Đây là năm đầu tiên (Năm thứ nhất - 2010), được chính thức tổ chức phát động trên qui mô toàn tỉnh, theo qui mô 2 cấp, cấp tỉnh, cấp huyện. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đông đảo thanh, thiếu niên, nhi đồng, các bậc phụ huynh học sinh, thầy giáo, cô giáo, nhân dân trong tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đặc biệt sự phối kết hợp của các cấp, các ngành và Ban Tổ chức cuộc thi tỉnh, huyện, Cuộc thi bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm được giao, cụ thể:
Phần thứ I
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ CUỘC THI:
A) TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CUỘC THI:
a) Đối với Ban tổ chức Cuộc thi tỉnh:
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng hàng năm tỉnh Ninh Bình (tại Quyết định số 1159/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 10 năm 2009), do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; lãnh đạo Cơ quan tổ chức và phối hợp: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Ninh Bình (Cơ quan thường trực); Tỉnh đoàn Ninh Bình; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và Công nghệ; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức.
- Tháng 10 năm 2009, Ban tổ chức Cuộc thi tỉnh đã tổ chức Phát động tại Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, để tạo khí thế hưởng ứng Cuộc thi.
- Ban Tổ chức cuộc thi tỉnh, đã ban hành: Thể Lệ dự thi, Thành lập Ban Thư ký, Kế hoạch triển khai cuộc thi trong toàn tỉnh và phân công các thành viên trong ban tổ chức theo dõi từng huyện, thị xã, thành phố. Phát hành hàng 1000 tờ rơi, phiếu hướng dẫn đăng ký dự thi; Thành lập đoàn kiểm tra, thành lập Hội đồng Giám khảo và Phối hợp với Ban Chỉ đạo cấp huyện, thị, thành phố, khảo sát, khiểm tra, hướng dẫn ở một số trường học, một số xã nhằm đôn đốc sự quan tâm của phụ huynh, học sinh, giáo viên với cuộc thi.
- Cơ quan Thường trực thường xuyên phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Đài phát thanh & Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình tích cực tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, trên đặc san của Liên hiệp các hội KH&KT, Báo điện tử, Báo Ninh Bình, đăng tin trên website Ninhbinh.edu.vn của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh, để các em hiểu rõ mục đích, yêu cầu, thể lệ Cuộc thi, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm, mô hình, thiết bị…
- Ngành Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn đã có công văn chỉ đạo các trường học, các tổ chức huyện, thị đoàn, đội đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức nhiều hình thức hoạt động để toàn thể các em thanh thiếu niên và nhi đồng của tỉnh hiểu và hưởng ứng tham gia Cuộc thi.
- Các Sở, ngành đã cử các chuyên gia tham gia chấm thi ở 5 lĩnh vực dự thi để phân loại, chấm điểm, đánh giá kết quả giúp cho Ban Tổ chức làm tốt cuộc thi.
b) Đối với Ban tổ chức Cuộc thi cấp huyện, thị:
100% các huyện, thị xã thành phố đã thành lập Ban tổ chức do Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm trưởng ban, Bí thư, hoặc Phó Bí thư huyện Đoàn làm Phó Ban Tổ chức Thường trực cuộc thi, Truởng hoặc Phó phòng Giáo dục là Phó Ban là Phó Ban tổ chức (trừ huyện Yên Mô do phòng Giáo dục làm cơ quan thường trực Cuộc thi) một số ngành của huyện, thị, thành phố tham gia làm uỷ viên. Ban tổ chức cấp huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cuộc thi tới Ban giám hiệu các trường Tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX các xã đoàn, tổ chức phát động, hưởng ứng Cuộc thi, như Huyện: Kim Sơn, Hoa Lư, Nho Quan.
- Phần lớn các huyện đã sử dụng triệt để hệ thống truyền thanh 3 cấp để truyên truyền, Cuộc thi tiêu biểu: thị xã Tam Điệp, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình.
- Đa số các huyện, thị đã bố trí kinh phí cho cuộc thi và có công văn chỉ đạo, đôn đốc và họp đoàn, đội khối trường học, khối xã để triển khai.
- Các tổ chức đoàn đã tập trung đôn đốc, hướng dẫn cho tuổi trẻ tham gia festival chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, làm cơ sở để thanh, thiếu niên tích cực tham gia cuộc thi.
