Ở các nước Âu - Mỹ tần suất chấn thương cột sống từ 20-64/100000 dân. Ở Việt Nam mặc dù chưa có thống kê cụ thể, song số liệu ở một số trung tâm lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì chấn thương cột sống ngày một gia tăng trong các năm gần đây số lượng bệnh nhân chấn thương cột sống đến các bệnh viện tuyến trung ương rất lớn gây quá tải bệnh viện. Điều trị chấn thương cột sống đã được biết đến từ rất lâu, lúc ban đầu chỉ là điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột, nằm trên ván cứng tỷ lệ di chứng và tàn phế cao thậm chí tử vong do nằm lâu gây loét và viêm phổi. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học nói chung và y học nói riêng phẫu thuật cột sống đã đem lại niềm hi vọng cho các bệnh nhân bị chấn thương cột sống. Ở Việt Nam phẫu thuật cột sống mới chỉ được thực hiện ở một số bệnh viện lớn tuyến trung ương, ở Ninh Bình nơi có Quốc lộ 1 đi qua, số tai nạn giao thông xảy ra nhiều lượng bệnh nhân chấn thương cột sống không ít mà đa số phải chuyển lên tuyến trung ương mà chủ yếu là bệnh viện Việt Đức không những gây quá tải cho bệnh viện tuyến trên mà còn gây tốn kém cho gia đình bệnh nhân.
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình trước đây các trường hợp chấn thương cột sống cũng điều trị theo các phương pháp kinh điển một số phương pháp đến nay không còn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đó là lý do khiến tác giả Nguyễn Cao Phong cùng cộng sự đã đưa ra sáng kiến “phẫu thuật chấn thương cột sống bằng bắt vít qua cuống theo đường mổ sau”. Phương pháp bắt vít qua cuống mà sáng kiến đưa ra cần phải trải qua 6 bước như sau:
Bước 1: Làm sạch phần mềm xung quanh điểm bắt vít và các mốc giải phẫu.
Bước 2: Bộc lộ vùng xương xốp của cuống bằng cách lấy bỏ thành xương cứng (hoặc dùi) ở điểm vào cuống.
Bước 3: Dùi cuống, đây là bước rất quan trọng. Khi dùi nên dùng dụng cụ từ đầu vì tránh lạc hướng, vỡ thành cuống. Dùi từ từ, hướng của vít chếch vào trong theo Margel. Thông thường ở T12-T11 thì góc chếch 50-100, từ L1-L5 mỗi đốt tăng theo 50.
Bước 4: Kiểm tra thành của đường hầm. Dùng dụng cụ probe chuyên dụng để kiểm tra tính nguyên vẹn của cuống. Qua đó có thể thấy được các thành: trong - ngoài, trên - dưới, thành trước. Qua đây có thể trực tiếp đo độ dài đường hầm để chọn vít tương xứng, có thể kiểm tra trước bằng C-arm trong mổ.
Bước 5: Ta rô cuống.
Bước 6: Bắt vít theo đúng đường hầm đã ta rô, kỹ thuật bắt vít qua cuống đòi hỏi rất chính xác và phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Zindrick đã mô tả một vùng vào cuống có đặc điểm hình phễu. Đây là nguyên lý cho phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng trên các bệnh nhân có biến dạng cột sống làm theo đổi mốc giải pháp và khi không có C-arm. Đầu tiên dùng dụng cụ lấy bỏ thành xương cứng quanh điểm vào cuống khoảng 0,5cm, sau đó dùng curette nhỏ nạo các tổ chức xương xốp phía dưới, rồi dùng dùi tù đầu xác định điểm vào cuống là nơi mềm nhất trong “cái phễu” đó. Vít được sử dụng là vít đơn trục, đường kính vít được xác định trước phẫu thuật, dựa vào đường kính của cuống sống đo trên phim CT scanner trước phẫu thuật, độ dài của vít được xác định dựa vào đo trong phẫu thuật.
Có thể nhận thấy rằng, cho đến nay “Phẫu thuật chấn thương cột sống bằng bắt vít qua cuống theo đường mổ sau” do nhóm tác giả Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề xuất lần đầu tiên được thực hiện tại Ninh Bình. Giải pháp này đã được bệnh viện đa khoa tỉnh áp dụng từ năm 2011 để điều trị cho các bệnh nhân chấn thương cột sống, sau hai năm áp dụng đã điều trị cho trên 30 bệnh nhân kết quả rất tốt, không có bệnh nhân tử vong, không để lại di chứng, sau 6 tháng bệnh nhân hồi phục hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn về vận động, cảm giác và cơ tròn.
Với những ưu điểm nổi bật của phương pháp phẫu thuật chấn thương cột sống bằng vít qua cuống theo đường mổ sau, đã ứng dụng rong công tác khám và điều trị đại trà tại bệnh viện đa khoa tỉnh từ năm 2013. Kết quả điều trị khả quan đã mang lại cơ hội lành bệnh cho nhiều bệnh nhân chấn thương cột sống, đem lại khả năng vận động và hòa nhập cộng đồng.
Phạm Đào