Banner chính
Thứ Sáu, 29/03/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Đào tạo và nhu cầu đào tạo liên tục cán bộ y tế là Bác sĩ

Thứ Năm, 27/06/2019
Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [4].

Ngành Y tế là một ngành đặc thù, liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe con người, do vậy việc học tập, đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Trên thế giới, vấn đề đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế luôn gắn với lịch sử ra đời và phát triển của ngành y. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế nên việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết. Phần lớn các nước đều có quy định bắt buộc các bác sĩ phải bổ sung kiến thức liên tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, đạo đức y học, giảng dạy lâm sàng và nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại Việt Nam, các hoạt động đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế được ngành đặc biệt quan tâm và xem là một trong những chỉ tiêu để cấp chứng chỉ hành nghề. Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập của cán bộ y tế và chỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Để hướng dẫn thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trong đó quy định “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm” [4].

1. Một số khái niệm và nhiệm vụ của người bác sĩ trong cơ sở y tế

1.1. Nguồn nhân lực

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, phát triển khi xem con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay có rất nhiều những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [30].


Theo Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [9].

Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể cả về số lượng và chất lượng của con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển của xã hội.

1.1.2. Nguồn nhân lực y tế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về nguồn nhân lực y tế vào năm 2006: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe”. Như vậy, nguồn nhân lực y tế bao gồm cả cán bộ y tế chính thức và không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khỏe gia đình, lương y...); những người công tác trong ngành y tế và cả những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [36]. Nguồn nhân lực này không chỉ là các cán bộ chuyên môn về y, dược mà còn bao gồm cả đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên, những người làm công tác quản lý và nhân viên…đang tham gia các hoạt động phục vụ y tế trên khắp các cơ sở y tế từ trung ương đến cơ sở. Nguồn nhân lực này cũng bao gồm cả các nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm tại các khu vực y tế công lập (bao gồm cả quân y) và khu vực y tế tư nhân.

Nguồn nhân lực y tế vừa là một phần của nguồn nhân lực quốc gia, lại vừa là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống tổ chức y tế. Khi đề cập tới nguồn nhân lực này, cần đặt nó trong hai khái niệm cơ bản:

- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực: Tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực y tế nhằm hoàn thành tốt công việc cả về chuyên môn lẫn khả năng tổ chức công việc. Phát triền nguồn nhân lực y tế đặc biệt phải đi trước nhu cầu xã hội dựa trên những dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật cung ứng cho các dịch vụ CSSK cộng đồng [24].

- Khái niệm quản trị nguồn nhân lực: “Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý”.

1.1.3. Các loại hình nhân lực y tế

Cần nhiều loại nguồn nhân lực khác nhau để CSSK cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nguồn lực con người quyết định toàn bộ số lượng và chất lượng các hoạt động, dịch vụ CSSK.

Nhân lực y tế chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, y sĩ, kỹ thuật viên.

1.2. Khái niệm học tập, đào tạo

Học tập là quá trình cập nhật, bổ sung, củng cố các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức để tổng hợp các loại thông tin khác nhau cho phép con người thích ứng tích cực với sự thay đổi của môi trường [11].

“Học tập liên tục suốt đời là sự phát triển của tiềm năng con người thông qua một quá trình hỗ trợ liên tục và trao quyền cho cá nhân có được các kiến thức, giá trị, kỹ năng và sự hiểu biết. Con người luôn có nhu cầu học tập và áp dụng chúng với sự tự tin, sáng tạo và thụ hưởng trong mọi vai trò, hoàn cảnh và môi trường” [34].

Đào tạo: đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... [10].

Chu trình đào tạo: Đào tạo có thể được xem như một chu trình liên tục. Chu trình này gồm sáu bước, các bước nối tiếp và tác động tới nhau một cách logic. Sáu bước đó là:

Nhu cầu đào tạo: là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quan điểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc sống của họ [13].

