Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Thực trạng vai trò chủ thể của người Công giáo trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2019

Thứ Ba, 11/08/2020
Từ năm 2010 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình các địa phương trong tỉnh đã chủ động tích cực triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thu được nhiều thành tựu. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hạ tầng cơ sở của các địa phương trên toàn tỉnh đã có bước phát triển, đạt và tiệm cận các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và của các tầng lớp nhân dân. Người dân đã phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, đã có 90/119 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 75,6 %), 02 huyện đạt chuẩn NTM và 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Ninh Bình được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân là một trong những nguồn lực quan trọng trong xây dựng NTM của tỉnh Ninh Bình thời gian vừa qua.

Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích 1.400 Km2, dân số 991.915 người. Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Công giáo, trong đó 17, 69% dân số theo đạo Công giáo. Địa bàn có nhiều người dân theo đạo Công giáo là huyện Kim Sơn. Trên địa bàn huyện Kim Sơn 51,3% dân số là người có đạo, trong đó đạo Công giáo chiếm 45,7%; 11/27 xã, thị trấn tỷ lệ đồng bào có đạo trên 60% dân số, 4 xã tỷ lệ đồng bào có đạo trên 80% dân số. Với đặc thù đó, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, cấp ủy đảng và chính quyền, mặt trận tổ quốc các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, tổ chức cho đồng bào công giáo phát huy vai trò làm chủ tham gia xây dựng NTM.

Thực tiễn vận động, tổ chức và sự tham gia của người dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng trong xây dựng NTM, trong rất nhiều hoạt động mà người dân chung tay xây dựng NTM, có hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội xây dựng NTM ở xã, phường trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, công tác xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội xây dựng NTM là khâu/yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại của một hoạt động triển khai kế hoạch có hiệu quả trong Chương trình xây dựng NTM.  Thời gian vừa qua hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội đã cho chúng ta thấy được những kinh nghiệm quý báu cần được nghiên cứu, sơ kết, tổng kết và nhân rộng để phát huy vai trò của người dân trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM thời gian tới. Nghiên cứu vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2019, vừa đánh giá kết quả đạt được, rút ra những kinh nghiệm trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã, phường, giai đoạn 2011-2019”.

Mục tiêu của chuyên đề: Mô tả thực trạng vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2019.

Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Người dân, trong đó có đồng bào công giáo.

- Cán bộ các cấp có liên quan tới chương trình xây dựng nông thôn mới

1.2. Địa điểm nghiên cứu

Cán bộ và người dân thuộc 3 huyện: Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan.

1.3. Thời gian nghiến cứu: từ tháng 12/2019 – 02/2020.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.Thiết kế nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu của chuyên đề, chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

1.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Phỏng vấn cán bộ: mẫu toàn thể, thực tế điều tra 196 phiếu.

-  Phỏng vấn HGĐ:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho so sánh sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ ở 2 quần thể:

n1 = n2 = Z2(a,b){P1(1-P1) + P2(1-P2)}/(P1-P2)2

Trong đó:

n1 và n2 là cỡ mẫu ở xã chưa đạt chuẩn về nông thôn mới và cỡ mẫu ở xã đạt chuẩn về nông thôn mới cần so sánh với nhau.

P1 là tỷ lệ người dân tham gia một số hoạt động xã hội tại xã chưa đạt chuẩn về nông thôn mới là 0,67 (nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Phượng tại Ninh Bình năm 2014).

P2 là tỷ lệ người dân tham gia một số hoạt động trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đạt chuẩn về nông thôn mới, ước tính là 0,50.

a là mức ý nghĩa thống kê (xác suất mắc sai lầm loại 1, loại Ho khi nó đúng) là 0,1 ứng với độ tin cậy 90%.

b xác suất của việc phạm sai lầm loại 2 (chấp nhận Ho khi nó sai) là 0,2

Z(a,b)  được tra trong bảng sau:


Thay các giá trị vào công thức ta có n1 = n2 = 627

Ước tính có một số HGĐ từ chối phỏng vấn, phiếu sai nên cộng thêm 15% n và làm chòn, cỡ mẫu của mỗi nhóm trong nghiên cứu này là 750 HGĐ. Tổng số HGĐ cần điều tra là 1.500. Thực tế chuyên đề triển khai điều tra là 1.600 phiếu.

