Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Ứng dụng tiến bộ xây dựng mô hình thực nghiệm trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh

Thứ Hai, 30/03/2015
Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm đặc biệt là ngộ độc rau xanh đã và đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Số vụ ngộ độc thực phẩm và số người bị ngộ độc thực phẩm ở nước ta khá lớn và có xu hướng gia tăng. Khi thực trạng rau xanh không đáp ứng được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng thì rau mầm trở thành sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Rau mầm được sản xuất theo tiêu chuẩn 4 không: không dùng đất (trừ đất sạch) không dùng phân bón hóa học, không dùng thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng, không dùng nước nhiễm bẩn nên rau mầm được gọi là loại rau siêu sạch. Rau mầm còn chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em, rau mầm là thức ăn dễ tiêu hóa, có thể ăn sống hoặc được nấu chín.

Do đó việc xây dựng mô hình trồng rau thủy canh của nhóm tác giả Trần Văn Minh, Trường đại học Hoa Lư có nhiều lợi ích và thuận tiện như tạo ra sản phẩm rau an toàn, dinh dưỡng cao, tiện dụng, hơn nữa trồng rau thủy canh còn có thể tận dụng tối đa diện tích trồng rau có thể gấp 4-10 lần diện tích của khoảng đất. Dụng cụ và thao tác rất đơn giản, dễ làm, không cần bón phân, không phải phun thuốc trừ sâu bệnh,. Thời gian trồng đối với rau mầm thì ngắn, chỉ 5-10 ngày là có thể thu hoạch. Với lượng hạt giống 30-40g có thể cho 300-500g rau mầm sạch và giảm được tối đa công lao động, một số loại rau mầm có thể trồng quanh năm góp phần cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình kể cả khi thời tiết không thuận lợi.

Việc nghiên cứu ứng dụng và pha chế thành công dung dịch thủy canh để sản xuất rau an toàn có vai trò quan trọng, vì nó quyết định năng suất chất lượng của rau. Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm từ việc sử dụng các dung dịch thủy canh của Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội, thầy Nguyễn Văn Minh đã hoàn thiện được quy trình pha chế dung dịch thủy canh phù hợp với rau cải thìa, rau cải xanh, rau xà lách, rau mầm cải củ.

Mô hình có thể thực hiện việc trồng rau an toàn ở các vùng đất không mầu mỡ thậm chí ở cả những vùng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể canh tác được. và thực hiện ở các gia đình trên địa bàn thành phố, thị xã có quỹ đất hẹp có thể trồng rau trên các ban công và trồng thành nhiều tầng như vậy diện tích trồng có thể tăng lên gấp nhiều lần. Việc trồng rau bằng phương pháp thủy canh có thể hạn chế tối đa  lượng thuốc bảo vệ thực vật, cường thảm xanh do vậy có tác dụng lớn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính, hạn chế hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hiện nay mô hình này đang được triển khai thực hiện thử nghiệm tại trường Đại học Hoa Lư, giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân có thể sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình có khả năng áp dụng cao không chỉ trong khuôn khổ Trường Đại học Hoa Lư mà còn có thể mở rộng ra nhiều Trường Đại học và Cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề khác, các hộ gia đình để kinh doanh hoặc cung cấp rau xanh hàng ngày.

Ngọc Anh

Các tin khác