Hằng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xây dựng những chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT của tỉnh đồng thời chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện có hiệu quả. Toàn ngành quyết tâm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, không ngừng, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đánh giá trong 5 năm không ngừng phát triển, Sở GD&ĐT đúc kết thành các bài học kinh nghiệm nêu ra một số mô hình tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Ninh Bình như sau:
1. Mô hình nâng cao chất lượng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các bậc học trong toàn tỉnh đã nhận được quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình, sự phối hợp chỉ đạo, thực hiện của các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Với sự chỉ đạo nghiêm túc, bài bản của Sở GD&ĐT, sự vào cuộc tích cực của các phòng GD&ĐT, các trường THPT, sự ủng hộ của chính quyền, nhân dân các địa phương, ngay từ năm đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiều trường học đã được công nhận mới, công nhận lại theo tiêu chuẩn trường học đạt chuẩn quốc gia.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã định ra chỉ tiêu: Đến năm cuối nhiệm kỳ tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: MN 95%; TH (đạt chuẩn mức độ 2) 70%; THCS 90%; THPT 56%.
Trong Chương trình hành động số 53/CTr-SGD&ĐT ngày 28/10/2015 của Sở GD&ĐT Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, Sở GD&ĐT đã định ra mục tiêu xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới đối với từng cấp học, bậc học như sau: Mầm non (MN) 95,3% (hơn 0,3%); Tiểu học (TH) đạt chuẩn mức độ 2: 70,7% (hơn 0,7%), Trung học cơ sở (THCS) 91,5% (hơn 1,5%); Trung học phổ thông (THPT) 57,7% (hơn 1,7%). Tất cả các chỉ số đều phấn đấu cao hơn so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Tổng kết năm học 2014-2015, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, bậc học toàn tỉnh như sau: MN 74,7% (thiếu 20,6%); TH (đạt chuẩn mức độ 2) 50% (thiếu 20,7%); THCS 73,2% (thiếu 18,3%); THPT 25,9% (thiếu 31,8%). Như vậy các cấp học tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thiếu xấp xỉ 20%, riêng cấp THPT thiếu hơn 30% so với mục tiêu đề ra.
Do đó, Sở GD&ĐT đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành giáo dục, cần phải tập trung nhiều nguồn lực thì mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Trước tiên, Sở GD&ĐT đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được của giai đoạn trước, xác định các thuận lợi cũng như khó khăn cần khắc phục.
Về thuận lợi:
(1) Có đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia;
(2) Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT đều có nội dung chỉ đạo về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học;
(3) Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản và chính sách xây dựng trường chuẩn Quốc gia;
(4) Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh tới các xã (phường, thị trấn) về cơ bản quan tâm đến GD&ĐT, đặc biệt là công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia;
(5) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục cơ bản có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia;
(6) Hiệu trưởng các nhà trường chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp có hiệu quả với cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Về khó khăn:
(1) Tỉnh Ninh Bình có 54 xã vùng miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang ven biển và 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội hạn chế nên việc thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cũng như tiêu chuẩn về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội chuyển biến chậm;
(2) Đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu cả về số lượng và chủng loại, chưa chú ý đến đội ngũ giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và Tiếng Anh;
(3) Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa nghiên cứu sâu về những tiêu chí, chỉ số trong các tiêu chuẩn của một trường học đạt chuẩn quốc gia, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền hiệu quả còn mức độ;
(4) Xây dựng trường chuẩn chủ yếu quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tới điểm trường chính, điểm trường lẻ chưa được quan tâm.
Sau khi xác định rõ nhiệm vụ cũng như những thuận lợi, khó khăn, Sở GD&ĐT đã triển khai đồng bộ năm nhóm giải pháp nhằm nâng dần tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học, bậc học, gồm:
(1) Nâng cao số lượng, chất lượng, đảm bảo cân đối cơ cấu, chủng loại cán bộ, giáo viên, nhân viên;
(2) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
(3) Huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia xây dựng trường học;
(4) Nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục;
(5) Đổi mới công tác quản lý giáo dục.
Tính đến hết học kỳ I năm học 2019-2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, bậc học toàn tỉnh như sau: MN 96,1% (vượt 1,1%); TH (mức độ 2) 75% (vượt 5%); THCS 93,6% (vượt 3,6%); THPT 53,8%, phấn đấu đến tháng 9 năm 2020 đạt 57,7% (vượt 1,7%). Như vậy, về cơ bản, mục tiêu đặt ra đã được hoàn thành vượt mức.
