Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Viêm mũi dị ứng - Chữa trị bằng Đông y

Thứ Sáu, 13/01/2017
Dị ứng là một bệnh toàn thân, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể như mắt, da... trong đó mũi và xoang mũi là một bệnh rất phổ biến. Khí hậu khó lường, tình trạng ô nhiễm tăng, mật độ dân cư đông đúc... đã làm gia tăng số người mắc viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng họng, hen, dị ứng da... Trong đó, theo thống kê, số bệnh nhân Viêm mũi dị ứng chiếm tới 40-45%.

Viêm mũi xoang dị ứng cũng là một biểu hiện cục bộ tại bộ phận mũi xoang khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản..), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm, nhiệt độ... tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút...

Dị ứng tùy thuộc từng cá thể, tuy nhiên bản chất của cơ địa đến nay vẫn chưa thật sáng tỏ, người ta nêu ra các biểu hiện không bình thường ở người có cơ địa dị ứng: tăng bạch cầu eosino trong máu và dịch tiết niêm mạc, khả năng gắn histamin của huyết thanh giảm.

1. Viêm mũi dị ứng: có hai loại

1.1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ:

Thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi xung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.

1.2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ:

Triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.

2. Các biện pháp phòng tránh

- Tránh các yếu tố kích thích từ môi trường như: máy điều hoà không khí, phấn hoa.

- Tránh những nơi có nhiều bụi, nấm mốc.

- Tránh các loại vật nuôi.

3. Không dùng thuốc tây chữa Viêm mũi dị ứng tuỳ tiện

Trong các thuốc tây chữa Viêm mũi dị ứng, nhóm thuốc chống viêm được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là những bệnh lý viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc chống viêm corticoid cải thiện triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, ngạt tắc mũi rất có hiệu quả nên hay được sử dụng rộng rãi.

Thuốc xịt corticoid tại chỗ tuy chỉ hấp thu vào máu khoảng 2%, nhưng nếu không được dùng đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng do corticoid nói chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon, làm tuyến vỏ thượng thận bị teo, gây hội chứng biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước, gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết - nguy cơ của đái tháo đường. Bên cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối - nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glôcôm... Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi....

4. Dùng thuốc Đông y chữa Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân: Do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập mà  gây ra bệnh,, bệnh thường tái phát khi thay đổi thời tiết, nhất là từ mùa ấm chuyển sang lạnh.thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông.

Triệu chứng: Khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chẩy nước mũi trong, bị nhiều vào lúc ngủ dậy, khi gặp lạnh ....

Phương pháp chữa: Bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn.

4.1. Bài thuốc chữa Viêm mũi dị ứng 1:

 

Gặp lạnh hay bị hắt hơi dùng bài Đinh hương thị đế thang hoặc thị đế thang

4.2.  Bài thuốc chữa Viêm mũi dị ứng 2:

 

Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày

5. Dự phòng cho bệnh Viêm mũi dị ứng

- Dự phòng bằng thay đổi môi trường sống, chuyển chỗ ở, chỗ làm việc nếu tìm được yếu tố dị nguyên nhưng phương pháp này thường rất khó thực hiện, chủ yếu giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ kỹ các ga trải giường, chăn, áo, gối, tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, tránh nuôi súc vật trong nhà.

- Loại trừ các yếu tố bất lợi như thay đổi khí hậu đột ngột khi ra khỏi chăn khi ngủ dậy, ra khỏi phòng đang ấm hoặc đang lạnh, tránh tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các hồ bơi...), tránh ăn những thức ăn kích thích như quá lạnh, quá cay, đồ hải sản...

Thu Hoài (St)

Các tin khác