- Qua kiểm tra của đoàn công tác tỉnh (theo Quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 08/04/2010 của Trưởng Ban tổ chức tỉnh) 8/8 huyện thị xã và thành phố đều triển khai thể lệ, và hướng dẫn tổ chức cuộc thi do Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh triển khai. Các trường học, như trường THCS Lý Tự Trọng, trường THPT Trần Hưng Đạo thành phố Ninh Bình. Đơn vị tổ chức triển khai cuộc thi nghiêm túc, là huyện: Kim Sơn, Nho Quan, thành phố Ninh Bình.
Tuy nhiên qua kiểm tra đoàn công tác của tỉnh đã kịp thời bổ sung, góp ý cho các đơn vị những biện pháp, kinh nghiệm trong công tác tổ chức chỉ đạo, và thu nhận các sản phẩm, mô hình của các em đăng ký dự thi.
B. KẾT QUẢ CUỘC THI:
1) Đối cấp huyện, thị:
Theo báo cáo, đến ngày 20/5/2010, các huyện, thị, thành phố đã nhận được 286 sản phẩm, mô hình gửi dự thi, trong đó: Thị xã Tam Điệp 54 mô hình, sản phẩn. Huyện Gia Viễn 30 sản phẩm; Thành phố Ninh Bình 40 mô hình; Huyện Yên Khánh: 14 mô hình. Huyện Kim Sơn 19 mô hình, Huyện Hoa Lư 108 mô hình. Nho Quan: 21 mô hình. Riêng huyện Yên Mô không có một em nào dự thi.
- Về tổ chức chấm và đề nghị khen thưởng: có 03 huyện: Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư đã tổ chức chấm và đề nghị UBND huyện thưởng cho các em đoạt giải ( Huyện Yên Khánh đã thưởng cho 4 em, gồm: 01 giải nhất, 01 nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích; Huyện Kim Sơn thưởng cho 9 sản phẩm đoạt giải có một em đoạt giải nhất; 02 em đoạt giải nhì; 03 em đoạt giải ba, 03 em đoạt giải khuyến khích).
- 5 đơn vị không tổ chức chấm và đề nghị khen thưởng, gồm: Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp; huyện Hoa Lư; huyện Nho Quan; huyện Gia Viễn .
2) Đối với cấp tỉnh:
a- Kết quả tiếp nhận hồ sơ:
Ngày 30 tháng 6 năm 2010, BTC cấp huyện đã gửi 85 sản phẩm và mô hình về Ban tổ chức Cuộc thi tỉnh dự thi, cụ thể: Thành phố Ninh Bình: 40 sản phẩm, Huyện Kim Sơn : 19 sản phẩm; Huyện Hoa Lư: 15 sản phẩm, Huyện Nho Quan: 4 sản phẩm, Huyện Yên Khánh: 4 sản phẩm, Huyện Gia Viễn: 2 sản phẩm, Thị xã Tam Điệp: 1 sản phẩm.
Trong 85 sản phẩm và mô hình dự thi thuộc 5 lĩnh vực, như sau:
- Lĩnh vực đồ dùng dành cho học tập: 10 sản phẩm
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: 4 sản phẩm
- Lĩnh vực các dụng cụ sinh họat gia đình: 5 sản phẩm
- Lĩnh vực đồ chơi trẻ em và đồ dùng phục vụ giải trí: 45 Sản phẩm
- Lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế: 21 Sản phẩm
Lĩnh vực dự thi nhiều nhất là: Đồ chơi trẻ em và đồ dùng phục vụ giải trí; Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Các sản phẩm tham gia tương đối đa dạng, tận dụng được các phế liệu trong sinh hoạt để tạo ra sản phẩm.
b- Kết quả chấm:
Ban tổ chức Cuộc thi đã tiến hành thành lập một hội đồng giám khảo để chấm các sản phẩm, mô hình dự thi (Quyết định số: 42/QĐ-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2010). Xây dựng nội dung hướng dẫn chấm thi để các thành viên trong Hội đồng có căn cứ tiến hành chấm thi đảm bảo đúng các yêu cầu đặt ra của Cuộc thi.
Tổng số 85 sản phẩm, mô hình tham gia dự thi. Hội đồng giám khảo đã tiến hành chấm sơ khảo (Vòng I) chọn được 35 sản phẩm, mô hình vào chấm chung khảo. Chấm chung khảo (Vòng II) có 29 sản phẩm đoạt giải: 1 giải nhất, 5 giải nhì, 8 giải ba và 15 giải khuyến khích.
(có danh sách chi tiết kèm theo)
Ban tổ chức chọn 14 sản phẩm tiêu biểu (gồm: nhất, nhì ba) gửi tham dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 6 năm 2010.
