệnh nhi kém ăn, tinh thần mệt mỏi, có khi hôn mê nói sảng.
3. Giai đoạn sởi bay: Nếu không có biến chứng thường sau khi sởi mọc 3 – 5 ngày sởi bắt đầu bay theo thứ tự như lúc mọc, sốt hạ, tinh thần tỉnh táo, ăn khá lên, các triệu chứng viêm đường hô hấp giảm dần, màu nốt sởi nhạt dần thâm lại tróc vảy, khoảng một hai tuần hoàn toàn khỏi bệnh.
III. Biến chứng.
1/ Những trường hợp sau đều có biến chứng: Nốt sởi chưa mọc đều đã lặn hoặc sởi mọc không theo trình tự thông thường.

- Thời gian mọc sởi sắc mặt trẻ tái nhợt, chân tay lạnh.
- Sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc sởi mọc dày mà sốt chưa hạ.
- Sốt quá cao liên tục, hôn mê, khó thở, quanh môi tím tái.
- Sởi đã bay mà trẻ chưa tỉnh táo không chịu ăn.
2/ Những biến chứng thường gặp.
a. Viêm phổi: (hay gặp) và thường gặp có đầy đủ triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi, biểu hiện bên ngoài khó thở, ho nhiều, tím tái.
b.Thể nhiễm trùng huyết: Sốt cao kéo dài, trạng thái nhiễm trùng, nhiễm độc nặng…
c. Viêm tai giữa.
d. Viêm não: hay xảy ra giai đoạn sởi mọc hoặc sởi bay bệnh nhi có sốt cao, hôn mê, co giật gây tử vong…
e. Viêm ruột, ỉa lỏng: Phân nhiều nước hoặc phân xanh…
f. Các biến chứng khác: Viêm kết mạc, giác mạc mắt mồm, lở ngứa ngoài da. Lưu ý một số bệnh có thể phát ra khi bội nhiễm trong quá trình sởi: Ho gà, thủy đậu… Cần lưu ý.
IV. Chuẩn đoán
1.    Chuẩn đoán quyết định

- Dựa vào tình hình bệnh dịch và tiền sử tiếp xúc.
- Đặc điểm lâm sáng của Sởi: Nốt sởi, sốt kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ, có chảy nước mắt…
2. Chẩn đoán phân biệt với sốt phát ban:


V. Điều trị
A/ Chế độ chăm sóc ăn uống:

- Bệnh nhi được nghỉ ngơi, ăn nhẹ, có thể điều trị tại nhà, nếu nặng phải điều trị tại bệnh viện.
- Phòng ở: Phải thoáng không có gió lùa (kiêng gió) không quá nóng.
- Cho uống đủ nước: Dùng nước mía đường, nước rễ cây sậy, rễ cỏ tranh càng tốt. Chú ý: Vệ sinh mắt, mũi, răng miệng.
B/ Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền (Đông y)
1/ Thuốc điều trị qua các giai đoạn của sởi.

a)    Giai đoạn sốt:
- Phép chữa: Tân lương giải biểu
- Bài thuốc:

Sắc uống ngày một thang – Nếu có sốt cao: gia Sinh Thạch cao 12g, lá tre bánh tẻ 12g – Nếu ho nhiều: gia Tiền hồ, Cát cánh đều 12g.
Nếu nôn nhiều: gia Gừng 2 lát, Trúc nhự 6g
Trường hợp sốt cao kéo dài mà sởi chưa mọc dùng toàn cây mùi tươi gốc đỏ giã nát trộn với rượu sát toàn thân hoặc lấy hạt mùi xông khói.
b/ Giai đoạn sởi mọc:
- Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc
- Bài thuốc:


c/ Giai đoạn sởi bay
- Phép chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt
- Bài thuốc:

Nếu bệnh nhi ho có đờm nhiều gia Bối mẫu, Lá trắc bách diệp mỗi thứ 12g
    Nếu bệnh nhi ăn kém, ỉa lỏng: gia Bình vị tán 8g (uống trong ngày)
    Nếu bệnh nhi ngủ ít ra Long nhãn nhục 12g, Liên tâm 8g.
    2. Điều trị sởi:
    Chứng nghịch: Cần theo dõi kiểm tra phát hiện bệnh sởi sớm kịp thời.
    a) Viêm phổi do sởi (còn gọi là sởi độc bế phế)
    Phép chữa: Tuyên phế, giải độc


   
    b) Viêm thanh quản: Đông y gọi là nhiệt độc thượng công yết hầu
    Bệnh nhân có biểu hiện: ho khàn hoặc khóc không ra tiếng, khó thở nhiều tím tái, sắc mặt tái nhợt. Phép chữa: thanh nhiệt, giải độc, lợi yết, hạ đờm.


   
    Nếu quá nặng cần phối hợp điều trị bằng kháng sinh. Có những bệnh nhân khó thở nặng cần đi cấp cứu tại bệnh viện, có bệnh nhi phải mở khí quản.
    c) Viêm ruột:  Đông y còn gọi là nhiệt độc hạ hãm đại tràng vì sởi mọc không đều gây ỉa lỏng ngày 5-10 lần, phân tanh nhiều chất không tiêu hoặc có máu mũi, bệnh nhân thường mót rặn.
    Phép chữa: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, chỉ tả.


   
    d) Viêm não: (Đông y gọi là nhiệt độc nhập tâm bào)
    - Biểu hiện: Nốt sởi màu tím thâm từng đám, bệnh nhân mê man co giật, cổ gáy cứng, chất lưỡi đỏ thẫm..
    - Phép chữa: Lương huyết giải độc, an thần khai khiếu
    - Bài thuốc:


   
    Các vị trên sắc lấy nước cho Chu sa vào trộn điều chia 3-4 lần uống trong ngày
    Nếu bệnh nhân nặng, uống thêm: An cung Ngưu hoàng hoàn và kết hợp châm cứu cùng các phương pháp điều trị của Tây y cho kịp thời./.

TTND.BS Phùng Đình Khánh
Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Ninh Bình

Các tin khác