Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp của thời kỳ đổi mới

Thứ Ba, 29/07/2014
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, từ năm 2011 đến nay, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại 3 kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Việc lấy ý kiến nhân dân đã được các cấp, các ngành triển khai được sự tham gia sâu rộng, nghiêm túc, tích cực, tâm huyết của đông đảo các tầng lớp nhân dân và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ thống chính trị.
 

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiến pháp sửa đổi vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011).

Bản Hiến pháp sửa đổi có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp. Với bố cục 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp sủa đổi bao gồm các chương về: Chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Bảo vệ Tổ quốc; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân; Chính quyền địa phương;  Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước;  hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014). Như vậy sau hơn 21 năm đất nước ta đã có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

Thu Hằng

 

Các tin khác