1.3. Nhiệm vụ của người bác sĩ trong các cơ sở y tế

Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV đã quy định rất rõ nhiệm vụ của người bác sĩ [2], cụ thể:

1.3.1. Bác sĩ chính - Mã số: V.08.01.02

a. Khám bệnh, chữa bệnh;

b. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe;

c. Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;

d. Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ. Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e. Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;

g. Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

- Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

- Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

1.3.2. Bác sĩ - Mã số: V.08.01.03

a) Khám bệnh, chữa bệnh;

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe;

c) Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp;

d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ) Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:

- Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

- Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y;

- Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

1.3.3. Bác sĩ y học dự phòng - Mã số: V.08.02.06

a) Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;

b) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung CSSK ban đầu;

c) Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, như: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp,...

d) Hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức, học sinh và sinh viên thuộc chuyên ngành;

đ) Tham gia nghiên cứu khoa học.

2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục của bác sĩ

2.1. Công tác đào tạo y khoa liên tục trên Thế giới

Trong ngành y tế, đào tạo y khoa là một quá trình học tập suốt đời từ khi bắt đầu vào trường y, đào tạo sau đại học và tiếp tục trong suốt cuộc đời chuyên môn của người bác sĩ. Việc học tập liên tục suốt đời là một trong 5 năng lực được coi là rất quan trọng bởi hơn 75% các bác sĩ trong một cuộc khảo sát quốc gia tại Mỹ và là một yếu tố quan trọng để đánh giá tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc [22]. Một trong 9 nguyên tắc đạo đức y tế được chấp nhận bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ là: Bác sĩ sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng và nâng cao kiến ​​thức khoa học, cam kết duy trì học tập, đào tạo liên tục,...

Đào tạo y khoa liên tục (CME) là quá trình cán bộ y tế không ngừng cập nhật những kiến thức và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực CSSK. Đào tạo y khoa liên tục được định nghĩa là “hoạt động được xác định rõ ràng để phát triển chuyên môn của cán bộ y tế và dẫn tới việc cải thiện chăm sóc cho bệnh nhân. CME bao gồm tất cả các hoạt động học tập mà cán bộ y tế mong muốn thực hiện để có thể thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn” [18].

Ngày nay nhằm thay đổi thái độ của cán bộ y tế, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra thuật ngữ phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) và được sử dụng rộng rãi tại các nước Âu, Mỹ. Ngoài các nội dung giống như của CME, CPD còn bao gồm cả các phương pháp học tập khác ngoài hình thức nghe giảng và ghi chép như các hình thức tự học và tự phát triển của từng cá nhân. Phát triển nghề nghiệp liên tục đề cập việc cán bộ y tế sau khi đã hoàn thành giai đoạn đào tạo cơ sở, sẽ học tập trong suốt cuộc đời làm việc của mỗi người để cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của người bệnh và các dịch vụ y tế. CPD được xây dựng dựa trên nhu cầu chuyên môn của cán bộ y tế đồng thời cũng là giải pháp chính để cải thiện chất lượng. Khác với đào tạo chính quy hay đào tạo sau đại học được thực hiện theo các quy định và quy tắc cụ thể thì CPD lại chủ yếu là các hoạt động học tập trên cơ sở định hướng cá nhân và thực hành để thúc đẩy nâng cao năng lực nghề, nhằm duy trì và nâng cao năng lực từng cá thể. Trên thực tế hiện nay ở nước ta đang đồng nhất giữa CPD và CME.

Tại Mỹ, theo quy định của Hội đồng Y khoa, CME bao gồm các hoạt động ĐTLT cho các bác sĩ để cải thiện dịch vụ cho bệnh nhân, công chúng, hoặc nghề nghiệp. Các hoạt động đào tạo bao gồm việc bổ sung hoặc phát triển, kiến ​​thức, kỹ năng, hiệu suất chuyên môn hoặc các mối quan hệ. Các hoạt động của CME phải tuân theo các tiêu chuẩn của Hội đồng Công nhận về đào tạo y tế liên tục (ACCME) và được điều chỉnh bởi luật CSSK [31].

