Banner chính
Thứ Sáu, 25/10/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Kết quả triển khai, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ Tư, 14/08/2024

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương. Tỉnh Ninh Bình đã đặt mục tiêu triển khai Đề án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin dân cư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số ở các cấp quản lý.

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC MẶT CÔNG TÁC

Công tác tuyên truyền và hoàn thiện chính sách, pháp luật

- Các đơn vị đã xây dựng 02 phóng sự, 68 tin, bài tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Trang thông tin điện tử và trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng mạng xã hội, nội dung tập trung vào các tiện ích của Đề án 06, Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/09/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

- Các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 568 buổi với 1.709 lượt tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh; tuyên truyền 291 buổi lồng ghép thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi bộ của xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, tổ dân phố; tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã của huyện đã bố trí 01 bảng lưu

Công văn số 03/UBND-PVHCC ngày 19/01/2024 về việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và chấm điểm khả tín khách hàng vay phục vụ cho vay an sinh xã hội; Công văn số 05/UBND-PVHCC ngày 24/01/2024 về việc đôn đốc thực hiện kết nối, tích hợp SS0 và làm sạch các tài khoản trên Cổng Dịch vụ công; Công văn số 06/UBND-PVHCC ngày 24/01/2024 về việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án 06; Công văn số 07/UBND-PVHCC ngày 29/01/2024 về việc tuân thủ quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá hiệu quả mức độ sử dụng DVCTT qua hệ thống EMC (lần 2) để nâng cao chất lượng, hiệu quả của DVCTT; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024; Công văn số 08/UBND-PVHCC ngày 16/02/2024 về việc tham mưu Văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 12/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 09/UBND-PVHCC ngày 19/02/2024 về việc tuyên truyền, tập huấn sử dụng, ứng dụng VneID Vận động để tuyên truyền trực quan, giới thiệu về 05 tiện ích Đề án 06; 25 DVC thiết yếu; 05 bước nộp hồ sơ trực tuyến; 02 nhóm DVC liên thông... góp phần giúp người dân, doanh nghiệp có những trải nghiệm, hình dung về Đề án 06 cũng như quy trình trong nộp hồ sơ trực tuyến.

Kết quả thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử Kết quả triển khai 11 DVC thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh đã giải quyết 10.237 hồ sơ trực tuyến, cụ thể:

- Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD: 63 hồ sơ.

- Cấp lại, đổi thẻ CCCD: 1.861 hồ sơ.

- Đăng ký thường trú: 2.072 hồ sơ.

- Đăng ký tạm trú: 285 hồ sơ.

- Thông báo lưu trú: 2.468 hồ sơ.

- Khai báo tạm vắng: 01 hồ sơ.

- Làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu: 03 hồ sơ.

- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông: 839 hồ sơ.

- Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy: 2.555 hồ sơ.

- Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội): 90 hồ sơ.

Kết quả triển khai 14 DVC của các sở, ban, ngành đã giải quyết 5.812 hồ sơ trực tuyến, cụ thể:

- Đăng ký khai sinh: 299 hồ sơ.

- Đăng ký khai tử: 198 hồ sơ.

- Đăng ký kết hôn: 336 hồ sơ.

- Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: 877 hồ sơ.

- Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân: 1.114 hồ sơ.

- Cấp phiếu lý lịch tư pháp: 305 hồ sơ.

- Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp: (220/380V): 554 hồ sơ.

- Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện: 72 hồ sơ.

- Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp: 06 hồ sơ.

- Cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe: 146 hồ sơ.

- Liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: 1.417 hồ sơ.

- Liên thông Đăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí:488 hồ sơ.

Nhóm phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 05 nhóm tiện ích.

Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp DVC trực tuyến

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đã gửi 303.209 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Từ 15/01/2024 đến 15/02/2024, tổng số hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh 27.189 hồ sơ, trong đó hồ sơ trực tuyến 17.378 hồ sơ (đạt 63,92%).

