Banner chính
Thứ Tư, 05/02/2025
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Giới thiệu Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh về đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024-2025

Thứ Tư, 25/12/2024

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 về Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024-2025. Ban biên tập xin được giới thiệu một số nội dung trọng tâm của Nghị quyết như sau:

Đến hết năm 2025 cơ bản hình thành chính quyền số, các nền tảng cơ bản để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, tiến tới hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, nền tảng số; đảm bảo sẵn sàng, đáp ứng các điều kiện căn bản phục vụ chuyển đổi số của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển 03 trụ cột chính gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo các định hướng, mục tiêu của Trung ương; quá trình triển khai phải đảm bảo công tác an toàn, an ninh trên không gian mạng, gắn kết chặt chẽ với phát triển các dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp; góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện; từng bước hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư để Ninh Bình trở thành một trong những Trung tâm đổi mới sáng tạo, có nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; phát huy hiệu quả tối đa của đầu tư từ ngân sách nhà nước với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đau tư tư”.

Các giải pháp thực hiện:

* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và môi trường pháp lý

Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Xây dựng, ban hành các quy chế, quy định đồng bộ, thống nhất gồm: Quản lý, vận hành khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; cập nhật, lưu trữ, trao đổi thông tin dữ liệu; tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, người dân ... đối với các hoạt động về chuyến đối số.

Xây dựng, áp dụng các cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động chuyến đôi số và xây dựng đô thị thông minh; có chính sách đãi ngộ thu hút công chức, viên chức, cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, chuyền đổi số có trình độ, năng lực cao; kịp thời khen thưởng những sáng kiến, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin - truyên thông, nhăc nhở phê bình cá nhân, tổ chức thiếu tích cực.

Thường xuyên rà soát các quy định, quy chế có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, Đe án 06/CP, chuyển đổi số để xem xét, sửa đổi, ban hành tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất phục vụ hoạt động triển khai, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đe án.

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội ngành nghề tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia công cuộc chuyến đối số tại tỉnh.

* Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đa dạng hóa và thực hiện hiệu quả các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về công nghệ số, phát triến chính quyền so, chuyến đối số và đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng, gắn với cải cách hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp ... về lợi ích trong việc tham gia cung cấp, sử dụng các dịch số nhằm thúc đấy phát triến kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực số; các kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp, Tổ công nghệ số cộng đồng và Tô công tác triển khai Đe án 06/CP các cấp ... trong việc ứng dụng, sử dụng; hướng dẫn tri en khai các dịch vụ, công nghệ số.

Hàng năm tổ chức sự kiện “Ngày chuyến đối số” tỉnh Ninh Bình với mục tiêu Hội tụ công nghệ chuyển đổi số để lan tỏa, mang lại lợi ích đến chính quyền, người dân, doanh nghiệp, kết họp công bố và quảng bá các sản phẩm “Make in Việt Nam”.

Tổ chức các sự kiện, chương trình, hội thảo về chuyển đổi số, trong đó chú trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; bảo vệ bí mật nhà nước; bảo vệ thông tin cá nhân; bảo vệ trẻ em ... trên môi trường mạng.

Thường xuyên tổ chức đánh giá, công bố, biểu dương khen thưởng các tố chức, cá nhân có thành tích tiêu biếu trong xây dựng, phát triển chính quyền số, chuyển đối số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

* Phát triển nguồn nhân lực số

Rà soát, bổ trí công tác phù hợp cho các cán bộ công chức, viên chức của tỉnh có chuyên môn vê công nghệ thông tin đê phụ trách, đảm nhận công tác chuyên đôi số, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin.

Kiện toàn hệ thống cán bộ và bộ phận chuyên trách chuyển đổi số từ tỉnh đến các huyện, thành phổ; các xã, phường, thị trấn. Khuyến khích các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện hình thành các bộ phận chuyên trách về chuyển đổi số trực thuộc hoặc bố trí cán bộ chuyên trách phù họp, đáp ứng triển khai nhiệm vụ chuyển đôi sô tại cơ quan, đơn vị mình.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và có chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ thôns tin chất lượng cao; tạo

điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng có liên quan nghiên cứu trao đôi, học tập, kinh nghiệm chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin.

Phát huy hiệu quả hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng; Tổ công tác triên khai Đe án 06/CP cơ sở nhằm thúc đẩy tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ số, công nghệ số cũng như cải thiện kỹ năng số; là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số các cấp để cụ thể hóa các hoạt động chuyến đổi số của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

* Phát triển hạ tầng số

Xây dựng, phát triển hạ tầng số chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; ưu tiên triến khai tại các khu, cụm công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại dịch vụ...