Tất cả các bác sĩ hành nghề tại Đức có nghĩa vụ pháp lý tham gia CME. Cứ 5 năm phải tham gia đào tạo liên tục với tổng số tiết đào tạo là 250 điểm tín chỉ CME và nộp cho cơ quan Bảo hiểm Y tế theo Luật định. Thời gian của mỗi tín chỉ là 45 phút học. Nội dung đào tạo phải được chứng nhận bởi hiệp hội y tế liên quan của tiểu bang liên bang [29].

Theo nghiên cứu về đào tạo y tế và phát triển nghề nghiệp liên tục So sánh quốc tế của Cathy Peck cho thấy Ở New Zealand, việc tham gia vào một chương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ là điều kiện bắt buộc để được cấp chứng chỉ hành nghề. Luật hành nghề y khoa New Zealand (1995) tuyên bố rằng nếu các bác sĩ không hoàn thành các chương trình đào tạo liên tục có thể dẫn tới không cấp hoặc đình chỉ chứng chỉ hành nghề, khi đó bác sĩ sẽ đăng kí vào tổ chức chung và làm việc dưới sự giám sát của tổ chức. Cũng tại nghiên cứu này, Ở Úc, pháp luật hiện hành không yêu cầu các bác sĩ lâm sàng tham gia vào các chương trình phát triển nghề nghiệp chính thức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Tây Úc, các bác sĩ được yêu cầu chứng minh là có tham gia vào các hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng mới được gia hạn hợp đồng lao động tại các bệnh viện công [25].

Tại Bồ Đào Nha, hệ thống y tế không yêu cầu các bác sĩ phải tham gia CME/CPD tuy nhiên tầm quan trọng của CME/CPD đã được nhấn mạnh trong nhiều hội thảo/hội nghị quốc tế và do chính nhu cầu của các bác sĩ.

Tổ chức công tác đào tạo liên tục:

Tổ chức thực hiện CME giữa các nước trên thế giới rất khác nhau. Tuy nhiên mọi người đều thừa nhận rằng bản thân người hành nghề phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo liên tục. Các hiệp hội y học và tổ chức chuyên môn có vai trò là người khởi xướng, cung cấp và thúc đẩy thực hiện đào tạo liên tục.

Có nhiều tổ chức cung cấp CME thậm chí không liên quan trực tiếp đến chuyên ngành y tế, chẳng hạn như các công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ngành công nghiệp công nghệ y tế, dược,…Mặc dù vậy chúng vẫn có một số đặc điểm chung, đó là phần lớn các hệ thống đều dựa trên cơ sở số giờ được đào tạo, trong đó giờ học được có thể tính tương đương với tín chỉ. Các hoạt động đào tạo thường được chia làm ba nhóm chính: ngoại khóa (khóa học, hội thảo, hội nghị,…), nội tại (hội thảo giải quyết tình huống, hội thảo nhóm lớn, giảng dạy, tư vấn với đồng nghiệp,…và nhóm tài liệu đào tạo mang tính lâu dài như tài liệu in (sách,..), đĩa CD

Tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục y khoa:

Nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu cơ bản của giáo dục y học và cũng là nhiệm vụ của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 1998 Liên đoàn Giáo dục Y học Thế giới (World Federation Medical Education-WFME) với sự phối hợp của WHO đã khởi xướng xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục y học. Mục tiêu là cung cấp một cơ chế cho việc nâng cao chất lượng trong giáo dục y học trong phạm vi toàn cầu, để áp dụng ở các nước trên thế giới. Tiêu chuẩn quốc tế có chức năng như là khuôn mẫu cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục y khoa và còn có vai trò đảm bảo nền móng vững chắc cho giáo dục y khoa. Bộ tiêu chuẩn quốc tế của WHO &WFME gồm có 3 tập bao gồm cả 3 giai đoạn của quá trình đào tạo y học là Giáo dục y học cơ bản); Giáo dục y học sau đại học và Đào tạo y khoa liên tục/phát triển nghề nghiệp liên tục (CME/CPD). Bộ tiêu chuẩn quốc tế này được chính thức thông qua và dịch ra nhiều thứ tiếng tại Hội nghị toàn cầu về Giáo dục y học ở Copenhagen (2003).

Tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo liên tục (CME/CPD) gồm 9 tiêu chuẩn với 32 tiêu chí.

Tình hình nghiên cứu về đào tạo liên tục:

Tại Mỹ, một vài công cụ đã được sử dụng để đo lường sự tự học trong toàn dân nói chung, tuy nhiên các công cụ này không được thiết kế dành riêng cho các bác sĩ. Từ năm 2003 nhóm nghiên cứu của Đại học y khoa Jefferson đã thiết kế một bộ công cụ để đánh giá, đo lường việc học tập suốt đời của các bác sĩ - bộ công cụ có tên là Jefferson Scale of Physician Lifelong Learning (viết tắt là JSPLL). Bộ công cụ này đo lường 03 yếu tố chính của việc học tập, đào tạo suốt đời bao gồm các kỹ năng tìm kiếm thông tin (khả năng), các động lực học tập và khả năng nhận ra nhu cầu học tập của chính các bác sĩ (nhận thức). Nhóm nghiên cứu đã đưa bộ công cụ vào đánh giá thực nghiệm 721 bác sĩ. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm số của JSPLL mang lại kết quả đáng kể và thực tế liên quan đến việc học liên tục của các bác sĩ [21],[22].

Nghiên cứu của H.Li và các cộng sự về thực trạng và ảnh hưởng của việc học tập suốt đời đến các bác sĩ ở vùng nông thôn Trung Quốc năm 2015. Kết quả: Thang JSPLL là đáng tin cậy (hệ số α của Cronbach = 0.872). Điểm số học tập trung bình suốt đời là 45,56. Các bác sĩ thường hạn chế trong các kỹ năng tìm kiếm thông tin và những người có thâm niên công tác 21-30 năm có điểm số thấp hơn về học tập suốt đời (p <0,05) so với các nhóm khác. Sự hài lòng nghề nghiệp và vị trí chuyên môn có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến định hướng của các bác sĩ đối với việc học tập suốt đời (p <0,05). Tổng số điểm học tập suốt đời của các bác sĩ được đào tạo sau đại học cao hơn so với những bác sĩ chưa được đào tạo sau đại học (p<0,05).

Nghiên cứu của ban ESC (2018) về: Sự cần thiết phải tiếp tục đào tạo y khoa liên tục trong lĩnh vực tim mạch học ở châu Âu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy Tạp chí y tế đóng một vai trò quan trọng trong CME và khối lượng tải xuống là sự phản ánh việc sử dụng của các bác sĩ với hoạt động CME. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ việc tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo CME có chi phí đáng kể và mong muốn của các bác sĩ, chuyên gia CSSK khác là việc đào tạo liên tục sẽ được cung cấp miễn phí, ngược lại với các nước khác, nơi chi phí cho CME thường được trả bởi các cá nhân [19].

Năm 2018, H.Schütze nghiên cứu về Phát triển, thực hiện và đánh giá chương trình giáo dục y tế liên tục quốc gia đầu tiên của Úc về chẩn đoán kịp thời và quản lý chứng mất trí trong thực tiễn. Nghiên cứu đánh giá các hội thảo đào tạo liên tục ở 16 địa điểm thành thị và nông thôn trên toàn nước Úc và qua các hội nghị trực tuyến. Kết quả: Trong số 1236 người tham gia, 76% cảm thấy rằng nhu cầu học tập của họ đã được đáp ứng hoàn toàn và 78% cho rằng chương trình hoàn toàn phù hợp với thực hành của họ. Sự kết hợp giữa các đào tạo trực tiếp và đào tạo trực tuyến giúp tăng khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp dịch vụ [27].