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ TTHC của tỉnh đã hoàn thành kết nối với 19 hệ thống thông tin.

- Về chữ ký số chuyên dùng trên địa bàn tỉnh: 100% cơ quan nhà nước đã được cấp chữ ký số chuyên dùng với 5.057 chứng thư số (4.353 chứng thư số cá nhân và 704 chứng thư số tổ chức). Đã cấp 292 SIM PKI phục vụ việc ký số trên thiết bị di động cho các đồng chí lãnh đạo các cấp.

- Chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh: Lũy kế đã cấp 24.334 chữ ký số công cộng cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, trong đó đã cấp 5.666 chữ ký số miễn phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến, phục vụ thực hiện (Mô hình xây dựng tối thiểu 20 DVC không sử dụng hồ sơ giấy).

Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội

- Thực hiện Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tính lũy kế đến nay đã hỗ trợ cho 2.023 đối tượng đủ điều kiện, với số tiền 2.957.500.000 đồng.

- Hoàn thành rà soát cơ sở dữ liệu cho 22.900 người có công với cách mạng, 149.086 người cao tuổi và 12.201 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số

- Công an tỉnh Ninh Bình đã cấp 698.054 tài khoản định danh điện tử, kích hoạt 534.298 tài khoản định danh.

- Đối với thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tính đến nay đã lập tài khoản cho 546 cơ sở kinh doanh lưu trú. 518 tài khoản đã được Bộ Công an phê duyệt sử dụng, đã có 108 cơ sở kinh doanh lưu trú sử dụng ASM thông báo 28.500 khách lưu trú. Kết quả triển khai, thực hiện quản lý lưu trú tại các cơ sở khám chữa bệnh có 07 cơ sở khám chữa bệnh sử dụng ASM thông báo 2.723 bệnh nhân.

- Tỷ lệ doanh nghiệp, người dân thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội ngày một tăng. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 104%.

- Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng, bao gồm:

(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an); (2) Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT); (3) Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam); (4) Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (Bộ Tài chính); (5) Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp); (6) Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); (7) Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính); (8) Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); (9) Liên thông Tài nguyên Môi trường -Thuế (Bộ Tài nguyên và Môi trường); (10) Hệ thống mã bưu chính Vpostcode (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam); (11) Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; (12) CSDL của Bộ GTVT; (13) CSDL Tài nguyên Môi trường; (14) Tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số CMND 09 số với CCCD trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và CSDL thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết TTHC lĩnh vực thuế; (15) Phần mềm Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH); (16) Hệ thống cấp phép, quy hoạch xây dựng (Bộ Xây dựng); (17) Phần mềm dịch vụ công liên thông Liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; liên thông Đăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí (Bộ Công an); (18) Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được kết nối với Kho dữ liệu trên Cổng dịch vụ công quốc gia; (19) Kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở về giáo dục và đào tạo. trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy đạt 90%. Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 40%. Tỷ trọng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt đạt khoảng 30%.

- Tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đạt khoảng 89,1%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 70,8%. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 90%.

- Tỷ lệ thuê bao di động sử dụng dịch vụ mobilemoney/tổng số thuê bao di động đạt 5,3%.

- Người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước tham gia cài đặt và sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tham gia sàn thương mại điện tử... và phục vụ công việc và cuộc sống.

- Đến nay 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như: mã QR code hoặc phương thức Mobile money và thẻ POS liên kết với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Có 190/190 cơ sở khám chữa bệnh trang bị máy móc, thiết bị phục vụ người dân khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD (đến nay đã thực hiện được 581.212 lượt).