Cụ thể, tính đến hết tháng 12 năm 2019, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia của toàn tỉnh có so sánh với thời điểm tháng 5 năm 2015 như sau: MN 147 trường (tăng 35 trường), TH (mức độ 2) 114 trường (tăng 39 trường), THCS 130 trường (tăng 26 trường), THPT 14 trường (tăng 7 trường).
Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đã đem lại hiệu quả và lợi ích to lớn trên nhiều phương diện:
(1) Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã có chuyển biến rất tích cực;
(2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường đạt chuẩn quốc gia khang trang, từng bước hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học;
(3) Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao, các trường đạt chuẩn có đủ số lượng, cơ cấu giáo viên tương đối đảm bảo;
(4) Chất lượng giáo dục của các trường đạt chuẩn ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi về học lực, khá tốt về hạnh kiểm cao, có nhiều giải học sinh giỏi các cấp, góp phần đưa Ninh Bình là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục tốt trong khu vực và trong toàn quốc.
2. Mô hình nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ (PCGD, XMC) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác PCGD, XMC. Công tác PCGD TH, THCS đã được triển khai thực hiện ngay từ năm 1997, ngay sau khi có Thông tư 14/1997/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Công tác PCGD MN cho trẻ 5 tuổi được triển khai thực hiện từ năm 2010, ngay sau khi có Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT. Trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ thiết thực công tác PCGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Quá trình, kết quả công tác PCGD, XMC của tỉnh Ninh Bình tính đến tháng 12 năm 2014 như sau:
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Ninh Bình phấn đấu duy trì kết quả PCGD MN cho trẻ em 5 tuổi, nâng kết quả PCGD TH đúng độ tuổi từ mức độ 2 lên mức độ 3, đạt kết quả PCGD THCS mức độ 3, đạt chuẩn XMC mức độ 2. Kết thúc năm 2019, kết quả PCGD XMC của tỉnh Ninh Bình đạt được như sau:
Với kết quả đạt được như trên, tính đến tháng 12 năm 2019, tỉnh Ninh Bình là tỉnh thứ ba trong toàn quốc (sau Bắc Ninh, Hà Nam) đạt PCGD, XMC mức cao nhất ở tất cả các nội dung.
Để đạt được kết quả đáng tự hào này, trước tiên, như các công tác khác, Sở GD&ĐT đã tiến hành tổng kết, xác định thuận lợi, khó khăn, từ đó tham mưu với UBND tỉnh đề ra giải pháp cụ thể cho cả giai đoạn và theo từng năm.
Về thuận lợi:
(1) Công tác PCGD, XMC nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của các cấp, các ngành, có hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện công tác PCGD, XMC đầy đủ từ trung ương đến địa phương;
(2) Ngành GDĐT Ninh Bình nhận được sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, các cơ quan ban ngành và của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh;
(3) Nhân dân trong tỉnh có ý thức cao về giáo dục, tạo điều kiện cho con em học tập, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển;
(4) Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành luôn đoàn kết, nhất trí cao với các chủ trương chính sách phát triển giáo dục của ngành giáo dục toàn quốc nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng;
(5) Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi các cấp có chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây;
(6) Tỉnh Ninh Bình có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác PCGD, XMC.
Về khó khăn:
(1) Địa hình một số xã ở huyện miền núi Nho Quan và huyện ven biển Kim Sơn dài, rộng, có xã dài đến 12 km; đường giao thông ở nông thôn còn nhiều khó khăn vì vậy học sinh phải đi học xa;
(2) Tỷ lệ đồng bào theo đạo Thiên chúa khá đông, nhất là ở hai huyện Kim Sơn và Nho Quan. Đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí giữa các vùng miền không đồng đều. Do vậy việc thực hiện công tác PCGD TH đúng độ tuổi, PCGD THCS, PCGD MN cho trẻ 5 tuổi trong toàn tỉnh và công tác phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn cũng gặp một số khó khăn;
(3) Đội ngũ giáo viên, ở một số trường trong huyện Gia Viễn, Kim Sơn, huyện Nho Quan còn thiếu và không đồng bộ đã ảnh hưởng lớn đến công tác phổ cập THCS;
(4) Ở một số huyện nghề phụ phát triển mạnh, một số đối tượng PCGD theo gia đình, anh em đi làm ăn xa cũng ảnh hưởng một phần đến công tác PCGD, đặc biệt việc đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên được đào tạo nghề;
(5) Thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS trong điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học vẫn còn thiếu, kinh phí đầu tư cho công tác PCGD THCS còn nhiều bất cập.