Nghiên cứu của S. Kimura (2018) về đặc điểm và nhận thức của hội thảo trên web hai lần một tuần cho các bác sĩ chăm sóc chính tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy hình thức hội thảo trên web được cho là mang đến một môi trường học tập thoải mái, cho phép các bác sĩ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu học hỏi lẫn nhau [23].

Nghiên cứu của Sandelowsky và các cộng sự năm 2018 về hiệu quả của phương pháp giảng truyền thống và phương pháp nghiên cứu trường hợp trong giáo dục y khoa liên tục của các học viên Thụy Điển về COPD. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là 133 bác sĩ gia đình bằng bộ câu hỏi ở thời điểm bắt đầu và sau 12 tháng. Kết quả cho thấy ít có sự khác biệt đáng kể giữa các phương pháp giảng dạy đào tạo liên tục này [26]

Nghiên cứu của Feldacker C và các cộng sự (2017) về  kinh nghiệm và nhận thức về phát triển chuyên môn liên tục trực tuyến giữa các bác sĩ lâm sàng ở vùng cận Sahara châu Phi. Kết quả cho thấy 62% truy cập vào khóa học trực tuyến từ công việc, việc chậm (55%) hoặc hạn chế (41%) internet cũng như thiếu thời gian (53%) là rào cản để hoàn thành khóa học. NVYT là nữ giới (p<0,001) và dưới 40 tuổi (p = 0,007) có nhiều khả năng thích học qua sự cố vấn hơn nam giới hoặc cao tuổi. 46% những người được hỏi ủng hộ thảo luận nhóm, 42% ủng hộ nghiên cứu khoa học; 39% tự học dựa trên máy tính [20].

2.2. Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam

2.2.1. Đào tạo y khoa là đào tạo đặc biệt

Thế giới đang thay đổi mỗi ngày về kinh tế, văn hóa, chính trị đòi hỏi sự thích nghi thông qua những hiểu biết, kỹ năng và kiến ​​thức mới. Một cá nhân sẽ ít gặp phải những thử thách trong cuộc sống nếu họ liên tục học tập, tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng [21]. UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đã đưa việc học tập, đào tạo liên tục là một trong những ưu tiên hàng đầu về giáo dục và được các nước thành viên trong đó có Việt Nam xác định để thúc đẩy quyền được giáo dục cho bất kỳ người nào [16]

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công tác phát triển nguồn nhân lực y tế ở đất nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Số cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm 31/12/2017 là 13.583 cơ sở, trong đó có 1.085 bệnh viện. Số nhân lực y tế là 297,7 nghìn người, trong đó 264,9 nghìn người làm việc trong ngành Y; 32,9 nghìn người làm việc trong ngành Dược. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân tăng từ 6,6 (2008) lên 7,9 người (2017). Một số chỉ số này thấp so với mức bình quân của khu vực Tây Thái Bình Dương, nhưng cao so với Đông Nam Á [35].

Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lực y tế cũng được ghi nhận như tăng số lượng cán bộ y tế được đào tạo sau đại học, hệ thống đào tạo được mở rộng và nâng cao chất lượng, ban hành nhiều chính sách như chính sách cử tuyển đào tạo nhân lực cho vùng núi, vùng khó khăn, chính sách đào tạo liên tục, chính sách luân chuyển cán bộ. Ngoài ra, còn chú trọng đào tạo các chuyên ngành theo nhu cầu xã hội [6].

Năm 2006, tại cuộc họp khu vực được tổ chức tại New Zealand, Việt Nam đã tán thành bản Chiến lược về nguồn nhân lực y tế cho khu vực Tây Thái Bình Dương. Các tiêu chí về đào tạo nhân lực y tế được đề cập là:

1) Nguồn nhân lực được đào tạo và sử dụng (tuyển dụng, sắp xếp, giao nhiệm vụ) để đảm đương được nhiệm vụ tốt nhất, đáp ứng được các mục tiêu của hệ thống y tế.

