Banner chính
Thứ Sáu, 19/04/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Góc vui chơi của em

Thứ Tư, 22/04/2015
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều những vật liệu bị bỏ đi thành rác thải, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, hơn nữa đồ chơi dành cho trẻ em hiện nay có nhiều đồ chơi đắt tiền nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó môi trường xung quanh chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, do rác thải.
 

Xuất phát từ thực tế hai em Đào Lê Phương Thảo và em Nguyễn Huy Khuyến học sinh lớp 8A Trường THCS Đồng Giao, thị xã Tam Điệp đã sáng tạo ra sản phẩm “Góc vui chơi của em” với mong muốn để có thêm những đồ chơi hấp dẫn, thân thiện với môi trường dành cho trẻ em.

Sản phẩm không chỉ là những đồ chơi riêng lẻ mà là sự kết hợp của nhiều loại đồ chơi (cây cối, đồ vật, con vật) tạo thành góc vui chơi thu nhỏ hấp dẫn đối với trẻ em. Trẻ em sẽ bị thu hút bởi những đồ chơi vừa độc đáo mới lạ lại vừa ngộ nghĩnh  gần gũi đối với các em. Những bông hoa rực rỡ sắc màu, những loài cây thân thuộc, những con vật quen thuộc, có ích cho cuộc sống con người như voi, cá, mèo, lợn, gà, chim cánh cụt, những đồ vật gắn bó hàng ngày với các em như búp bê, đu quay, ghế ngồi, cầu trượt, bể bơi, bể cảnh.

Điểm nhấn của mô hình sản phẩm chính là những đồ chơi có tính “động” được chế tạo khéo léo từ những vật liệu tận dụng được: Chiếc đu quay có thể quay được nhờ hệ thống nguồn, chim cánh cụt có thể tự di chuyển được nhờ hệ thống điều khiển từ xa tạo sự sinh động, độc đáo.

Sản phẩm được trình bày và sắp xếp khoa học theo trình tự từ ngoài vào trong, tường rào cây, hoa, các đồ vật, con vật, đồ chơi. Hai chiếc đu quay sẽ chuyển động khi ta bật công tắc, chim cánh cụt tự di chuyển nhờ hệ thống điều khiển từ xa
Sản phẩm góp phần tạo hứng thú, óc quan sát, tìm tòi sáng tạo của trẻ thơ, giáo dục các em tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường, khơi gợi tình yêu, sự gắn bó đối với các đồ vật, con vật, thiên nhiên xung quanh mình. Từ đó các em có ý thức bảo vệ giữ gìn.

Kinh phí để làm nên sản phẩm này khoảng 350.000 đồng chủ yếu là vật liệu tận dụng trong sinh hoạt đời sống mà gia đình bỏ đi.

Phạm Anh

Các tin khác