Banner chính
Thứ Sáu, 04/04/2025
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Sự tích hồ Đàm Thị ở Ninh Bình

Thứ Hai, 05/03/2012
Hồ Đàm Thị là một hồ lớn nằm trước quần thể chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á. Khi xưa nơi đây là mt đm nước rộng mênh mông bên sông Hoàng Long mà người dân quen gọi là đm Đàm Thị, tên hồ gọi theo thân mẫu họ Đàm, ngưi đã sinh ra đức Đinh Tiên Hoàng Đế đưc vinh danh ngàn đời. Sở dĩ hồ có tên gọi như vậy là vì xưa kia để nuôi con khôn lớn, bà Đàm Th đã phải lặn lội về đây mò tôm bắt tép tần tảo sớm chiều.

 Theo sử sách, Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình) - cách chùa Bái Đính 6 km. Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu, mẹ là Đàm Thị, ngưi Gia Hưng - Gia Vin. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nh người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau để sau này làm lên sự nghiệp. Trong khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thì bà Đàm Thị mất tại tỉnh Thái Bình, hiện nay từ đường lăng mộ của bà vẫn yên nghỉ tại đây.

 
 
Chiều vàng trên bến hồ Đàm Th
 
Khu vực hồ Đàm Thị nằm rất gần với bến đò Trưng Yên thư nào Đinh Bộ Lĩnh đã được rồng vàng cõng sang sông trốn thoát khỏi sự truy đuổi vì tức giận của người chú. Có lẽ vùng hữu ngạn sông Hoàng Long này nhờ thế mà trở thành kinh đô đt nưc dưới triều Đinh.
Hiện quốc mẫu Đàm Th đưc nhân dân đúc tượng phối thờ cùng Đinh Công Trứ trong nhà Khải Thánh thuộc đn Vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội Truyền thông Thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch Ninh Bình cùng dòng tộc họ Đàm tổ chức Lễ tôn vinh thân phụ và thân mẫu của vua Đinh Tiên Hoàng trong ba ngày 8,9,10/4/2010. Lễ hội bắt đầu rước từ Hà Nội kéo dài đến Ninh Bình. Tâm điểm của lễ tôn vinh là lễ rưc hai pho tượng song thân của Vua Đinh là ông Đinh Công Tr và bà Đàm Thị Diễn ra vào ngày 9/4/2010. Điểm khởi kiệu rưc tưng được bắt đầu từ Từ đưng Đàm Văn ở thôn An Trai, xã Vân Canh, (Hoài Đức- Hà Nội). Kết thúc hành trình rưc tưng kéo dài hơn 100 km tại nhà Khải Thánh, đn Đinh Tiên Hoàng, thuộc khu di tích lịch sử văn hoá c đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Hai pho tưng đồng này có chiều cao 1.1m, mỗi pho tượng nặng gần 200 kg do gia đình hậu duệ đời thứ 40 của bà Đàm Thị tự nguyện công đức với sự đồng thuận của toàn dòng tộc họ Đàm. Việc định hình đường nét và “trang phục” cho hai pho tưng đưc ông Đàm Quang Trung và các nhà nghiên cứu mỹ học cổ thực hiện cùng sự cố vấn của hoạ sĩ Trịnh Quang Vũ.
Bên cạnh hồ Đàm Thị còn có đền thờ Quốc trưởng công chúa là chị ruột của Đinh Tiên Hoàng. Tương truyn khi Đức Thánh Nguyễn về đây hái thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông thấy một phụ nữ hiện về dẫn đường chỉ lối, sau này khi xây dựng chùa Bái Đính - Lý Quốc Sư đã lập đền thờ bà.

Hồ Đàm Thị hiện được mở rộng lên tới diện tích 100 ha, tiến tới trở thành tuyến du lịch bằng thuyền rất ấn tượng cho du khách khi về trẩy hội chùa Bái Đính. Tất cả những di tích, danh thắng này làm tăng thêm giá trị lịch sử và văn hóa cho quần thể chùa trên đất cố đô được công nhận lớn nhất Đông Nam Á.

Các tin khác