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng di động 4G; phát tri en hạ tầng mạng di động 5G; triển khai các giải pháp đế phố cập điện thoại di động thông minh trên địa bàn tỉnh.

Chuyển đổi mạng Internet của tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới Ipv6; kết nối, liên thông hệ thống mạng giữa khối Đảng và khối Chính quyền.

Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IOT); xây dựng lộ trình và triến khai tích họp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số; các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý vận hành, hình thành dữ liệu quản lý của các ngành, kho dữ liệu của tỉnh.

* Triển khai các nền tảng dùng chung và phát triển dữ liệu số

Xây dựng kế hoạch của tỉnh để thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia, đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Đẩy mạnh các hoạt động của Nen tảng kết nối chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) để sẵn sàng kết nối, khai thác, sử dụng chung dịch vụ của Nen tảng quốc gia bao gồm: Hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia; Hệ thống thanh toán trực tuyến quốc gia; Các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khăp trong một sổ lĩnh vực ưu tiên như: Y tế, Giáo dục, Du lịch, Nông nghiệp, Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, thương mại điện tử,...

Triển khai kết nổi, khai thác và kế thừa các nền tảng chuyển đoi số quốc gia theo Quyết định số 1 86/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng như các nền tảng/hạ tầng sô dùng chung do tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai theo yêu cầu thực tế như Trung tâm Dữ liệu; Kho dữ liệu; Nền tảng Tích họp, chia sẻ dữ liệu - LGSP; Nền tảng Điện toán đám mây dùng riêng tỉnh; Công dữ liệu mở tỉnh...

Xây dựng, phát triển các nền tảng hệ thống Chính quyên điện tử của tỉnh tuân thủ và theo quy định của Khung kiến trúc Chính quyên điện tử, hướng tới Chính quyền số của tỉnh theo các phiên bản tại từng thời diêm.

Đảm bảo nền tảng tích họp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) đáp ứng các tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; bảo đảm kết nối với nền tảng tích họp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và Trục liên thông văn bản quôc gia (VDXP).

Triển khai công cụ, giải pháp, nền tảng số hóa đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh để phục vụ thu gom dữ liệu để lưu trữ, quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả trên môi trường số làm cơ sở thiết lập hồ sơ dữ liệu/kho dữ liệu dùng chung cấp tỉnh.

Ưu tiên triển khai một số nền tảng số chuyên ngành như: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Du lịch; Công nghiệp; Giao thông vận tải và Logistics; Năng lượng; Môi trường; Tài chính - Ngân hàng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, tố chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm các tiêu chuẩn về kết nối, tiêu chuẩn về tích họp dữ liệu, truy cập thông tin, an toàn thông tin, dữ liệu đặc tả nhằm bảo đảm kết nối thông suốt, đồng bộ và khả năng chia sẻ, trao đối thông tin an toàn, thuận tiện giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tố chức, cá nhân.

* Tập trung chuyển đổi số trong các lĩnh ưu tiên

Tập trung thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực ưu tiên đáp ứng các nội dung, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Nghị quỵết số 01-NQ/TƯ ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng chính quyền điện tử, chuyến đối số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Xây dựng, triển khai đồng bộ các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây và ảo hóa trong lưu trữ, quản lý các ứng dụng và cơ sở dữ liệu; triến khai ứng dụng CNTT, chuyến đổi số đồng bộ, hiện đại, hiệu quả các lĩnh vực ưu tiên nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Ninh Bình thực hiện chuyến đối số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới nhằm đối mới hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước ỏ- các cấp trong toàn tỉnh; hình thành và phát triên môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tổt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.

* Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng

Bố trí ít nhất 10% trong tổng chi ngân sách cho chuyển đổi số của tinh để triên khai các nhiệm vụ vê đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, đặc biệt về đảm bảo an toàn thông tin đế bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh theo mô hình 4 lớp.

Tô chức kiêm tra đánh giá theo định kỳ, đột xuất đối với tất cả các hệ thống thông tin, nên tảng, ímg dụng, hạ tâng trang thiêt bị của các sở, ban, ngành và uv ban nhân dân các huyện, thành phô trên địa bàn tỉnh đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định và hướng dẫn hiện hành.