Về giải pháp:
Trước hết, UBND tỉnh đã có kế hoạch phân công rõ nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành trong việc phối kết hợp thực hiện công tác PCGD XMC.
(1) Đối với Sở GD&ĐT: Làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD, XMC trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Phối hợp với Sở Tài chính, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí, định mức chi cho công tác PCGD, XMC phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương; Chủ động tham mưu thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp và nâng cấp trường học, tăng cường kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo yêu cầu của PCGD, XMC; Chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa phương. Thực hiện tốt việc quản lý số liệu điều tra phổ cập trên hệ thống thông tin quản lý PCGD, XMC trong toàn tỉnh và cả nước; Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm tra công nhận huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD, XMC. Tiến hành sơ kết, tổng kết công tác PCGD, XMC.
(2) Đối với các sở khác: Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thành phố, xác định vị trí việc làm và số người làm trong các cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC (đặc biệt là giao chỉ tiêu, số lượng tuyển dụng bổ sung GVMN cho các đơn vị cấp huyện, nhằm tháo gỡ khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên trong các cơ sở GDMN). Sở Tài chính: Phối hợp với Sở GD&ĐT và Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thành phố tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện PCGD, XMC báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối trong dự toán ngân sách hằng năm theo phân cấp quản lý. Đối với Sở KH&ĐT: Phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Tài chính cân đối nguồn hỗ trợ của tỉnh, rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo mục tiêu PCGD, XMC.
(3) Đối với các tổ chức chính trị, các đoàn thể: Hướng dẫn các tổ chức thành viên cấp huyện, xã tích cực vận động trẻ trong độ tuổi phổ cập đến trường, tham gia vận động trẻ bỏ học trở lại trường, vận động các nguồn xã hội hóa cho PCGD, XMC.
Thứ hai, thực hiện tốt xã hội hóa đối với công tác PCGD, XMC:
(1) Tỉnh Ninh Bình đã làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài: trong những năm qua với sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, quỹ khuyến học của tỉnh đã làm tốt việc động viên cả về vật chất lẫn tinh thần cho những học sinh có những thành tích xuất sắc trong năm học. Số tiền quỹ khuyến học lên đến hàng tỉ đồng.
(2) Ban chỉ đạo PCGD, XMC tỉnh chỉ đạo ban chỉ đạo các cấp căn cứ vào các văn bản hiện hành về công tác xã hội hóa, đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường học. Nhiều đơn vị đã huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, sự đóng góp của các bậc phụ huynh, nhờ đó mà cơ sở vật chất, thiết bị trường học khang trang hơn, đảm bảo thực hiện tốt công tác PCGD, XMC;
(3) Nhiều địa phương, hội khuyến học đã làm tốt việc động viên các dòng họ, các gia đình chăm lo cho công tác giáo dục, có khen thưởng, động viên khuyến tài, khuyến học.
Thứ ba, tập trung nguồn lực tài chính dành cho công tác PCGD, XMC:
(1) UBND tỉnh luôn quan tâm đầu tư kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. Đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư cho công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nhờ đó mà chất lượng dạy và học tại các nhà trường không ngừng được nâng lên;
(2) Chỉ đạo các huyện, thành phố tích cực huy động kinh phí từ nguồn của địa phương, từ công tác xã hội hóa để mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng cơ sở vật chất nhằm đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tích cực.
Thứ tư, làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện PCGD, XMC:
(1) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội đối với công tác PCGD, XMC:
(2) Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị điều tra rà soát các tiêu chuẩn của phổ cập giáo dục theo các cấp học (MN, TH, THCS, XMC) để có những giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
(3) Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
(4) Coi trọng việc huy động học sinh đến trường, duy trì sỹ số học sinh trong nhà trường và nâng cao hiệu quả giáo dục; tổ chức có hiệu quả việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi hoàn tất chương trình trung học; quan tâm tạo điều kiện để thanh thiếu niên vì hoàn cảnh khó khăn được học và đạt trình độ phổ cập giáo dục;
(5) Đẩy mạnh công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, quan tâm quy hoạch mạng lưới trường lớp;
(6) Ngoài việc kiểm tra định kỳ, Sở GD&ĐT còn lồng ghép công tác kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tại các đơn vị.
Vì tất cả các nội dung đã đạt chuẩn ở mức độ cao nhất, nên nhiệm vụ trong thời gian tới của tỉnh Ninh Bình là giữ vững kết quả PCGD, XMC đã đạt được, không ngừng cải tiến chất lượng, để công tác PCGD, XMC đi vào thực chất, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.
