Banner chính
Thứ Sáu, 19/04/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Phân biệt các mô hình trồng rau

Thứ Sáu, 11/08/2017
Khi chúng ta tìm kiếm thông tin trên internet, chúng ta thường thấy cái cụm từ trồng rau sạch, trồng rau bằng phương pháp thủy canh hoặc rau hữu cơ và nhiều các khái niệm khác liên quan đến trồng rau không khỏi khiến chúng ta lẫn lộn trong mớ bòng bong kiến thức về trồng rau sạch.

Dưới đây là sự giải thích về các khái niệm để mọi người có thể hiểu rõ và phân biệt dễ dàng hơn các khái niệm trên:

1. Trồng rau hữu cơ

- Là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên;

- Không bón phân hóa học;

- Không phun thuốc bảo vệ thực vật;

- Không phun thuốc kích thích sinh trưởng;

- Không sử dụng thuốc diệt cỏ;

- Không sử dụng hạt giống biến đổi gen.

2. Trồng rau an toàn

Rau hữu cơ còn được gọi là rau sạch, khi canh tác không được sử dụng quá tiêu chuẩn cho phép các chất sau:

- Hạn chế dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, thuốc cỏ) cho phép;

- Hạn chế số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng mang mầm bệnh nhiều;

- Hạn chế dư lượng đạm nitrat (NO3).;

- Hạn chế dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng…).

3. Trồng rau thủy canh

Hình ảnh: Rau cải được trồng theo kỹ thuật thủy canh

Trồng rau thủy canh không thực sự “sạch” như mọi người vẫn nghĩ. Phương pháp này về bản chất là sử dụng các loại hóa chất để làm môi trường dinh dưỡng. Rễ cây luôn tiếp xúc với môi trường hóa chất này ở dạng dư thừa nên việc để lại dư lượng hoá học trong rau là điều khó tránh khỏi.

Chất lượng rau thủy canh không được tốt, rau ăn rất nhạt và không có (hoặc có rất ít) mùi vị như khi ăn rau trồng bằng đất hoặc giá thể thông thường. Khả năng bảo quản của rau thuỷ canh rất kém. Rau sau khi thu hoạch chỉ bảo quản được vài giờ là bắt đầu héo và quá trình héo xảy ra rất nhanh do tế bào rau lúc nào cũng trong trạng thái trương nước.

Đông Hà

Các tin khác