1. Dưa hành dọn dẹp mảng xơ vữa thành mạch
Hành để muối dưa thông thường là loại hành ta, củ vừa phải. Dưa hành là món ăn truyền thống có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt.
Theo y học cổ truyền, hành có tác dụng chữa cảm lạnh, đầy hơi, giúp tăng cường chức năng của dạ dày và lách. Y học hiện đại đã chứng minh hành có thể giúp tiêu diệt hơn 100 loại vi khuẩn có hại trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh cúm, các bệnh đường ruột và một số bệnh khác có hiệu quả tốt.
Dưa hành đi kèm với bánh chưng, giò chả là kết hợp rất tương tác. Bánh chưng dẻo, béo, ăn dễ ngán đã có đĩa dưa hành chua chua, giòn giòn, khiến cho người thưởng thức ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.
Đồng thời, các hợp chất sulfur có trong hành trong cơ thể làm gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol) cũng như góp phần “dọn dẹp” các mảnh vữa bám ở thành mạch máu, hạn chế bệnh tim mạch.
2. Dưa cải bẹ tốt cho người béo phì, tiểu đường
Trong quá trình muối chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi đôi chút, chỉ có sinh tố B và C giảm khoảng 10% phần lớn glucid trong rau đã chuyển hóa thành axit lactic.
Trong l00g cải bẹ xanh muối chua, người ta thấy hàm lượng nước là 85,6g, l,7g protein, 2,3g axit lactic 2,3g chất xơ, 3,4g tro. Khả năng sinh nhiệt là 16 calo/100g.
Axit lactic và men lactic trong dưa chua axit hóa môi trường ruột, ức chế sự lên men thối rữa có hại cho vi khuẩn đường ruột, vì vậy ăn nước muối dưa vừa đúng ngày rất có ích, nếu muối dưa trong điều kiện vệ sinh.
Nước dưa chua còn giúp tái tạo tạp khuẩn có ích trong ruột.
3. Dưa ngó sen
Ngó sen mua ở chợ về lặt lấy phần non rửa sach, để ráo, cắt khúc vừa gắp. Cho ngó sen vào ngâm với nước cốt chanh pha nước lạnh (1 kg ngó sen khoảng ½ kg chanh tươi), cùng với bột mì tinh trong khoảng nửa giờ. Lấy ra, xả nước lạnh vài lần, để ráo. Nấu giấm, đường, muối (1 lít giấm + ½ đường, 3 muỗng canh muối bọt) cho sôi để nguội. Cho ngó sen vào keo, đổ nước giấm đường nguội vào, ngày hôm sau là có thể dùng.
Sở dĩ dưa chua có công dụng tạo sự ngon miệng và kích thích tiêu hóa vì trong quá trình muối dưa, muối và đường (có khi là giấm) đã góp phần tạo men dưa. Sau một thời gian, các men này tác động lên rau làm rau có vị đặc trưng - chua. Men chua này khi vào dạ dày cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn, giúp quá trình xử lý thức ăn diễn ra nhanh chóng, như thế cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Dưa chua không béo mà còn cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể.
Trang Hà (Theo khoahocdoisong.vn)