3. Mô hình nâng cao chất lượng Kì thi THPT Quốc gia
Từ năm học 2016-2017, kỳ thi THPT Quốc gia được Bộ GD&ĐT tổ chức với nhiều điểm mới so với các năm học trước, đó là:
(1) Kỳ thi THPT quốc gia 2017 được tổ chức trong 2,5 ngày. Thí sinh làm 5 bài thi, bao gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Bài thi Tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên và Bài thi Tổ hợp các môn Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi gồm các câu hỏi ở mức độ cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và các câu hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh để tuyển sinh đại học, cao đẳng.
(2) Mỗi tỉnh, thành phố tổ chức một cụm thi. Các điểm thi được đặt ở trường hoặc liên trường THPT ở các huyện, thị, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
(3) Tham gia coi thi, chấm thi là giáo viên các trường phổ thông và cán bộ, giảng viên đại học, cao đẳng. Như vậy, các trường đại học, cao đẳng chia sẻ trách nhiệm, cùng phối hợp Sở GD&ĐT chủ trì, tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
(4) Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thi, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi chuẩn hóa riêng. Phòng thi có 24 thí sinh thì sẽ có 24 mã đề thi khác nhau cho mỗi môn thi.
(5) Bộ GD&ĐT tiếp tục quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) căn cứ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để các trường đại học, cao đẳng xây dựng phương án xét tuyển.
Với những thay đổi đáng kể như trên, ngay khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Phòng Giáo dục Trung học phối hợp phòng Giáo dục Thường xuyên hướng dẫn các trường THPT, các trung tâm GDTX chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, ôn thi sát với tình hình nhà trường, với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, quyết tâm không để những thay đổi của kì thi làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm sát cánh cùng với các nhà trường trong công tác dạy và học đáp ứng đổi mới của kì thi THPT Quốc gia.
Thứ nhất, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều buổi chuyên đề, nhiều lớp tập huấn theo từng môn học. Các chuyên đề, các lớp tập tập huấn đã giải quyết một hoặc một số vấn đề cụ thể của môn học, tập trung vào phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài thi trắc nghiệm cũng như xây dựng chương trình, nội dung ôn tập cụ thể theo từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh. Khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, chuyên viên phụ trách từng bộ môn đã phối hợp với đội ngũ cốt cán tập trung nghiên cứu, phân tích cấu trúc đề thi về nội dung, mức độ, xây dựng ma trận đề thi, từ đó xây dựng tài liệu ôn tập, đề thi thử bám sát cấu trúc đề thi minh họa để phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập tại các nhà trường.
Thứ hai, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều đợt giao ban với lãnh đạo các trường THPT, các trung tâm GDTX để trao đổi, bàn bạc, tháo gỡ khó khăn, thống nhất cách thức quản lý hoạt động dạy và học tại các nhà trường, hướng đến mục tiêu thi THPT Quốc gia. Tại các buổi giao ban, nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được lãnh đạo các nhà trường chia sẻ, từ đó nhân rộng ra tất cả các đơn vị nhà trường.
Thứ ba, Sở GD&ĐT đã tổ chức hai đợt thi thử trong mỗi năm học, một đợt vào tháng Ba và một đợt vào tháng Năm, lần lượt trước kỳ thi ba tháng và một tháng. Đề thi được soạn theo đúng cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, với nhiều câu hỏi hay, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu phân loại học sinh. Công tác ra đề, in sao đề thi được Sở GDĐT quản lý nghiêm ngặt, công tác coi thi, chấm thi được các trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, diễn ra theo đúng các khâu, các bước như kỳ thi THPT quốc gia. Ngay sau khi chấm thi, lên điểm, các trường đã phân tích kết quả thi đến từng lớp, từng môn, từng giáo viên giảng dạy, từng học sinh. Từ đó quay trở lại điều chỉnh công tác dạy và học theo hướng khắc phục những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng mà học sinh còn đang mắc phải. Việc tổ chức kỳ thi thử diễn ra đúng như kỳ thi THPT quốc gia còn giúp học sinh làm quen với áp lực trường thi và tự đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó lựa chọn trường đại học, cao đẳng phù hợp, đồng thời xác định được động cơ, thái độ ôn tập đúng đắn. Bên cạnh đó, việc tổ chức kỳ thi thử còn giúp cho các nhà quản lý, các thầy cô giáo nắm bắt được quy chế thi, cách thức tổ chức coi thi, chấm thi để thực hiện tốt trong thực tế.