2) Nguồn nhân lực được đào tạo, sử dụng và điều phối tốt nhất để có mức chi phí thấp nhất nhưng vẫn có được hiệu quả mong muốn.

3) Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tập liên tục và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ ngày càng cao, đáp ứng các biến động của nhu cầu CSSK [6].

Như vậy cần xây dựng năng lực chuyên môn tốt cho nhân lực y tế. Muốn vậy cần một chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp, đặc biệt là đào tạo liên tục và khơi dậy sức sáng tạo của NVYT cả khu vực y tế công lập và tư nhân.

Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe con người; việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề. Khái niệm đào tạo liên tục ở nước ta cũng đã được đưa vào trong ngành y tế từ những năm 1990, với sự giúp đỡ của dự án hỗ trợ hệ thống đào tạo nhân lực y tế (còn gọi là 03/SIDA-Thụy Điển), Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnh triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục.

Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến. Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nêu bật tính đặc thù trong đào tạo, sử dụng nhân lực y tế. Các Luật: Cán bộ công chức, Viên chức, Giáo dục, Giáo dục đại học đều đề cập đến chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo y khoa là đặc biệt, đặc thù nên Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã có nhiều quy định liên quan đến công tác đào tạo nghề nghiệp cụ thể như sau:

- Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục:

Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại CCHN là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi CCHN với người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp

Điều 33. Quyền của người hành nghề: Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp; Được tham gia bồi dưỡng trao đổi thông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật y tế

Điều 37. Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [14].

- Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp:

Điều 83. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Y tế là phải tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực (2e). Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND tỉnh: Thực hiện trong phạm vi địa phương (khoản 3,4,5)

2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo liên tục tại nước ta hiện nay

a. Khái quát về Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013.

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc đào tạo liên tục trong ngành y tế, ngay từ khi chưa có Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 về “Hướng dẫn công tác đào liên tục đối với cán bộ y tế” [7]. Sau khi Luật Khám bệnh chữa bệnh có hiệu lực, Bộ Y tế đã điều chỉnh nâng cấp tiếp tục chủ trương này và ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYTngày 09/8/2013 thay thế Thông tư số 07/2008/TT-BYT. Trong cả 2 Thông tư trên Bộ Y tế thống nhất chủ trương tất cả cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình [4]. Trừ một số trường hợp cán bộ cao cấp thì việc học tập được quy đổi khi tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc tham gia tổ chức giảng dạy, nghiên cứu còn yêu cầu chung cho tất cả cán bộ y tế có thời gian đào tạo tối thiểu là 24 giờ thực học. Điểm khác biệt của Thông tư số 22/2013/TT-BYT so với Thông tư số 07/2008/TT-BYT là yêu cầu cao hơn với những người hành nghề khám bệnh chữa bệnh, ủy quyền phân quyền rộng hơn cho các cơ sở đào tạo liên tục và quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo đặc biệt là công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục [3].

b. Một số quy định và yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục

- Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi:

+ Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ,chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.

+ Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/ hội nghị/ tọa đàm.

+ Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/ thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/ thư ký đề tài cấp cơ sở (tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu).

+ Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 01 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản);  cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.

- Thời gian đào tạo liên tục:

+ Cán bộ y tế đã được cấp CCHN và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia ĐTLT tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

+ Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.

+ Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục

- Tổ chức hệ thống đào tạo liên tục:

Trước khi Thông tư số 22/2013/TT-BYT ra đời thì việc đào tạo liên tục chủ yếu do các trường y tế đảm nhận, gần đây do quá tải về số lượng tuyển sinh mới nên việc đào tạo liên tục ở các trường y càng bị hạn chế. Hiện nay cả nước có trên 200.000 cán bộ y tế cần được thường xuyên đào tạo liên tục nên các trường y không có khả năng đảm nhận. Mặt khác thực tế cho thấy cán bộ y tế được đào tạo tại chỗ sát với nhu cầu công việc hàng ngày sẽ hiệu quả hơn là đưa họ về các trường để học tập, do vậy Bộ Y tế chỉ rõ các Sở Y tế, bệnh viện, viện nghiên cứu trung ương cùng với các trường phải tổ chức đào tạo liên tục cán bộ y tế. Đến nay mạng lưới các cơ sở đào tạo liên tục đã được hình thành trong toàn quốc, được cấp mã số đào tạo liên tục.

