a) Tế bào gốc tạo máu: 3 nguồn chính của nhóm này thường lấy từ tủy xương, máu dây rốn, máu ngoại vi. Ứng dụng chính của nó trong trị liệu các bệnh về máu. Nhóm này phụ trách tái tạo “mô/tạng lỏng” trong cơ thể chúng ta, thường được biết đến là máu.
b) Tế bào gốc trung mô (MSC - Mesenchymal Stem Cells): Nhóm này có thể lấy từ trong tủy xương, mô mỡ, mô da trung bì, mô cơ, trung bì da, mô dây rốn, màng dây rốn, mô nhau thai… Nhóm MSC tạo ra “bộ khung” của cơ thể chúng ta như xương, sụn, cơ. Còn dùng cho điều trị suy tim/nhồi máu cơ tim, biệt hóa than tế bào gan, thần kinh.
c) Tế bào gốc biểu mô: Nhóm này nôm na tạo ra “cái vỏ” của cơ thể chúng ta như da, lông tóc, móc, giác mạc mắt, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, bàng quang các ống dẫn trong cơ thể như ống tụy/mật/niệu đạo… Nhóm Tế bào gốc này có thể tách, nuôi cấy từ mô da, vùng rìa giác mạc, niêm mạc miệng, màng dây rốn.
d) Một số nhóm tế bào gốc khác như tế bào gốc nội mô, tế bào gốc thần kinh …
Ứng dụng công nghệ Tế bào gốc trong Y học tái tạo bao gồm:
1. Áp dụng kiến thức về sinh học Tế bào gốc, các genes của Tế bào gốc đóng/mở tham gia vào quá trình tái tạo mô. Trên cơ sở này các khoa học gia sẽ thiết kết thuốc/phân tử mới điều hòa các genes này kích thích tái tạo mô tổn thương.
2. Thu hồi, nuôi cấy, biệt hóa Tế bào gốc tiêm cấy trực tiếp vào mô tạng bị tổn thương, như máu, cơ tim, mô não, tủy sống…
3. Thu hồi, nuôi cấy, biệt hóa Tế bào gốc phối hợp với công nghệ vật liệu sinh học hay công nghệ sinh học nano tạo ra một phần mô tạng nhân tạo ngoài cơ thể, sau đó cây nghép vào vùng tổn thương. Thường dùng cho các tạng như da, xương, sụn.
4. Tận dụng các proteins do Tế bào gốc tiết ra trong quá trình nuôi cấy, nhân lên để dùng như một loại “thuốc” giúp cho tái tạo tổn thương. Các proteins này cũng được dùng rất rộng rãi trong ông nghệ mỹ phẩm dưỡng da. Một chức năng sinh học của Tế bào gốc là tiết ra proteins tạo tín hiệu kích thích các tế bào tăng sinh, tái tạo lại tổn thương, hay làm “trẻ hóa” lại mình. Các proteins được Tế bào gốc tiết ra bao gồm các yếu tố tăng trưởng..., cytokines (IL-6, IL-8…), các chất nền tảng (extracellular matrix như collagen, fibronectin, laminin, hyaluronic acid…).
Công nghệ trị liệu tế bào gốc là một trong công nghệ tiên tiến nhất của thế kỷ 21, với triển vọng vô cùng lớn điều trị các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, thoái hóa thần kinh…Giúp cho nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm lão hóa.
Trong hơn 10 năm qua, đặc biệt 5-6 năm gần đây, các nghiên cứu trị liệu Tế bào gốc có những bước tiến vô cùng ngoạn mục. Nhiều sản phẩm và dịch vụ trị liệu Tế bào gốc đã được Cục Quản lý dược Hoa Kỳ cho phép lưu hành dùng điều trị ung thư, chống thải ghép, điều trị bỏng nặng, vết thương không liền do biến chứng của bệnh tiểu đường, chấn thương mất da/xương lớn, điều trị bệnh lý giác mạc trong nhãn khoa. Các ứng dụng khác của Tế bào gốc trong điều trị sụn khớp, suy tim, đột quỵ, liệt do chấn thương tủy sống… tiến triển rất tốt. Các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra rất thuận lợi tại giai đoạn II, III tại Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Thu Hoài (Theo Y học Việt Nam)