Thứ tư, công tác in sao đề thi, coi thi, chấm thi của tỉnh Ninh Bình đã được các trường đại học phối hợp làm thi cũng như Bộ GD&ĐT và toàn xã hội đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế. Có được kết quả này là do Sở GD&ĐT đã rất nghiêm cẩn trong khâu chọn người thực thi nhiệm vụ, đồng thời đã tổ chức tập huấn công tác thi cho lãnh đạo, giáo viên, nhân viên các nhà trường rất bài bản, nghiêm túc, sau khi tổ chức đã tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, kỉ luật người vi phạm và khen thưởng người có nhiều đóng góp. Từ đó hình thành trong cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức trách nhiệm cao trong việc thực thi nhiệm vụ khi tham gia các hội đồng in sao đề thi, coi thi, chấm thi.
Với các nhóm giải pháp như trên, kết quả thi THPT quốc gia của tỉnh Ninh Bình 5 năm trở lại đây luôn xếp thứ hạng cao trong toàn quốc. Cụ thể, về điểm trung bình các môn thi, năm 2015, 2016, 2017 Ninh Bình xếp thứ 4/63 tỉnh thành, năm 2018, 2019 xếp thứ 3/63 tỉnh thành trong toàn quốc. Nhiều năm liền Ninh Bình có đa số môn thi có điểm trung bình cao hơn điểm trung bình toàn quốc và đứng trong tốp 10 tỉnh thành có điểm thi cao nhất, đặc biệt có một số môn xếp vị trí cao nhất trong toàn quốc như GDCD, Lịch sử, Địa lý. Năm 2019, cả 9/9 môn thi có điểm trung bình cao hơn điểm trung bình môn thi của toàn quốc.
Với kết quả đạt được như trên, Ninh Bình đã giữ vững vị trí đứng trong tốp 5 các tỉnh có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong toàn quốc trong suốt kỳ Đại hội Đảng vừa qua. Trong nhiệm kỳ tới, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng để giữ vững vị trí đã đạt được, khẳng định chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
4. Mô hình đổi mới công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Trong nhiều năm, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của tỉnh Ninh Bình ổn định với bốn môn thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và một môn thứ tư. Môn thứ tư thay đổi theo từng năm học, do lãnh đạo sở GD&ĐT quyết định. Việc tổ chức thi với bốn môn thi như vậy có ưu điểm là gọn nhẹ, các khâu từ ra đề, in sao đề thi, coi thi, chấm thi đều nhẹ nhàng, học sinh không nhiều áp lực. Tuy nhiên có một nhược điểm lớn, đó là việc giảng dạy cũng như học tập các môn học (ngoại trừ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) của giáo viên cũng như học sinh ở một số nhà trường diễn ra cầm chừng, chỉ khi Sở GD&ĐT công bố môn thi thứ tư (khoảng cuối tháng Ba) thì lúc đó nhà trường mới bắt đầu tập trung ôn tập môn thi thứ tư. Thậm chí, các môn thứ tư đã được thi trong một vài năm học trước sẽ bị coi nhẹ, lơ là trong suốt năm học (với tâm lý chủ quan là mới thi thì sẽ không thi lại). Điều này dẫn đến hệ lụy là việc dạy lệch, học lệch các môn thi thứ tư. Học sinh không được học tập chu đáo, kiến thức lỏng lẻo, khi lên cấp THPT tiếp tục học không tốt ở những môn học đó. Đặc biệt, trong suốt nhiều năm, môn Giáo dục công dân, một môn học rất quan trọng góp phần hình thành đạo đức, kỹ năng sống, ý thức công dân cho học sinh bị xem nhẹ, không được sử dụng là môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nên việc giảng dạy môn học này ở nhiều nhà trường mang tính hình thức, không phát huy hết vai trò của môn học.
Với lý do nêu trên, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã tham mưu và nhận được sự nhất trí cao của lãnh đạo UBND tỉnh, quyết định: ngoài hai bài thi Toán, Ngữ văn, bài thi thứ ba là tổ hợp của bảy môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Tiếng Anh. Các bài thi đều theo thang điểm 10. Hai bài thi Toán, Ngữ văn hệ số 2, bài thi tổ hợp hệ số 1. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, gồm 50 câu hỏi, môn Tiếng Anh chiếm 40% số điểm (20 câu), 6 môn còn lại mỗi môn chiếm 10% số điểm (10 câu/môn). Vì là năm đầu tiên triển khai và số lượng môn thi trong bài thi tổ hợp lên tới 7 môn, nên lãnh đạo Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Hội đồng ra đề thiết kế các câu hỏi trong đề thi chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Mặt khác, chủ trương thay đổi cũng đã được phổ biến sớm đến các nhà trường ngay từ đầu năm học. Do đó, mặc dù cách thức thi thay đổi nhưng các nhà trường đã không bị động, học sinh có tâm lý thoải mái, phấn khởi bước vào kỳ thi.