Tăng cường xây dựng, kiện toàn đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh mạng, ứng cứu sự cố đế kịp thời theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, phối họp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Phát triến, hoàn thiện Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng (SOC) của tỉnh đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định và tích họp kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của quốc gia; hình thành mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin mạng rộng khắp trong toàn tỉnh.

Tiếp tục đẩỵ mạnh thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng cũng như các Chỉ thị khác của Chính phủ về an toàn thông tin, an ninh mạng; đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về tính riêng tư, an ninh, an toàn thông tin và các tiêu chuẩn mã hóa, lưu trữ, giao tiếp, kết nối các hệ thống trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; triển khai thực hiện theo nội. dung tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”!

Xây dựng, triển khai các quy định về vai trò, phân quyền truy cập sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu có cam kết đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu đối với cán bộ phụ trách quản trị hệ thống, người sử dụng tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp chuyển đổi số; định kỳ tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố, diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng cấp tỉnh; phê duyệt hồ sơ và đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Duy trì tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cấp tỉnh hàng năm; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thế người dân hàng năm; Đảm bảo hoạt động mạng lưới an toàn thông tin của tỉnh, kết nối thường xuyên với mạng lưới quôc gia.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong công tác tham mưu, thực thi, triên khai các nhiệm vụ của Đe án về an toàn thông tin, an ninh mạng.

Phối họp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và huyện, thành phố trên địa bàn trong công tác quản lý đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

* Tài chính, thu hút vốn đầu tư

Bảo đảm bố trí đủ kinh phí cho ứng dụng công nghệ thông tin, phát triên chính quyền sổ, chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, triển khai Đê án 06/CP và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng trong dự toán ngân sách hàng năm.

Tranh thủ sự hỗ trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các tập đoàn viễn thông, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để phát triển hoàn thiện hạ tầng thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ và phôi hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án từ các bộ ngành Trung ương triên khai vê tỉnh; huy động các nguồn vốn, nguồn xã hội hóa hợp pháp vào hoạt động chuyên đôi sô và các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

* Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sáng kiến, tiên phong thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới

Xây dựng cơ chế chính sách và hành lang pháp lý để triển khai các mô hình thử nghiệm, cộng tác, kinh doanh mới giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, tập trung vào lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hợp tác trao đối tri thức, sáng chế.

Xây dựng các chính sách kết nối giữa các doanh nghiệp để cùng chia sẻ chi phí tiếp cận các sở hữu trí tuệ, công nghệ mới.

Tiên phong thử nghiệm và ứng dụng các mô hình đối mới sáng tạo mở đê khuyến khích khởi nghiệp và khai phá tiềm năng ứng dụng công nghệ mới, mô hình mới vào các ngành, lĩnh vực truyền thống.

Triển khai các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp công nghệ số gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh họp tác, chia sẻ kinh nghiệm

Chủ động họp tác, liên kết với các tỉnh/thành phố nhằm phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương tạo ra những khả năng phát triến mới trong việc phát triến chính quyền số, chuyến đối số, đảm bảo an toàn thông tin và phát triến các dịch vụ đô thị thông minh.

Đấy mạnh họp tác với các tố chức, hội, hiệp hội; các doanh nghiệp ICT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên cả 3 lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm và tài chính đế phát triến, đấy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyến đoi số, áp dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hợp tác, phát triển các dịch vụ đô thị thông minh thông qua các đề án, dự án họp tác quốc tể.

Tích cực tìm kiểm đổi tác trong và ngoài nước đế thiết lập quan hệ, tranh thủ sự hồ trợ, giúp đỡ về mọi mặt cho các chương trình, dự án phát triển và ứns dụng công nghệ thông tin trona chuyên đoi số toàn diện và xây dựng đô thị thông minh. Khuyên khích các đơn vị, cá nhân trong tỉnh xây dựng các dự án kêu gọi vốn đâu tư của các tô chức, cá nhân trona và ngoài nước.

Tố chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số. Tạo mối liên kêt họp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong chuyến đối số để áp dụng những giải pháp mới.

* Giám sát, đánh giá

Đây mạnh công tác kiêm tra, giám sát; xây dựng, triển khai các phương pháp, công cụ đê thực hiện đánh giá, đo lường hiệu quả, kết quả, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, yêu câu, nhiệm vụ công tác chuyên đôi sô của các cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh.

Thường xuyên thực hiện thống kê, báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tổ chức sơ kêt kêt quả thực hiện 06 tháng, 01 năm/lân nhằm rút các bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo./.

Nguyễn Tử Tiến Lợi

Các tin khác