Kết quả: tỉnh Ninh Bình có 01 em đoạt giải nhất, 01 em đoạt giải ba, 03 em đoạt giải khuyến khích toàn quốc, đó là:
Đề tài: “Máy quét rác, lau nhà điều khiển từ xa” của em Đinh Thanh Bình, lớp 11A2, trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình. Đoạt giải nhất toàn quốc.
Đề tài: “Cẩu Quăng” của em Nguyễn Văn Mạnh, trường THCS Ninh Giang, Hoa Lư, Ninh Bình. Đoạt giải Ba toàn quốc.
Đề tài: “Máy gieo hạt” của em Nguyễn Trọng Đoàn, học sinh lớp 12 chuyên Lý, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình. Đoạt giải khuyến khích .
Đề tài: “ Máy thái đa năng” của em Trần Văn Hinh, Nguyễn Hữu Kỳ, Đinh Văn Hoàn, Nguyễn Văn Nhường, Phan Văn Hải, Nguyễn Văn Dân, Phạm Khắc Hoàn. Học sinh trường THPT Kim Sơn A. Đoạt giải khuyến khích.
Đề tài: “ Ô tô cần cẩu” của em Phạm Quang Anh, Phạm Anh Tuấn, Đồng Mạnh Cường. Học sinh trường THCS Quang Trung, Nam Bình, thành phố Ninh Bình. Đoạt giải khuyến khích.
Có được kết quả đó nhờ sự đóng góp của các cơ quan đơn vị trong Ban tổ chức cuộc ở tỉnh, các Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện thị xã và thành phố đã tập trung tuyên truyền hướng dẫn và đầu tư kinh phí hỗ trợ công tác tổ chức và các ý tưởng sáng tạo của các em, biến ý tưởng thành hiện thực.
c. Kết quả xếp loại: Căn cứ vào công tác tổ chức triển khai và kết quả sản phẩm, Ban tổ chức xếp loại, nhu sau:
1) Đơn vị có nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện tốt Cuộc thi:
1.1- Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Ninh Bình;
1.2- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Bình;
1.3- Tỉnh đoàn Ninh Bình;
2) Đơn vị cấp huyện tổ chức tốt cuôc thi:
2.1- Ban tổ chức Cuộc thi huyện Kim Sơn;
2.2- Ban tổ chức Cuộc thi huyện Hoa Lư;
2.3- Ban tổ chức Cuộc thi Thành phố Ninh Bình;
3) Giải cá nhân:
3.1. Trao giải cho cá nhân nhỏ tuổi: Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, lớp 1C, trường tiểu học Ninh Khánh với sản phẩm “Một số con vật sống trong rừng”
3.2 Trao giải cho sản phẩm đầu tư công phu và tốn nhiều chi phí nhất (mô hình đẹp nhất): Đề tài “Máy quét rác, lau nhà điều khiển từ xa” của tác giả Đinh Thanh Bình, lớp 11A2, trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình
3.3. Trao giải cho 29 đề tài đoạt giải: 1 giải nhất, 5 giải nhì, 8 giải ba và 15 giải khuyến khích .
C. NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nguyên nhân:
1.1- Đây là Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đông đảo thanh, thiếu niên, nhi đồng, các bậc phụ huynh học sinh, thầy giáo, cô giáo, nhân dân trong tỉnh hưởng ứng, tham gia.
1.2- Ban tổ chức Cuộc thi tỉnh, huyện, thị, thành phố đã nêu cao được tinh thần trách nhiệm với thế hệ trẻ nên chỉ đạo cuộc thi được chặt chẽ, bài bản, nghiêm túc.
1.3 - Thanh, thiếu niên, nhi đồng nhiệt tình, hứng thú, quan tâm tới cuôc thi và chủ động thành lập các nhóm, tổ cùng bàn bạc tham gia.
2. Những tồn tại:
Cuộc thi vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm, sau:
2.1- Công tác tuyên truyền triển khai và đôn đốc về cuộc thi chưa được thường xuyên, sâu rộng nên sự hưởng ứng tham gia của các em học sinh trên địa bàn còn ít so với tiềm năng, như huyện Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp. Đặc biệt huyện Yên Mô không có một sản phẩm, mô hình nào dự thi.
2.2- Ban Giám hiệu, cán bộ đoàn, đội ở một số trường học ít quan tâm đến sáng tạo của tuổi trẻ học đường, thậm chí chưa hiểu rõ cuộc thi, nên còn lúng túng trong hoàn thiện hồ sơ dự thi (khi có học sinh dự thi).