Lứa học sinh này năm học 2019-2020 đã tốt nghiệp THPT và hiệu quả đã thể hiện rõ rệt trong kết quả thi THPT quốc gia của tỉnh Ninh Bình: Ninh Bình đứng vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành toàn quốc về điểm trung bình các môn thi (nguồn theo thống kê của thanhnien.vn), có tới 7/9 môn thi đứng trong top 10 toàn quốc, đặc biệt môn GDCD đứng đầu toàn quốc về điểm trung bình, 9/9 môn thi có điểm trung bình cao hơn điểm trung bình toàn quốc. Đây là trái ngọt, cho thấy chủ trương đổi mới kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là hoàn toàn đúng đắn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh nhà.
Năm học 2018-2019, do nhận thấy vai trò quan trọng của bài thi tổ hợp, nên Sở GD&ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh, nâng hệ số của bài thi tổ hợp lên bằng với hệ số của hai môn Toán và Ngữ văn.
Sang năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục đổi mới kì thi tuyển sinh vào 10 THPT theo hướng thiết thực hiệu quả hơn. Theo đó, bài thi tổ hợp sẽ rút xuống còn 4 môn thi, sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên theo năm học (tức là môn đã thi năm học trước có thể vẫn tiếp tục thi năm học này), trong đó luôn có môn Tiếng Anh, chiếm 40% số điểm, ba môn còn lại mỗi môn chiếm 20% số điểm. Như vậy, áp lực của học sinh sẽ tiếp tục còn được giảm xuống hơn nữa so với hai năm học trước. Bốn môn đã thi trong bài thi tổ hợp năm học 2019-2020 là Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Bên cạnh việc đổi mới về môn thi, hình thức thi, sự đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT còn thể hiện ở việc thay đổi nội dung thi theo hướng tăng cường các câu hỏi có liên quan đến thực tế, nhằm đánh giá được toàn diện hơn năng lực và phẩm chất của học sinh. Thông qua đó, tác động trở lại việc giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức hàn lâm, kinh viện, mà đã phải tìm tòi, đưa vào bài học các vấn đề có liên quan đến thực tế cuộc sống, buộc học sinh phải huy động các năng lực và phẩm chất nhằm giải quyết được vấn đề. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải thiết kế các câu hỏi, bài tập phủ hết chương trình để học sinh làm quen, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Qua đó, học sinh thấy được ý nghĩa của các môn học, tăng thêm hứng thú và niềm yêu thích việc học tập, không còn tình trạng học tủ, học lệch, kiến thức xa rời thực tế.
Trong toàn quốc, chưa có nhiều tỉnh thực hiện việc đổi mới kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo hướng như tỉnh Ninh Bình đang triển khai. Có thể nói Ninh Bình là một trong các tỉnh tiên phong đổi mới công tác này. Việc đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT đang cho thấy hiệu quả rõ rệt: học sinh không còn học lệch, các giáo viên không còn dạy tủ, số điểm liệt giảm xuống, điểm trung bình các môn thi tăng, học sinh được trang bị kiến thức tốt, đáp ứng việc học và thi ở cấp THPT, hiểu được giá trị của kiến thức đối với đời sống, thêm yêu trường, yêu lớp, yêu khoa học, mà kết quả của kỳ thi THPT quốc gia cũng như các kỳ thi, hội thi khác chính là minh chứng thuyết phục nhất cho hiệu quả của việc đổi mới này.
5. Mô hình đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
5.1. Giáo dục mầm non
Triển khai thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020”
Để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo như: Kế hoạch số 06/KH-SGD&ĐT ngày 14/02/2017 về việc triển khai “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện như: Công văn số 119/SGD&ĐT-GDMN ngày 14/02/2017 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện; Kế hoạch số 52/KH-SGD&ĐT ngày 20/10/2017 Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” tỉnh Ninh Bình năm học 2017-2018; Công văn số 261/SGD&ĐT-GDMN ngày 16/3/2018 về việc báo cáo kết quả Cuộc thi cấp huyện và thống nhất một số nội dung Cuộc thi cấp tỉnh; Kế hoạch số 54/KH-SGDĐT ngày 30/9/2019 về việc tổng kết 05 năm triển khai thực hiện. Hằng năm, Sở GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó chỉ đạo việc thực hiện, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên có nội dung tổ chức Chuyên đề theo kế hoạch nhằm giúp cho CBQL, GVMN nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và thực hiện tốt 05 nội dung của Chuyên đề.
