Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

10 năm phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, những sự kiện và dấu mốc quan trọng

Thứ Sáu, 28/02/2020
Thực hiện Nghị quyết 27/NQ/TW ngày 6 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về “xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam) thông qua Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

Mục tiêu Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam được xác định theo 4 vấn đề như sau:

1. Xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành một tổ chức chính trị - xã hội thực sự vững mạnh của trí thức khoa học và công nghệ có hệ thống từ trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2. Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ nhu cầu phát triển của các thành viên trong hệ thống;

3. Liên hiệp Hội Việt Nam là nhân tố quan trọng đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực quyết định phát triển bền vững đất nước;

4. Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành đối tác có uy tín của các tổ chức trong nước và quốc tế; là một đầu mối quan trọng trong công tác vận động, thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước.

Đánh giá những kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 và rút ra những bài học kinh nghiệm, cũng như tìm ra được những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân để đề ra được những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chính, cụ thể cho sự phát triển vững mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam - Tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là cơ quan đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong giai đoạn10 năm tiếp theo 2020-2030. Đây là thời kỳ đất nước đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và sự tác động, ảnh hưởng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) đến nền kinh tế Việt Nam và Thế giới rất nhanh và mạnh mẽ; do đó việc khẳng định vai trò và vị trí của đội ngũ trí thức là vô cùng quan trọng và bức thiết, điều đó khẳng định sự đóng góp và vị trí đi đầu của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

1. Chủ động tham gia hoàn thiện môi trường và khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên

Giai đoạn này của Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam là cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị, Thông báo số 353-TB/TW của Ban Bí thư về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 106-HD/TGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương một cách thực chất và hiệu quả. Chính vì vậy, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động số 05-CT/ĐĐLHH ngày 09/8/2010 của Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị. Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các hội nghị triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Để cụ thể hóa những nội dung trong Chỉ thị số 42/CT-TW, Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam đã tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương kiến nghị với Ban Bí thư chỉ đạo các Bộ, ban, ngành sớm triển khai một số đề án ưu tiên:

- Căn cứ vào Công văn số 327/BNV-TCPCP của Bộ Nội vụ, đã có 50/63 tỉnh thành phố xây dựng đề án kiện toàn tổ chức và bộ máy của Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên hiệp Hội địa phương).

- Ngày 14/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thay thế Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện để Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên trong hệ thống thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như ở các địa phương.

- Ban cán sự đảng Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính và các điều kiện khác bảo đảm hoạt động có hiệu quả của Liên hiệp Hội đã trình Ban Bí thư Trung ương xem xét. Do đó ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có 32/63 tỉnh, thành phố ban hành cơ chế, chính sách về tài chính và các điều kiện bảo đảm hoạt động có hiệu quả của Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố.

- Ban Bí thư đã ban hành Quyết định Số 48/QĐ-TW, ngày 07/11/2011 Về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, các đảng đoàn, ban cán sự đảng có liên quan. Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 10-QĐ/ĐĐLHHVN ngày 21/11/2011 ban hành Quy chế hoạt động của Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam, ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn và Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam. Đến nay ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có 48/63 tỉnh ủy, thành ủy thành lập đảng đoàn; 31/63 tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố với các Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn và các tổ chức đảng có liên quan; 45/63 Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế hoạt động của Đảng đoàn Liên hiệp Hội.

- Đề án về xây dựng “Luật phổ biến kiến thức” theo Thông báo số 353-TB/TW ngày 25/6/2010 mặc dù chưa được đưa vào Chương trình nghị sự của Quốc hội khóa XIII, XIV theo yêu cầu của  Ban  Bí thư. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam đã kiến nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Do đó Bộ khoa học và công nghệ và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã đề xuất và đã đưa được nội dung của Phổ biến kiến thức lồng ghép vào nội dung của Luật khoa học và công nghệ sửa đổi (Điều 48 và khoản 8 Điều 50) và đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013.

2.Củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Nhằm công nhận, khẳng định và hoàn thiện hệ thống của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2015 về phê duyệt Điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam. Tại Điều 1 của Điều lệ đã nêu "Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam"; Tên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bằng tiếng Anh là: Vietnam Union of Science and Technology Associations (viết tắt là VUSTA).

Trong 10 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để điều hòa, phối hợp hoạt động của các hội thành viên và các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc bằng nhiều hình thức có hiệu quả.

3. Thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước

Trong Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đã xác định Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành đối tác quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình, đề án trọng điểm, các hoạt động xã hội hoá, dịch vụ công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Giaos dục và Đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo.

-Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Trong giai đoạn vừa qua từ 2010 đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đóng góp ý kiến khoa học và khách quan vào các chủ trương, chính sách nhằm chủ động đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước nhiều vấn đề lớn về phá ttriển kinh tế - xã hội. Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI, XII của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế; tham gia góp ý các dự thảo luật quan trọng; tham gia phản biện nhiều dự án đầu tư trọng điểm có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội; góp ý cho rất nhiều dự thảo văn bản khác cũng như các vấn đề nóng cần sự vào cuộc của trí thức khoa học và công nghệ.