Mã A được tự động cấp cho các trường y dược

Mã B được bộ cấp cho các cơ sở đào tạo liên tục ở trung ương, hay các trung tâm có chức năng hoạt động rộng rãi toàn quốc.

Mã C cấp cho các Sở Y tế các tỉnh/thành phố và y tế các Bộ, Ngành

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, được cấp mã ĐTLT C20.01. Hàng năm bệnh viện phải báo cáo công tác ĐTLT lên Sở Y tế, đảm bảo các hoạt động đào tạo liên tục được thực hiện đúng theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT và theo Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về ĐTLT [5].

- Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục:

Cơ sở đào tạo xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành mở lớp. Bộ Y tế khuyến khích các chương trình đào tạo liên tục có thời gian từ 3 tháng trở lên và nội dung chuyên môn sâu nên thiết kế để có thể liên thông với các chương trình đào tạo sau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II để tạo thuận lợi cho người học và nên xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến (e-learning) đối với những nội dung đào tạo phù hợp.

Căn cứ vào chương trình được phê duyệt, các cơ sở đào tạo xây dựng tài liệu dạy - học cho phù hợp. Tài liệu dạy - học được cấu trúc theo chương, bài. Trong mỗi bài cần có mục tiêu, nội dung và lượng giá. Khi biên soạn phần nội dung, lượng giá cần bám sát theo mục tiêu đề ra.

- Giảng viên đào tạo liên tục:

Giảng viên đào tạo liên tục là người có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp và được đào tạo về phương pháp dạy - học y học. Ưu tiên lựa chọn những giảng viên chuyên môn có nhiều kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là trong lâm sàng hơn là trình độ học vấn mang tính học thuật. Giảng viên cũng cần phải có phương pháp dạy học y học hay chứng chỉ sư phạm y học theo chương trình của Bộ Y tế. Do đặc thù của giảng dạy y học là dạy nghề, dạy theo nhóm nhỏ nên các lớp học nhất thiết phải có trợ giảng để đảm bảo chất lượng.

 Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh việc đào tạo y khoa liên tục cho những người hành nghề khám chữa bệnh là công việc rất quan trọng, đặc biệt là kèm cặp tay nghề trong các bệnh viện. Số lượng đào tạo rất lớn bao gồm đào tạo liên tục và đào tạo trước khi hành nghề (theo Điều 24 của Luật Khám chữa bệnh). Vì vậy trong Thông tư số 22/2013/TT-BYT đưa ra khái niệm mới là “Giảng viên lâm sàng” đó là những người có kinh nghiệm thực tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng. Như vậy ngoài kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, giảng viên lâm sàng còn phải được đào tạo về phương pháp dạy - học lâm sàng theo chương trình của Bộ Y tế [3].

- Quản lý công tác đào tạo liên tục:

Bộ Y tế quản lý công tác ĐTLT trong lĩnh vực y tế trên toàn quốc và giao cho Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn chỉ đạo.

Tại địa phương các Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác ĐTLT ở địa phương mình về chất lượng các khóa đào tạo và số chứng chỉ ĐTLT.

Các bệnh viện là cơ sở ĐTLT phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, chuẩn bị tốt chương trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên trợ giảng, cơ sở vật chất, học liệu và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc triển khai khóa học có chất lượng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý cấp trên.

- Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục:

Hiện nay Bộ Y tế đã có quyết định ban hành các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục cán bộ y tế. Bộ tiêu chuẩn đó bao gồm 3 loại là tiêu chuẩn cho bệnh viện trung ương, tiêu chuẩn cho viện nghiên cứu trung ương và tiêu chuẩn cho sở y tế [5]. Trong tiêu chuẩn của sở y tế lại có tiêu chuẩn cho cơ quan sở y tế, tiêu chuẩn cho bệnh viện thuộc sở y tế và tiêu chuẩn cho các đơn vị khác thuộc sở. Bộ Y tế sẽ tiến hành công nhận, công nhận lại chất lượng cơ sở đào tạo liên tục theo chu kỳ 5 năm 1 lần và giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chủ trì, tổ chức thẩm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục.

- Kinh phí cho đào tạo liên tục:

Khó khăn nhất trong việc triển khai đào tạo liên tục là kinh phí ở đâu, thu thế nào, chi thế nào, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế nhà nước. Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cho nội dung này. Tuy nhiên Thông tư số 22/2013/TT-BYT cũng nêu rõ kinh phí cho đào tạo liên tục cán bộ y tế được có từ các nguồn:

+ Do đóng góp của người đi học.

+ Kinh phí được kết cấu từ ngân sách nhà nước

+ Kinh phí đào tạo liên tục do các cơ sở y tế trả cho cán bộ y tế của mình từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

+ Kinh phí có từ nguồn thu hợp pháp khác để đào tạo liên tục.

Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của các cơ sở ĐTLT đã thực hiện trong 5 năm qua thì việc chi cơ bản dựa trên Thông tư số 36/2018/TT-BTC và số 123/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục:

Tất cả các quy định về ĐTLT nêu trên đều ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động ĐTLT của các bác sĩ. Cụ thể:

+ Yếu tố từ cơ quan quản lý (Chính phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế): đó là văn bản quản lý, các hướng dẫn trong ĐTLT: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 22/2013/TT-BYT; QĐ 493/QĐ-BYT; phân cấp Quản lý công tác ĐTLT; kinh phí chi cho ĐTLT (lấy một phần từ nguồn ngân sách nhà nước), việc cấp chứng chỉ, chứng nhận.

+ Yếu tố từ cơ sở ĐTLT (Bệnh viện): Việc tổ chức các hình thức ĐTLT; Chương trình, tài liệu; giảng viên tham gia giảng dạy, Phương pháp giảng dạy, địa điểm tổ chức…

+ Yếu tố từ cá nhân tham gia đào tạo (Bác sĩ): Tuổi, giới, trình độ, vị trí, thâm niên công tác và đặc biệt là nhận thức, thái độ của người BS về tầm quan trọng, quyền và nghĩa vụ của họ trong ĐTLT

2.2.3. Một số nghiên cứu về thực trạng đào tạo liên tục tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trịnh Yên Bình (2013) về thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cho thấy số lượng CBYT được đào tạo bổ sung kiến thức chiếm tỷ lệ thấp 36%. CBYT có thâm niên công tác càng cao thì tỷ lệ được đào tào liên tục càng lớn (47,4%). Thời lượng của một khóa học đa số từ 4 tuần trở lên. 64,2% CBYT chưa được đào tạo bổ sung chuyên môn, nâng cao kỹ năng có nhu cầu đào tạo; nội dung cần đào tạo liên tục của bác sĩ chủ yếu là: kiến thức về thuốc YHCT, nâng cao kỹ năng về điều trị bệnh và nâng cao kiến thức về chẩn đoán [1].

Nghiên cứu của Đỗ Hoàng Đức về hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bệnh viện Mắt Trung ương trong 02 năm 2014- 2015. Kết quả Bệnh viện đã tổ chức đào tạo được 8 lớp với 981 lượt học viên là bác sĩ. 52% học viên cho rằng phương pháp giảng dạy khá phù hợp với nội dung chương trình; 15,4% bác sĩ cho rằng giảng viên có mức độ truyền đạt kiến thức tốt; chỉ có 36% BS cho rằng nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc [8].

Nghiên cứu của Đào Xuân Lân năm 2015 về đánh giá hoạt động đào tạo liên t?

Các tin khác