Sở GD&ĐT đã tổ chức quán triệt tinh thần, nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong thực hiện chương trình GDMN cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong toàn tỉnh thông qua hội nghị tập huấn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, triển khai nhiệm vụ năm học; tổ chức các lớp chuyên đề, hội thảo cấp tỉnh để cụ thể hóa 5 nội dung của chuyên đề theo hình thức tập trung tại các trường điểm của tỉnh, của huyện; Chỉ đạo các đơn vị tổ chức đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt chuyên môn như: bồi dưỡng tập trung, lồng ghép với sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở giáo dục mầm non và sinh hoạt chuyên môn theo cụm, định kỳ,... nhằm giúp giáo viên có nhiều cơ hội trong việc trao đổi, giao lưu, học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau về cách thức tổ chức thực hiện chuyên đề; Chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo từng năm học phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Lựa chọn trường mầm non có điều kiện tốt về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để chỉ đạo xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề. Tại cấp tỉnh, lựa chọn 3 trường mầm non đại diện cho từng địa bàn: Vùng thành phố (trường MN Hoa Mai, TP Ninh Bình), vùng nông thôn (MN Mai Sơn, huyện Yên Mô) và miền núi (MN Quang Sơn, TP Tam Điệp). Trên cơ sở triển khai thực hiện điểm của tỉnh, mỗi Phòng GD&ĐT lựa chọn từ 2-3 trường điểm, đại diện vùng thuận lợi và khó khăn để chỉ đạo thực hiện, từ đó triển khai đại trà cho các trường mầm non. Chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, tham mưu với lãnh đạo địa phương, phối kết hợp các ban ngành đoàn thể trên địa bàn, các nhà hảo tâm... để huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học để trẻ được vui chơi, học tập một cách thuận lợi nhất; thường xuyên cập nhật thông tin trên trang web của phòng GD&ĐT, của trường; tuyên truyền nội dung chuyên đề thông qua hội nghị, hội thảo, báo, đài địa phương, qua việc tổ chức hội thi, cuộc thi; qua bản tin, góc tuyên truyền, qua các cuộc họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non; tích cực kiểm tra, hỗ trợ các đơn vị thực hiện chuyên đề.
Sau 4 năm thực hiện, với sự nỗ lực của đội ngũ, sự vào cuộc của các địa phương, các tổ chức ban ngành, đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh, giáo dục mầm non tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thực hiện chuyên đề và đạt được kết quả như sau: Diện mạo của các cơ sở GDMN trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tích cực. Các địa phương đã tranh thủ được nhiều nguồn lực để xây dựng phòng học, sân chơi, xây dựng khu vui chơi ngoài trời đáp ứng yêu cầu của chuyên đề; tích cực trang bị tài liệu, học liệu hỗ trợ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhằm thực hiện tốt chuyên đề. Kết quả, tính đến tháng 01/2020 toàn tỉnh có 100% trường mầm non có sân chơi ngoài trời với các thiết bị đồ chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ, trong đó sân chơi có 5 loại thiết bị, đồ chơi trở lên chiếm 90,1% (tăng 13,3% so với năm 2016); tỷ lệ nhóm/lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đạt 63,7% (tăng 4,6% so với năm 2016), riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%; 12 trường mầm non được mở rộng diện tích, 06 trường được qui hoạch ra đất mới, 409 phòng học được xây mới, 132 phòng học cũ được cải tạo, nâng cấp. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm thiết bị, đồ dùng đồ chơi là 400,9 tỷ đồng. Đa số các nhà trường đã tận dụng không gian quy hoạch và thiết kế phong phú các góc, khu vực chơi ngoài trời khác nhau, như: Vườn cổ tích, sân chơi phát triển vận động được trải thảm cỏ nhân tạo, khu đồ chơi có bánh xe, chơi với bóng, góc chơi cát, nước, khu khám phá khoa học - khám phá xã hội, khu vườn rau, vườn hoa,... Ở tất cả các góc, khu vực chơi đều được bố trí đa dạng đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, sạch đẹp, mang màu sắc riêng của từng đơn vị, tạo tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. 100% đơn vị Phòng GD&ĐT đã lựa chọn và nhân rộng được 55 trường thực hiện mô hình điểm (tỷ lệ 35,9%), trong đó, một số đơn vị đã thực hiện tốt như TP Ninh Bình, TP Tam Điệp, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô. Công tác kiểm tra, đánh giá hỗ trợ thực hiện chuyên đề được tổ chức nghiêm túc, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như: kiểm tra theo chuyên đề, lồng ghép với kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục. Trong 4 năm thực hiện chuyên đề đã tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên đề lồng ghép trong tập huấn thực hiện chương trình GDMN cho đội ngũ, trong đó tại tỉnh có 36 lớp, tại cấp huyện có 99 lớp, với 6.750 lượt người tham gia đảm bảo cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng về nội dung chuyên đề.
