Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ Tư, 09/11/2022
Trong những năm qua quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi của cả nước. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn . .. bước đầu đã góp phần phục vụ sản xuất, đời sống của người dân đô thị và đang từng bước hoàn thiện để đảm bảo một cơ sở vật chất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề để nâng cao điều kiện sống góp phần xoá đói giảm nghèo của người dân cũng như tạo lập một nền tảng phát triển đô thị bền vững.

Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các công trình kỹ thuật hạ tầng tại nhiều đô thị vẫn còn thiếu, xuống cấp nghiêm trọng: Giao thông đô thị chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư, các phương tiện giao thông ngày càng tăng nhanh, các hiện tượng về ùn tắc giao thông vẫn xảy ra thường xuyên. Dịch vụ cấp nước chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều vùng, đặc biệt nhiều đô thị nhỏ hiện còn dùng nước chưa qua xử lý, tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn ở mức cao, hệ thống đường ống cấp nước chưa đồng bộ, chắp vá, rò rỉ. Thoát nước đô thị thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, tình trạng ngập úng thường xảy ra. Nước thải phần lớn chưa được xử lý, chảy thẳng ra sông hồ gây ô nhiễm môi trường. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Đồng bộ được hiểu là sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chính thể. Hay đồng bộ là sự điều chỉnh mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện, làm cho chúng có khoảng thời gian trùng nhau hoặc duy trì một sự chênh lệch thời gian cố định giữa chúng. Đầu tư đồng bộ để cho ra một sản phẩm tương đối hoàn chỉnh.

Nhằm quản lý đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phối hợp quản lý chặt chẽ và thống nhất từ khâu quy hoạch xây dựng, kế hoạch xây dựng cơ bản, dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư, triển khai xây dựng đến khi đưa vào công trình vào vận hành, khai thác và sử dụng, Ngày 22/6/2021 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Theo đó, một số nội dung cơ bản như sau

1. Yêu cầu bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

 Phải lựa chọn các hình thức bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với từng loại đô thị và xu hướng phát triển lâu dài của đô thị.

Vị trí tương đối của các hạng mục công trình khi bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải đảm bảo kết nối tương thích và đồng bộ, không ảnh hưởng lẫn nhau và đến sự an toàn trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng của chính các công trình đó và các công trình khác có liên quan. Việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật với nhau và với các công trình khác trong đô thị phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan

Đối với các khu đô thị mới, các tuyến đường xây dựng mới, thực hiện bố trí các đường dây, cáp nổi... hạ ngầm vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Phối hợp chặt chẽ các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; đồng thời, bảo đảm an toàn và bảo vệ công tác bí mật các công trình quốc phòng, an ninh.

2. Quy định về khảo sát, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Công tác khảo sát phải thể hiện hiện trạng địa hình, địa chất, thủy văn và các công trình ngầm, nổi hiện có tại khu vực khảo sát và phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về khảo sát được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho mỗi loại công trình.

Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung:

- Phải tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy phạm chuyên ngành đối với từng loại công trình.

- Khi thiết kế đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung trên các tuyến đường, phố, các khu dân cư, khu đô thị xây dựng mới phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về quản lý quy hoạch, kiến trúc.

- Khi thiết kế công trình tuy nen, hào, cống, bể kỹ thuật thì chủ đầu tư và đơn vị thiết kế phải phối hợp, thỏa thuận với các đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cũng như các đơn vị sử dụng đường dây đi nổi để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành cũng như đáp ứng không gian ngầm cho phát triển của các công trình này trong tương lai, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Công tác thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung thực hiện theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác có liên quan.

4. Quy định về cấp phép xây dựng, cấp phép thi công công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, giấy phép thi công; trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định.

Việc cấp giấy phép xây dựng công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan. Việc cấp giấy phép thi công các công trình nằm trên phần đất dành cho đường bộ thực hiện theo các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Các hoạt động liên quan đến đê điều phải thực hiện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về đê điều; các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi.

5. Thi công công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc để phối hợp kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công.

Nhà thầu thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động bình thường của các tuyến đường dây, đường cáp, đường ống, các công trình ngầm và các công trình khác cũng như bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Nhà thầu thi công phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ thi công công trình cũng như các quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình hiện hành.

 Phải có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công như: Gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục, vỡ... nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.

6. Nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trước khi đưa vào sử dụng

Trước khi đưa công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung vào khai thác sử dụng phải thực hiện công tác nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan.

7. Lưu trữ hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung sau khi xây dựng hoàn thành; Chủ đầu tư, chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành phải thực hiện lưu trữ hồ sơ thiết kế và hoàn công công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung sau khi đã tổ chức nghiệm thu và quyết toán theo các quy định của pháp luật về lưu trữ; có trách nhiệm bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình 01 bộ hồ sơ thiết kế và hoàn công công trình, cung cấp thông tin về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

8. Yêu cầu về bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

- Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Công trình tuy nen phải thực hiện chế độ bảo trì thường xuyên và định kỳ.

- Các công trình hào kỹ thuật, đường dây, đường ống phải thực hiện chế độ bảo trì định kỳ.

- Khi thực hiện công tác bảo trì, phải chú ý kiểm tra nghiêm ngặt hệ thống đấu nối công trình; các thiết bị kiểm soát thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).

9. Trách nhiệm của các Cơ quan liên quan trong việc bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

- Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

- Thực hiện bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo chỉ dẫn và quy định của nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp, do không thực hiện quy trình bảo trì công trình theo quy định;

- Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp.

- UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác bảo trì của chủ sở hữu hoặc chủ quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

10. Nguyên tắc cải tạo, di chuyển, sắp xếp, hạ ngầm đường ống, đường dây, đường cáp đi nổi

Việc cải tạo, di chuyển, sắp xếp và hạ ngầm các đường ống, đường dây, cáp nổi trên đường phố phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch chuyên ngành; phù hợp kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường ống, đường dây, đường cáp chung của đô thị; đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận hành và mỹ quan đô thị.

Khi thực hiện cải tạo, sắp xếp, hạ ngầm các đường ống, đường dây, đường cáp đi nổi phải gắn thẻ nhựa hoặc biển nhựa ghi tên của đơn vị quản lý đường dây, đường cáp ở vị trí dễ nhận biết để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.

11. Tổ chức cải tạo, di chuyển, sắp xếp, hạ ngầm đường ống, đường dây, đường cáp đi nổi

Đối với các tuyến đường, phố đã xây dựng, các đô thị cũ, đô thị cải tạo từng bước hạ ngầm đường dây, đường cáp nổi bằng nguồn vốn ngân sách hoặc kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

Cơ quan quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật khảo sát, tổng hợp và xây dựng kế hoạch hạ ngầm đường dây, đường cáp nổi; đề xuất cải tạo, di chuyển, sắp xếp vị trí, hướng tuyến các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Các tổ chức, cá nhân sở hữu, khai thác, sử dụng đường ống, đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn tỉnh căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt để xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo ngầm hóa các công trình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp, tham gia và đóng góp kinh phí để thực hiện việc hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp đi nổi của mình quản lý theo quy hoạch và theo quy định này.

Chủ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường ống, đường dây, đường cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.

QUẢN LÝ SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Các quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Thực hiện đúng quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật, Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2. Cơ sở dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Dữ liệu về quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bao gồm các đồ án quy hoạch xây dựng hoặc các đồ án quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dữ liệu về hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm các loại bản vẽ hiện trạng và bản vẽ hoàn công xây dựng của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được lập cho một khu vực của đô thị hoặc toàn đô thị trong đó thể hiện loại công trình, quy mô, vị trí, kích thước và hệ thống đấu nối kỹ thuật của các công trình.

Các dữ liệu có liên quan về quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung:

- Thông tin về cấp và loại công trình, quy mô và tính chất công trình, thời gian hoàn thành công trình và tình trạng sử dụng;

- Thông tin về tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của chủ sở hữu công trình;

- Thông tin về tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ các đơn vị quản lý, vận hành và đơn vị sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do các tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu (Sở Xây dựng, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố) là các bản vẽ, thuyết minh và dữ liệu đã được số hóa.

3. Trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung của các sở, ngành cũng như tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng các công trình nói trên được áp dụng theo các quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 24 Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật; Thông tư số 11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.

4. Phương pháp xác định giá, cơ chế và nguyên tắc kiểm soát giá công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Việc thực hiện xác định giá, cơ chế và nguyên tắc kiểm soát giá thuê sử dụng chung, chi phí quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung thực hiện theo Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD- BTTTT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nguyễn Tử Tiến Lợi

Các tin khác