Banner chính
Thứ Sáu, 04/04/2025
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Ứng dụng phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thứ Sáu, 25/01/2019
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một tình trạng bệnh từ giai đoạn ổn định trở nên xấu đi đột ngột ngoài những biến đổi thông thường hàng ngày và đòi hỏi thay đổi cách điều trị thường quy ở bệnh nhân đã được chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trên thế giới, đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong khoảng 3 triệu người, dự báo đến năm 2020Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tại Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ tử vong do đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dao động 32,8-37,0%. Nhóm tác giả Phạm Thị Phương Hạnh, Đinh Ngọc Thư, Phan Sỹ Thược đang công tác tại Sở Y tế Ninh Bình đã nghiên cứu công trình ứng dụng phương pháp thông khí nhân tạo không xân nhập điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình hàng năm có khoảng 300 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ tử vong và nặng xin về ước lượng khoảng 35%-40% trong số các BN nặng xin về.

Nội dung: Trước kia, các bệnh nhân suy hô hấp do Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị nội khoa bằng thuốc là chính gồm thuốc kháng sinh, giãn phế quản, corticoid…, rất ít khi can thiệp thủ thuật (thông khí nhân tạo) do thiếu phương tiện (máy thở và các phụ kiện đi kèm), trình độ cán bộ y tế còn hạn chế. Với các bệnh nhân suy hô hấp do đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có tình trạng mệt cơ hô hấp, làm bệnh nhân khó thở nặng hơn. Do vậy song song với điều trị nội khoa cần áp dụng các biện pháp thông khí hỗ trợ sớm, giúp cơ hô hấp được nghỉ ngơi một phần sẽ làm tăng khả năng hồi phục trương lực cơ hô hấp, giảm số lượng thuốc giãn phế quản, giảm số ngày điều trị trung bình, ngăn chặn được quá trình diễn biến thành suy hô hấp nặng hơn.

Đặc điểm chủ yếu: Nhân viên y tế dùng máy thở tạo ra một áp lực dương trong kỳ thở vào, giúp người bệnh tăng khả năng giãn nở phổi, tăng thông khí phổi, đưa oxy vào phổi một cách có hiệu quả, giúp người bệnh đỡ công hô hấp, cùng với thuốc kháng sinh, steroid, thuốc giãn phế quản… để cùng người bệnh vượt qua cơn suy hô hấp và trở về trạng thái ổn định của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

* Mục đích nghiên cứu của công trình:

Đánh giá mức độ suy hô hấp của người bệnh bị đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi nhập viện.

Hiệu quả của phương pháp thông kí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Đối tượng nghiên cứu: 22 người bệnh chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được áp dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2013.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: So sánh hiệu quả điều trị của nhóm bệnh nhân áp dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập dể đánh giá số ngày điều trị trung bình, số thuốc sử dụng, chất lượng cuộc sống, chi phí giá cả…

- Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, tiến cứu.

- Nội dung thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ cụ thể của công trình:

Nghiên cứu cho thấy mỗi người bệnh bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi sử dụng máy thở không xâm nhập sẽ sớm ngăn chặn được diễn biến nặng thành suy hô hấp nặng hơn; can thiệp máy thở xâm nhập, người bệnh ít có cơ hội ổn định, nặng thêm giai đoạn bệnh. Mỗi người bệnh sử dụng thở máy không xâm nhập bình quân giảm được 4 ngày điều trị trung bình so với phương pháp điều trị cũ, giảm chi phí thuốc kháng sinh, thuốc dãn phế quản, corticoid, khí Oxy…, tính bình quân mỗi bệnh nhân giảm 2,5 triệu đồng/ người bệnh/ lượt điều trị, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế còn có những lợi ích về mặt xã hội đó là giảm thời gian phải nằm viện, người bệnh được tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

* Giá trị của công trình: Có giá trị rất cao về khoa học

   
Thành tựu cụ thể của công trình:

Công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả vượt trội của việc sử dụng phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, góp phần khẳng định lý luận cho một phương pháp mới, có hiệu qủa trong điều trị bệnh lý mạn tính khó. Do vậy đề tài có tính thực tiễn và giá trị khoa học cao.

Địa chỉ nơi ứng dụng công trình: Khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình (có văn bản xác nhận của nơi ứng dụng).

* Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Kết quả nghiên cứu của công trình đã chỉ ra cho nhân viên y tế một phương pháp điều trị hỗ trợ được áp dụng điều trị cho đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tính thực tiễn, tính khoa học của phương pháp mới: giảm ngày điều trị cho người bệnh, giảm lượng thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, corticoid … đặc biệt ngăn ngừa người bệnh bị suy hô hấp cấp do nồng độ CO2 máu tăng quá cao, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Từ kết quả của nghiên cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình đã đào tạo về các phương thức thở máy cho các Bác sỹ, điều dưỡng của các Bệnh viện trong toàn tỉnh. Hiện tại Bệnh viện đang áp dụng và đạt kết quả rất tốt. Phương pháp điều trị này đã được chính thức đưa và các phác đồ điều trị tại các bệnh viện do Bộ Y tế xuất bản.

* Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác:

Ứng dụng phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập điều trị đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thực tế giúp người bệnh nhanh hồi phục, giảm số ngày điều trị tại bệnh viện, giảm lượng thuốc kháng sinh, giảm thuốc giãn phế quản, giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu năm 2013, mỗi người bệnh giảm được 04 ngày điều trị dẫn đến tiết kiệm chi phí cho bệnh viện, cho quỹ bảo hiểm y tế 2,5 triệu đồng/người bệnh/ lượt điều trị. Hằng năm tiết kiệm được kinh phí thực tế là 250 triệu đồng/năm.

Hiệu quả về mặt xã hội rất tích cực:

Về phía Bệnh viện: giảm ngày điều trị trung bình để Bệnh viện có cơ hội về giường bệnh, về chăm sóc y tế cho các bệnh nhân khác; giảm sự kháng kháng sinh, giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí quỹ Bảo hiểm y tế.

Về phía Bệnh nhân và gia đình người bệnh: Bệnh nhân được phục hồi bệnh nhanh hơn, hòa nhập cộng đồng tốt hợn, giảm chi phí cho gia đình do không cần người nhà chăm sóc bệnh nhân tại viện, cuộc sống của gia đình người bệnh không bị xáo trộn, tăng tuổi thọ của người dân, tạo niềm tin cho nhân dân trong tỉnh.

Với công trình này, nhóm tác giả đã đạt giải C Giải thưởng khoa học và công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình lần thứ II.

Đinh Liên

Các tin khác