Một trong những khâu quan trọng của làm Nấm đó là khâu hấp nguyên liệu làm nó có thể là rơm rạ, mùn cưa, và người làm phải mất công rất nhiều và tốn thời gian nếu làm theo phương pháp thủ công. Nhưng sau nhiều năm với sự tìm tòi anh Nguyễn Đức Trọng Thôn áng sơn, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư đã cải tiến và sáng chế ra lò hấp trong sản xuất nấm thương phẩm góp phần giảm bớt, công sức cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng nấm.
Từng bôn ba qua nhiều nghề, nhiều công việc, nhưng cuối cùng anh Nguyễn Đức Trọng lại chọn cách trở về quê hương và gắn bó với nghề trồng nấm và mục nhĩ. Để rồi mỗi năm với những nguyên liệu từ rơm rạ, mùn cưa trải qua nhiều khâu, và công đoạn làm gia đình anh đã sản xuất ra hàng trăm tấn nấm tươi và mục nhĩ khô để cung cấp cho thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lai Châu...
Sau một thời gian dài làm nguyên liệu nấm theo phương pháp lò gạch thủ công, anh Trọng đã chuyển sang lò hấp bằng thép với chi phí là hơn 30 triệu đồng. Nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, bởi vẫn tốn nhiều thời gian và tốn nhiều nguyên liệu, nhân công. Có ý tưởng hay tuy nhiên không có sự am hiểu nhiều về cơ khí nên anh phải tìm tòi nghiên cứu nhiều tài liệu, vạch đi vạch lại bản thiết kế với người anh để cùng bắt tay nhau chỉnh sửa, bổ sung chiếc máy mới dần được hình thành. So với bản thiết kế ban đầu, lò hấp nguyên liệu hoàn chỉnh của anh Trọng cũng không khác là bao tuy nhiều chi tiết máy phải được thay đổi cho phù hợp với thực tế sử dụng.
Vận hành của lò hấp nấm đó là bịch nấm được xếp lên giàn từ nơi đóng bịch bảo đảm khoảng cách giữa các bịch, các ngăn, sau đó được đẩy toàn bộ toa bịch vào buồng hấp bằng hệ thống đường goong. Sau đó lò hơi mở van để để dẫn hơi nước vào buồng hấp bịch. Khi ra lò thì đóng van lại và đẩy toa bịch mới vào, thời gian hấp khoảng 20 phút. Lò hấp có ưu điểm bịch nấm được xếp vào hệ thống giàn đảm bảo được khoảng cách do đó bịch nấm chín đều chất lượng hấp đạt 95- 98% và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm. Đồng thời ra vào lò bằng hệ thống đường goong liên hoàn không phải ngừng đốt và chờ nguộn nên tiết kiệm được nhiêu liệu và thời gian không bị gián đoạn. Qua đó giảm được công lao động, bảo đảm kịp thời vụ. Nếu theo phương pháp cũ để làm ra một bịch nấm thì mất khoảng 8h thì nay chỉ còn 5h20’ và giá thành của lò hấp khoảng 100 triệu, nhưng giúp ích rất nhiều cho quá trình hấp các nguyên liệu để từ đó cho ra những sản phẩm nấm, mục nhĩ đảm bảo chất lượng. Sự ra đời của lò hấp nguyên liệu nấm hoàn chỉnh đầu tiên do anh chế tạo đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của anh trong sự nghiệp làm nấm và mục nhĩ.
Nguyễn Đức Trọng cho biết sản phẩm của anh làm ra chỉ với mục đích để phục vụ cho công việc của anh hiện tại, và chia sẽ với những người có nhu cầu, chứ không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên từ khi ra đời đến nay đã có khá nhiều người biết và liên hệ với anh để đặt hàng. Anh Trọng cho biết anh sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm và làm giúp những người cùng trong ngành để san sẻ những khó nhọc trong công việc với họ. Riêng đối với anh, từ khi có lò hấp này anh đã chủ động hơn trong công việc, hiện tại mỗi vụ gia đình anh làm khoảng 130 vạn bịch, để sản xuất các loại nấm sò, rơm, mục nhĩ và linh chi.
Được biết, ngay sau khi hoàn thành, anh Trọng đã xúc tiến thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sang chế của mình. Hiện anh đã được Sở khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận sáng chế cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất cấp tỉnh năm 2008. Theo anh Trọng, đây là một bước quan trọng để bảo hộ sản phẩm của mình, khẳng định tài sản trí tuệ của mình, để chia sẻ kinh nghiệm, sản phẩm với mọi người.
Thanh Tâm