2.3- Lần đầu tiên toàn tỉnh có 286 sản phẩm, giải pháp dự thi, nhưng chất lượng chưa cao, chưa có sự đầu tư công sức, trí tuệ của các em và sự hỗ trợ của người lớn. Nhiều sản phẩm, mô hình thiếu tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi, nên chỉ mới dừng ở ý tưởng.
2.4- Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, thu sản phẩm, và tổ chức chấm xếp loại, khen thưởng các sản phẩm dự thi cấp cơ sở chưa được triển khai bàn bản, hầu hết chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, thu sản phẩm dự thi và chọn lọc các sản phẩm có tính khoa học chuyển lên cấp tỉnh.
2.5- Chế độ thông tin báo của các huyện, thị xã, thành phố chưa được kịp thời. Kinh phí bố trí cho Ban tổ chức cuộc thi ở một số huyện, thị xã, thành phố còn khá khiên tốn, thậm chí một số số địa phương chưa bố trí cho cuộc thi.
3. Về nguyên nhân tồn tại:
3.1- Sự phối kết hợp trong tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng Báo, Đài PT&TH tỉnh, Trang tin ngành giáo dục và của một số đơn vị huyện, thị xã, thành phố, trường học tới các em học sinh chưa sâu rộng dẫn tới các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về cuộc thi.
3.2- Đây là lần đầu tiên, nên Ban tổ chức cuộc thi tỉnh chưa tổ chức tập huấn cho các thành viên trong ban tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, về cách tổ chức, hướng dẫn, cách viết thuyết minh, đề tài, dự án, mô hình...
3.3- Kinh phí đầu tư cho Cuộc thi còn thấp, thậm chí có huyện, thị chưa bố trí kinh phí để tổ chức Cuộc thi. Một số giải pháp có thể chế tạo thành sản phẩm được nhưng không có kinh phí để thực hiện nên chỉ dừng ở mô hình mô phỏng.
3.4- Đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp chỉ đạo thực hiện Cuộc thi ở cấp tỉnh và huyện vẫn chưa có kinh nghiệm.
Phần thứ II
PHƯƠNG HƯỚNG CUỘC THI LẦN THỨ HAI (2010-2011):
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình là cuộc thi được tổ chức hàng năm với mục tiêu thu hút đông đảo thanh, thiếu nhi tham gia các hoạt động sáng tạo để sớm có những giải pháp hữu ích cho xã hội đồng thời ươm tạo những tài năng sáng tạo, cho đất nước. Với ý nghĩa đó cuộc thi sáng tạo lần thứ II cần được tập trung những nhiệm vụ dưới đây:
1. Tiến hành kiểm điểm đánh giá việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của Ban tổ chức tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.
2. Củng cố kiện toàn lại Ban tổ chức, Ban Thư ký Cuộc thi tỉnh, Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện, thị, thành phố, đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức, triển khai, chỉ đạo.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho toàn xã hội hiểu và ủng hộ các ý tưởng sáng tạo của các em.
4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách viết các giải pháp dự thi cho các thành viên phụ trách cuộc thi sáng tạo của các huyện, thị xã, thành phố để họ phổ biến tới các đối tượng dự thi, giúp người tham gia cuộc thi có những bộ hồ sơ hoàn chỉnh và có thể bộc lộ được những ý tưởng của một một cách rõ ràng. Phát hiện, hỗ trợ những giải pháp có ý tưởng sáng tạo có tính thiết thực và giải quyết vấn đề cấp bách trong cuộc sống để ý tưởng trở thành sản phẩm áp dụng vào thực tế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao.
5. Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện, cấn phối hợp với các ngành, các cấp trong tuyên truyền, hướng dẫn, thu, chấm các sản phẩm và khen thưởng cho các em đoạt giải cấp huyện, sau đó mới chuyển các mô hình đoạt giải cao về dự thi cấp tỉnh.
6. Thường trực Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện sớm lập dự toán và có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho Ban tổ chức Cuộc thi tổ chức hoạt động và nhân nhanh các sản phẩm, mô hình đoạt giải cao để áp dụng vào thực tế góp phần cải thiện cuộc sống.
Cuộc thi lần thứ nhất (2009 – 2010) đã thành công tốt đẹp, tin chắc Cuộc thi lần thứ II (2010-2011) sẽ thu được nhiều kết quả hơn nữa, góp phần khơi dậy tiềm năng, và phát huy tư duy sáng tạo, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai./.