Banner chính
Thứ Sáu, 04/04/2025
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Sự khác biệt giữa HDMI và DVI

Thứ Ba, 29/01/2019
Chỉ một thập kỷ trước đây, khâu kết nối và chuyển tín hiệu qua lại giữa Ti vi và các thiết bị kỹ thuật số khá đơn giản với sự xuất hiện của thiết bị đầu máy ghi hình (VCR - Video cassette recorder). Màn hình hiển thị nhỏ hơn, chất lượng cũng giảm xuống, nhưng bù lại, các thao tác vô cùng đơn giản. Nhưng đến nay, người sử dụng vẫn có thể tận hưởng những cảm giác này chỉ với một thiết bị kỹ thuật số nhỏ gọn mà không cần phải bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm đô la cho chiếc cable nối giao diện đa phương tiện HDMI (High-Definition Multimedia Interface).

Những cáp nối video phổ biến, bao gồm Composite Video và VGA (Video Graphics Adapter - Cạc đồ họa), chỉ đảm nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu video analog. Khả năng này rất phù hợp với công nghệ màn hình đen trắng CRT (Cathode Ray Tube) nhưng lại ko tương thích với các dòng màn hình tinh thể lỏng (LCD - Liquid crystal display) mới hiện nay. Rất nhiều thiết bị Ti vi LCD cũng như màn hình máy tính vẫn có thể sử dụng được chuẩn cable này, nhưng nếu muốn có được chất lượng hiển thị tốt hơn, hãy chọn chuẩn DVI (Digital Visual Interface) hoặc HDMI.

Thực ra có hai loại đầu kết nối chính được sử dụng rộng rãi trên máy tính và các thiết bị giải trí kỹ thuật số hiện nay là HDMI và DVI. Bên cạnh đó, có thể kể đến DisplayPort - Một loại cổng kết nối khá mới, được tích hợp đi kèm với một vài mẫu máy tính hiện đại, hoặc những cổng với kích thước nhỏ hơn.

Cổng DVI

Cổng DVI tất phổ biến và dễ nhận biết có bề ngoài khá giống với cổng VGA với 24 chân tín hiệu, hỗ trợ tốt các loại tín hiện analog và digital video. Chuẩn DVI có thể hiển thị độ phân giải 1920×1200 HD video, hoặc với chuẩn dual DVI thì độ phân giải này có thể lên tới 2560×1600 pixel. Và một số cable DVI có số chân tín hiệu ít hơn là để dành cho những thiết bị có độ phân giải thấp, do đó người dùng hãy cân nhắc đến việc lựa chọn và sử dụng thích hợp. Nếu cổng kết nối đang sử dụng có đủ số chân, chúng sẽ hỗ trợ đầy đủ các độ phân giải tới mức tối đa mà không gặp phải vấn đề gì. Nhưng điểm thiếu sót của DVI là không hỗ trợ chuẩn mã hóa HDCP ở chế độ mặc định, do đó có những trường hợp card màn hình của người sử dụng chỉ có cổng DVI thì sẽ không thể hiển thị đầy đủ full HD Blu-ray và một số chuẩn HD khác.

Đầu chuyển đổi tín hiệu DVI sang HDMI

Mặt khác, người sử dụng vẫn có thể kết nối DVI tới cổng HDMI trên màn hình LCD với một thiết bị chuyển đổi tín hiệu nhỏ, đó chính là đầu chuyển đổi DVI sang HDMI. Nhưng từ khi DVI không còn hỗ trợ tín hiệu audio, người sử dụng phải cần thêm một cable nối riêng biệt khác khi nối tới cổng HDMI. Chính điều này đã mang lại sự linh hoạt hơn dành cho chuẩn DVI với khả năng tương thích với cả chuẩn kết nối cũ và mới. Bên cạnh đó, người sử dụng vẫn có thể nối tới màn hình cũ chỉ có VGA qua cổng DVI cũng với thiết bị chuyển đổi DVI sang VGA - tương tự như trên.

Chuẩn HDMI là giao tiếp mặc định trên các thiết bị HDTVs, Blu-ray, Apple TV, màn hình LCD và card đồ họa hiện nay. Cable nối HDMI cũng rất dễ sử dụng, đơn giản và phổ biến như các thiết bị USB vậy. Không sử dụng các mối chân tiếp nối, chỉ cần cắm vào khe và sử dụng, loại cable này có thể truyền đồng thời cả tín hiệu video và audio cùng một lúc, hỗ trợ độ phân giải 1920×1200 HD video và 8 kênh audio riêng biệt, hỗ trợ các chuẩn mã hóa HDCP...

DisplayPort

Như đã đề cập phía bên trên, DisplayPort là một chuẩn kết nối và truyền dẫn tín hiệu video khá mới, và được trang bị trên những thiết bị kỹ thuật số hiện đại ngày nay, chủ yếu là máy tính xách tay, ví dụ như những sản phẩm của Macs, Dell, HP và Lenovo. Có thể được coi là sự kế thừa đối với chuẩn DVI và VGA trên máy tính, nhưng hiện tại chưa thể so sánh và thay thế được DVI và HDMI. Với bề ngoài khá giống HDMI, có khả năng chuyển tín hiệu HD video và audio, độ phân giải tối đa có thể đạt được là 1920×1080 với 8 kênh audio.

Mặt tích cực chúng ta cần nói tới ở đây là khả năng hỗ trợ chuẩn mã hóa HDCP, do vậy có thể sử dụng được với những thiết bị có chứa nội dung HD protected, ví dụ như đĩa Blu-ray... Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể nối tới cổng HDMI hoặc DVI với một thiết bị đầu chuyển đổi - người sử dụng sẽ phải sắm sửa thêm cho mình thiết bị chuyển đổi tín hiệu này nếu muốn nối laptop đến những màn hình với kích thước lớn.

Theo ý kiến chủ quan, cáp HDMI đáng để sử dụng nhất. Hiện đang là giao tiếp mặc định trên hầu hết các thiết bị màn hình, Ti vi, chuẩn HD - HDCP protected Blu-ray, truyền tín hiệu audio và video đồng thời... Tất cả chỉ với một chiếc cable nối duy nhất là hệ thống giải trí đã sẵn sàng.

Nếu hiện tại, người sử dụng đang có một chiếc cable DVI hoặc VGA, hoặc cả hai thì không nên thay đổi hoặc nâng cấp, đơn giản vì thực sự không cần phải làm vậy. Có thể nhận biết chút ít khác biệt về chất lượng hình ảnh hiển thị khi người sử dụng đổi sang một chiếc cable (nếu thiết bị phần cứng có cổng kết nối phù hợp), nhưng sự khác biệt này chỉ thật sự rõ ràng khi xem trên màn hình lớn. Các công nghệ liên tục thay đổi theo từng ngày, nếu bạn mua một chiếc Ti vi, card đồ họa, hoặc màn hình máy tính mới, bạn sẽ biết chính xác điều thiếu sót là gì. Hãy lựa chọn những thiết bị có chuẩn HDMI, và bạn sẽ dễ dàng sử dụng cũng như nâng cấp sau này.

Đông Hà

Các tin khác