Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

“Nghiên cứu, Ðề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Ninh Bình Ðến nãm 2020” của trường Ðại học Hoa Lư

Thứ Sáu, 09/11/2018
Với sứ mệnh của một trường đại học đa ngành, trong những năm qua bên cạnh công tác đào tạo, trường Đại học Hoa Lư rất chú trọng quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với thực tế của địa phương.  Xuất phát từ thực tế giảng dạy ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) của nhà trường và thực tiễn phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, năm 2012, trường Đại học Hoa Lư đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Ninh Bình đến năm 2020” do TS. Nguyễn Mạnh Quỳnh làm Chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã được hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh nhất trí thông qua và triển khai thực hiện trong vòng 18 tháng.

Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Ninh Bình ở các khía cạnh: thị trường khách du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa, công tác tổ chức quản lý và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa ở Ninh Bình trong thời gian tới như: phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa chú trọng tính mới mẻ, độc đáo của chương trình du lịch, kết hợp du lịch văn hóa với các loại hình du lịch Mice, Teambuilding…; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa chú trọng đến  hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng có chất lượng cao; đa dạng hóa các cơ sở vui chơi giải trí tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch văn hóa chuyên nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu, điều kiện mà thực tế đặt ra; bảo tồn, quản lý tài nguyên du lịch cần xác định giá trị tài nguyên và vai trò của doanh nghiệp du lịch trong công tác bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua mô hình du lịch làng quê nhằm tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch một cách tích cực nhất; mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá cần nhấn mạnh đến việc xây dựng thương hiệu điểm đến; khai thác hiệu quả các kênh xúc tiến, quảng bá du lịch đặc biệt tăng cường khai thác mạng thông tin điện tử du lịch để khách du lịch có thể truy cập dễ dàng.

Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh đánh giá xếp loại Xuất sắc. Thành công này cũng là sự tiếp nối truyền thống nghiên cứu khoa học của nhà trường đồng thời khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của trường Đại học Hoa Lư. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được các giảng viên bộ môn Văn hóa - Du lịch đưa vào vận dụng giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học và là cơ sở cho các sở, ban ngành hoạch định chính sách phát triển du lịch góp phần đưa Ninh Bình trở thành địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa mà Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch văn hóa của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2012, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa của tỉnh, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình. Kết quả của đề tài thể hiện trên các mặt sau:

1. Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Công trình có tác động sâu sắc đến nhận thức, hành động của cán bộ làm công tác du lịch và văn hóa của tỉnh, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đối với các công trình, các di tích văn hóa của tỉnh. Từ đó, nâng cao hơn ý thức giữ gìn, trân trọng, bảo vệ và phát huy tốt hơn giá trị văn hóa của các tài nguyên du lịch nhân văn, các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn; Công trình cũng đóng góp quan trọng cho việc dự báo xu hướng phát triển du lịch văn hóa - tâm linh, góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được các giảng viên bộ môn Văn hóa - Du lịch đưa vào ứng dụng giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học (chương trình văn hóa - du lịch) của trường Đại học Hoa Lư, các lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác du lịch và đã đạt được hiệu quả tích cực.

2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác:

Đề tài cung cấp cơ sở lý luận quan trọng về văn hóa, du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn. Các số liệu và nghiên cứu thực tiễn đảm bảo khoa học, chính xác, khách quan, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, giảm thiểu tác động xấu đến các tài nguyên du lịch văn hóa - tâm linh, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên này một cách tốt nhất trong điều kiện hiện có.

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm rõ khái niệm, đặc trưng của loại hình du lịch văn hóa mà Ninh Bình có thế mạnh. Đồng thời chỉ rõ muốn phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả cao thì cần phải kết hợp các yếu tố văn hóa trong hoạt động du lịch, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo riêng có của Ninh Bình.

3. Giá trị của công trình:

Giá trị khoa học: Lần đầu tiên, du lịch văn hóa Ninh Bình được nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học, theo quan điểm và phương pháp nghiên cứu hiện đại. Là tài liệu tham khảo, giảng dạy cho chuyên ngành văn hóa - du lịch tại trường Đại học Hoa Lư.

Giá trị thực tiễn: Là tài liệu tham khảo hữu ích để các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch - lữ hành có thể tham khảo, hoạch định chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh nhà, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh riêng có của Ninh Bình trong lĩnh vực du lịch văn hóa - tâm linh.

4. Thành tựu cụ thể của công trình:

Đề tài đã chứng minh một cách thuyết phục và khoa học: Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như: Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm, là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa.

Trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của về công tác du lịch của tỉnh, kết hợp với các kết quả khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực tiễn, đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng, có tính khả thi nhằm phát triển du lịch văn hóa Ninh Bình một cách bền vững, chất lượng, hiệu quả, đa dạng, đúng với định hướng của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.

Thu Hoài

Các tin khác