- Các hoạt động bảo vệ môi trường, điều tra cơ bản: Liên hiệp Hội Việt Nam hỗ trợ các hội thành viên, đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc trong việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Cụ thể: giao cho các hội thành viên chủ trì 12 nhiệm vụ cấp nhà nước với tổng kinh phí 39.830 triệu đồng. Từ 2010 đến nay, tổng kinh phí dự án bảo vệ môi trường là 21.810 triệu đồng, dự án điều tra cơ bản với tổng kinh phí 10.240 triệu đồng.

- Về hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường: Hàng năm, Liên hiệp Hội Việt Nam ở Trung ương và địa phương triển khai hàng trăm đề tài nghiên cứu từ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, đến cấp cơ sở với kinh phí hàng trăm tỷ đồng; hướng nghiên cứu có sự phối hợp với các doanh nghiệp và thu hút đông đảo trí thức tham gia triển khai các đề tài, dự án. Nhiều đề tài, dự án mang tính ứng dụng cao và được áp dụng vào thực tiễn, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân hoặc góp phần nâng cao nhận thức của người dân và xây dựng mô hình xã hội hóa các hoạt động trên lĩnh vực này.

- Về hoạt động phổ biến kiến thức: Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã tích cực đẩy mạnh hoạt động phổ biến kiến thức trong nhân dân, đã biên soạn và cung cấp những ấn phẩm, tài liệu về khoa học và kỹ thuật ở nhiều trình độ phục vụ đông đảo độc giả cả nước; tổ chức nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến đông đảo quần chúng thông qua sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo, câu lạc bộ, triển lãm v.v…

-Tổ chức giải thưởng, hội thi, thúc đẩy các phong trào nhân dân sáng tạo, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống.

Trong những năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính và một số cơ quan liên quan đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ thông qua việc định kỳ tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc.

Các Giải thưởng, Hội thi, cuộc thi đã tập hợp đông đảo các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà sáng tạo và toàn xã hội tích cực tham gia. Nhiều công trình, đề tài, giải pháp kỹ thuật là kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước và cấp bộ, ngành, các dự án khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp; tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu nguyên vật liệu; thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, bồi đắp ước mơ để các em trở thành nhà sáng chế, các nhà khoa học trong tương lai, trở thành các công dân toàn cầu.

- Sách vàng Sáng tạo Việt Nam: từ 2016 đến nay, dưới sự chủ trì của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành công các đợt xét và tổ chức Lễ Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019. Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam không chỉ nhằm tôn vinh các nhà khoa học, thành tựu khoa học và công nghệ mà còn nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, góp phần kết nối, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

4. Tăng cường hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế

- Hợp tác trong nước

Trong giai đoạn vừa qua, nhằm thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ với các bộ, ban, ngành, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức ký kết các thỏa thuận hợp tác, phối hợp hoạt động với Ban Kinh tế Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật, Uỷ ban các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Trường Đại học Thăng Long để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan của Đảng (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương), với Văn phòng Chính phủ và một số Bộ (Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Bộ Côn gan,…) để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác củng cố, phát triển tổ chức và công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ.

Đồng thời, làm việc với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm hỗ trợ các liên hiệp hội địa phương, các hội ngành, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc triển khai các hoạt động tại các địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị.

- Hợp tác quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, trực thuộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam, từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2019, Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, trực thuộc đã tổ chức tiếp đón 771 lượt đoàn vào, tổ chức 285 đoàn ra, tổ chức 180 hội nghị, hội thảo quốc tế. Các hội thành viên, đặc biệt là các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.

Về vận động viện trợ nước ngoài, trong 10 năm qua các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã huy động và triển khai trực tiếp 860 dự án với tổng giá trị xấp xỉ 110 triệu USD từ nguồn viện trợ nước ngoài, trong đó phần lớn tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế tổng hợp, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, cứu trợ và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, từ năm 2015 trở lại đây nhiều tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã tiếp cận được nguồn viện trợ ODA, chủ yếu đến từ các nhà tài trợ lớn như USAID, EU, IrishAid, AusAid, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Anh và một số tổ chức của Liên hợp quốc như: FAO, UNFPA, UNOPS và Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét. Điều này phản ánh năng lực vận động viện trợ của một số tổ chức trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã tăng lên và cho thấy xu hướng của các đối tác quốc tế (bao gồm các cơ quan hỗ trợ phát triển chính thức, tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế) tài trợ trực tiếp cho các tổ chức của Việt Nam trở nên rõ rệt hơn.

Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương của khu vực Đông Nam Á như Diễn đàn Nhân dân ASEAN, Hội nghị thường niên của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á, tham gia vào hoạt động của các mạng lưới của khu vực trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, biến đổi khí hậu, quan hệ với Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO hàng năm trao các Giải thưởng quốc tế cho các tác giả xuất sắc, tác giả nữ xuất sắc có công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo thanh thiêu niên nhi đồng toàn quốc....

-Về công tác với trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài:

Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam là vận động, thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển khoa học và kỹ thuật nước nhà. Nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong công tác tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác và thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên hiệp Hội Việt Nam đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác với các cơ quan ở Trung ương như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Liên hiệp Hội Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm kết nối trí thức khoa học người Việt Nam ở nước ngoài với các nhà khoa học trong nước, thông qua tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và tiếp xúc với cộng đồng trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài./.

PGS.TS Đỗ Văn Dung

Các tin khác