+ Ngành Tài nguyên và Môi trường của tỉnh đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh triển khai việc thực hiện thanh toán nghĩa vụ tài chính liên quan đến các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai đối với tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, lũy kế đã phát sinh 180 hồ sơ của tổ chức, cá nhân thanh toán nghĩa vụ tài chính thành công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

+ Toàn tỉnh có 320/320 cơ sở giáo dục công lập thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt (trừ các trường tiểu học), đạt tỷ lệ 100%; có 459/465 cơ sở giáo dục công lập thực hiện thanh toán các khoản dịch vụ giáo dục không dùng tiền mặt, đạt 98,7%.

+ Ngành LĐTBXH của tỉnh đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho Người có công, người hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội trên địa bàn. Kết quả: Tổng số đối tượng an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh 69.714 đối tượng; số đối tượng đã thực hiện rà soát 69.714/69.714 đối tượng (đạt 100%), trong đó 16.091/16.091 đối tượng có tài khoản được chi trả qua tài khoản, 20.581 đối tượng bất khả kháng không đăng ký tài khoản là người già, không có khả năng đi lại; không có người nhận thay để uỷ quyền; tổng số tiền chi trả qua tài khoản 8.134.069.880 đồng.

+ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã thực hiện việc ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong việc chuẩn hóa thông tin mã số thuế. Cục Thuế tỉnh đã rà soát chuẩn hóa dữ liệu của nhiều người nộp thuế, thực hiện tinh gọn, chính xác thông tin quản lý người nộp thuế. Nhóm tiện ích hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư.

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng DVC quốc gia, triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử; các DVC về hoạt động khuyến mại; đã kết nối với nền tảng thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính liên quan đến TTHC về đất đai trên cổng DVC quốc gia. Triển khai ứng dụng Zalo OA để nhắn tin, quét mã QR thông báo trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; một số đơn vị đã triển khai nhắn tin nhắn (SMS brands name) thông tin tiến độ giải quyết hồ sơ trên Hệ thống.

- Công an tỉnh phối hợp với các hội, đoàn thể ban hành Kế hoạch, Quy trình thu thập, nhập thông tin hội viên, kết quả (tính đến ngày 15/02/2024, đã nhập thông tin của 57.910 hội viên Hội Nông dân, 71.526 hội viên Hội Người cao tuổi, 39.565 hội viên Hội Cựu chiến binh, 19.907 Người có công, 347.505 Người lao động).

Nhóm phục vụ điều hành của lãnh đạo các cấp

- Hệ thống giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Ninh Bình đã cấp 303 tài khoản; 45 workspace dữ liệu cho cấp tỉnh, huyện, xã trên 09 lĩnh vực giám sát, đó là: Điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; tình hình xử lý văn bản và điều hành; dịch vụ hành chính công; lĩnh vực y tế; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực du lịch; quản lý sử dụng đất đai; tương tác phản hồi của người dân và Giám sát, điều hành các lĩnh vực khác khi có nhu cầu.

- UBND tỉnh ban hành Công văn số 24/UBND-PVHCC ngày 04/4/2023 về việc triển khai phần mềm theo dõi, giám sát Đề án 06, Kết quả: Đã lập 171 tài khoản, sử dụng phần mềm theo dõi, giám sát Đề án 06, các đơn vị đã thường xuyên truy cập tài khoản, sử dụng phần mềm thực hiện theo chỉ đạo của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Công tác làm sạch dữ liệu

- Công tác làm sạch dữ liệu dân cư: Đã tiến hành thường xuyên, liên tục đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Đã hoàn thành 23/23 chỉ tiêu làm sạch dữ liệu dân cư do Cục C06 giao trong đợt 1, đợt 2, đợt 3 (tỷ lệ đạt 100%).

- Đã xác thực được 892.116 người trên tổng số 902.089 người BHXH tỉnh quản lý việc cấp thẻ BHYT, đạt 98,9%.

- Triển khai thực hiện quy trình chuẩn hóa và làm sạch 276.791/276.895 dữ liệu trẻ em, đạt 99,96%.