Tính đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có sự thay đổi và chuyển biến tốt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề; Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế; Đa số hoạt động giáo dục được giáo viên tổ chức thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ em được tạo cơ hội hoạt động theo nhu cầu, hứng thú của cá nhân, vai trò của trẻ trong các hoạt động được thể hiện rõ nét. Đặc biệt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được triển khai thực hiện hiệu quả trong các cơ sở giáo dục mầm non. Hàng năm, 100% các cơ sở giáo dục mầm non đã tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ lồng ghép với tổ chức ngày lễ, ngày hội (Ngày hội đến trường, Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Lễ hội quê hương,...); tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương. Công tác tuyên truyền về mục tiêu của GDMN nói chung và Chuyên đề nói riêng đã tạo được hiệu ứng, hiệu quả tốt, với sự đồng thuận, quan tâm, ủng hộ cao của phụ huynh học sinh, của địa phương và các cấp, các ngành, cụ thể: Sở GD&ĐT đã tham mưu tăng cường đầu tư thiết bị bổ sung cho việc thực hiện Chuyên đề với mức đầu tư từ 50-300 triệu/trường từ ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện; Các cô giáo đã cùng với cha mẹ trẻ sưu tầm nguyên vật liệu phế thải như lốp xe, thùng sơn kết hợp với gỗ, tre, dây thừng, vở chai gội đầu, sữa tắm, bìa lịch cũ, cuộn len, xốp, cành cây khô, tre nứa, cỏ dại, hạt trái cây, vải vụn… đã làm ra 27.326 đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, sinh động, có giá trị sử dụng trong công tác giảng dạy và vui chơi cho trẻ. Ngoài ra các bậc phụ huynh cùng các ban ngành đoàn thể địa phương đã đồng hành cùng nhà trường trong việc ủng hộ tiền, tham gia nhiều ngày công cải tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học, sửa chữa đồ dùng đồ chơi,... tạo mọi kiện thuận lợi cho trẻ vui chơi học tập tốt nhất. Một số đơn vị cấp huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền như TP Ninh Bình, TP Tam Điệp, huyện Yên Mô, huyện Nho Quan. Năm học 2016-2017, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thành công Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị trên địa bàn. Kết quả, cấp huyện có Có 9/9 đơn vị cấp huyện tổ chức thi đạt tỷ lệ 100% với 153/153 (đạt 100%) trường mầm non tham gia; số trường được đánh giá đạt yêu cầu 75/153 trường (đạt 49%); cấp tỉnh có 24 bộ sản phẩm đại diện cho 8 huyện, thành phố, có 14/24 trường tiêu biểu (chiếm 58,3%), trong đó có 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 04 giải Ba và 06 giải Khuyến khích. Sở GD&ĐT chọn 03 sản phẩm dự thi cấp Bộ: Trường MN Quang Sơn (TP Tam Điệp), trường MN Hoa Mai, trường MN Nam Thành (TP Ninh Bình), cả 3 sản phẩm đều được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
5.2. Giáo dục phổ thông
5.2.1. Cấp Tiểu học
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đến các trường tiểu học từ năm học 2017-2018 đến nay; Sở đã chỉ đạo, tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng với hàng nghìn lượt đại biểu tham dự bao gồm tất cả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; xây dựng chủ đề dạy học, dạy học tích cực và kỷ luật tích cực; soạn giáo án theo hướng đổi mới; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; kĩ năng sống; mô hình trường học mới; dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”; dạy Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch… tổ chức rút kinh nghiệm, thống nhất các nội dung trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Dạy học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” (PP BTNB) tại các trường TH tỉnh Ninh Bình đã đạt nhiều thành công. Sở GD&ĐT phân tích đánh giá như sau:
Thuận lợi: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; thường xuyên kiểm tra, tư vấn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn, bồi dưỡng Phương pháp Bàn tay nặn bột và cơ bản vận dụng hiệu quả trong các tiết học. Hiệu trưởng nhà trường chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp, chỉ đạo tổ chức c&