Kết quả triển khai thực hiện mô hình điểm

Trong tháng, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện các mô hình, cụ thể như: Công văn số 03/UBND-PVHCC ngày 19/01/2024 về việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và chấm điểm khả tín khách hàng vay phục vụ cho vay an sinh xã hội; Công văn số 07/UBND-PVHCC ngày 29/01/2024 về việc tuân thủ quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá hiệu quả mức độ sử dụng DVCTT qua hệ thống EMC (lần 2) để nâng cao chất lượng, hiệu quả của DVCTT; Hướng dẫn các đơn vị triển khai, thực hiện các mô hình điểm theo Kế hoạch phối hợp số 107/KHPH-TCTĐA06/CPTW-UBND tỉnh Ninh Bình ngày 02/8/2023 thực hiện 43 mô hình của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.

Kết quả tính đến nay các sở, ngành được giao chủ trì đã xây dựng 38 Kế hoạch với 38 mô hình. UBND, Công an các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng 21 Văn bản, Kế hoạch triển khai, thực hiện mô hình.

Kết quả triển khai, thực hiện 02 dịch vụ công liên thông

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 14/8/2023 về triển khai, thực hiện 02 dịch vụ công liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú

- Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Từ 10/7/2023-15/02/2024, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận, giải quyết 10.002 hồ sơ 02 dịch vụ công liên thông, trong đó: Liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi: 7.977 hồ sơ; liên thông Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng: 2.025 hồ sơ.

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG TRONG THỜI GIAN TỚI

Bám sát các văn bản chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2023; Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 10/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh. Tập trung khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tăng cường sự phối hợp, liên thông chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương. Tiếp tục làm sạch dữ liệu dân cư đảm bảo dữ liệu“đúng, đủ, sạch, sống”.

Đẩy mạnh việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, hội, địa phương trong triển khai, thực hiện thu thập, cập nhật dữ liệu... để hoàn thiện hệ sinh thái, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo hạ tầng, công nghệ, nguồn lực triển khai thực hiện Đề án, trọng tâm là: (1) Hoàn thiện xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; (2) Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đáp ứng yêu cầu phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tỷ lệ đồng bộ hồ sơ trên Cổng DVC quốc gia; triển khai kết nối Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với các Hệ thống, phần mềm, CSDL chuyên ngành đảm bảo theo yêu cầu; (3) Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu; (4) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nguồn nhân lực thực hiện Đề án; (5) Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện Đề án 06, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác tuyên truyền, triển khai các mô hình Đề án 06; (6) Tiếp tục cập nhật, chuẩn hóa danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương; rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC; (7) Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định để tổ chức, người dân không phải mang, xuất trình nhiều loại giấy tờ khi thực hiện các TTHC; (8) đẩy mạnh tuyên truyền, tập tuấn sử dụng ứng dụng VNeID đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị biết, sử dụng có hiệu quả các tiện ích đang có trên ứng dụng VNeID và lan tỏa trong cộng đồng.

Phối hợp với Bộ Công an triển khai các quy trình và giải pháp kỹ thuật để thực hiện kết nối Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử VNeID (Bộ Công an), tích hợp tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử (SSO) trên Cổng dịch vụ công (hoặc ứng dụng Công dân số) để từ ngày 01/7/2024 chỉ sử dụng duy nhất tài khoản định danh điện tử. Đẩy mạnh ứng dụng các dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên các lĩnh vực Ngân hàng, Viễn thông, Y tế, Bảo hiểm, Giáo dục, Công tác quản lý nhà nước…; triển khai các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trên, nhất là trong thanh toán viện phí, học phí, chi trả chính sách an sinh xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội....; Đẩy mạnh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả 43 mô hình điểm theo Kế hoạch phối hợp số 107 ngày 02/8/2023 giữa Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và UBND tỉnh.

Như vậy Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, còn nhiều công việc cần thực hiện để nắm bắt và tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển địa phương./.

Minh Châu

Các tin khác