1.4.3. Xử lý số liệu

- Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 13.1

- Xử lý số liệu, sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1. Kết quả nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu là cán bộ

a) Cán bộ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM

Bảng 2.1. Cán bộ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM (n=196)

Nhận xét:

Hầu hết các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, cán bộ đều tham gia, tỷ lệ tham gia từng hoạt động đạt từ 44,4% trở lên, trong đó hoạt động đóng góp tiền, vật chất cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất 94,9%. Tuy nhiên hoạt động quan trọng nhưng khó khăn nhất là phong trào hiến đất, nhưng tỷ lệ này còn đạt ở mức độ khiêm tốn, chiếm 44,4%.
Bảng 2.2. Một số yếu tố liên quan giữa các đóng góp trong xây dựng NTM của cán bộ với đơn vị huyện (n=196)
Nhận xét:
- So sánh giữa các huyện, cán bộ tham gia đóng góp tiền xây dựng NTM với tỷ lệ rất cao, từ 89,1% đến 97%. Trong đó cán bộ ở huyện Kim Sơn có tỷ lệ đóng góp cao nhất, thấp nhất là huyện Nho Quan. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Về phong trào hiến đất thì cán bộ huyện Yên Khánh có tỷ lệ tham gia cao hơn hẳn so với 2 huyện còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Về đóng góp ngày công, tỷ lệ cán bộ tham gia đóng góp cũng khá cao, từ 67,4% đến 90,2%. Trong đó huyện Yên Khánh có số cán bộ tham gia đóng góp ngày công cao nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Bảng 2.3. Một số yếu tố liên quan giữa các đóng góp trong xây dựng NTM của cán bộ với xã đạt chuẩn (n=196)
Nhận xét:
Một số hoạt động tích cực của cán bộ ở các xã đạt chuẩn về nông thôn mới đó là: phong trào đóng góp tiền, hiến đất, đóng góp ngày công. Những cán bộ ở xã đạt chuyển về NTM có tỷ lệ đóng góp cao hơn xã chưa đạt chuẩn từ 2,8-6,5 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Bảng 2.4. Một số yếu tố liên quan giữa các đóng góp của cán bộ trong xây dựng NTM với tôn giáo (n=196)
Nhận xét:
Cán bộ là đồng bào công giáo tương đối tích cực trong các phong trào đóng góp tiền, hiến đất, đóng góp ngày công. Các hoạt động tích cực này có tỷ lệ cao hơn nhóm khác. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
b) Cán bộ nhận định về vai trò của người công giáo tham gia tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM
Bảng 2.5. Người dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM (n=196)
Nhận xét:
Đánh giá về sự tích cực của các đối tượng trong cộng đồng dân cư tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này đều thấy vai trò chung của mọi người dân, chiếm 98%. Riêng người công giáo chỉ tỷ lệ 5,1%.
Bảng 2.6. Vai trò của người dân tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội (n=196)
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy không có sự khác biệt ở các đối tượng dân cư trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Một điểm chung ở đây là hầu hết mọi người dân nói chung trong cộng đồng đều có trách nhiệm cao tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ này cao, chiếm từ 96,9% đến 99,5%.
2.2. Kết quả nghiên cứu về người dân
2.2.1. Vai trò chủ thể của người công giáo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM
Bảng 2.7. Mối liên quan giữa người dân tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội với tôn giáo (n=1594)
Nhận xét:
Bảng trên cho chúng ta thấy, tỷ lệ người công giáo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội cao hơn các nhóm khác (99,8% so với 97,6%), cao hơn 10,1 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Biểu đồ 2.1. Người dân tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM (n=1574)
Nhận xét:
Bảng trên cho ta thấy có 1574 người, chiếm 98,7% so với tổng số 1594 người điều tra, họ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM. Trong số đó, tỷ lệ người dân tham gia đóng góp tiền, vật chất là cao nhất (86,2%), thấp nhất là tỷ lệ người dân tham gia hiến đất (20,5%) và hiến kế (17,9%).
Bảng 2.8. Một số yếu tố liên quan giữa người dân tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội với đơn vị huyện (n=1574)
Nhận xét:
- Về hoạt động đóng góp tiền, huyện Nho Quan và Yên khánh có tỷ lệ người dân cao nhất, tương ứng 95% và 94,4%, cao hơn hẳn huyện Kim Sơn chỉ có 77,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Về phong trào hiến đất, huyện Yên Khánh có tỷ lệ người dân tham gia cao nhất chiếm 49,6%, cao hơn huyện Nho Quan (15,1) và Kim Sơn (8,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Về phong trào đóng góp ngày công, huyện Nho Quan có tỷ lệ cao nhất là 96,1% so với Yên Khánh là 58,1% và Kim Sơn là 53%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Trong 03 hoạt động huy động nguồn lực từ người dân trong xây dựng NTM, hoạt động hỗ trợ tiền, vật chất là hoạt động dễ huy động và được người dân ủng hộ cao nhất, tuy nhiên các mức hỗ trợ này rất khác nhau ở từng người dân và thường ở mức rất khiêm tốn; hoạt động thứ hai là đóng góp ngày công, hoạt động này người dân cũng rất tự giác, thường là những gia đình, những người không có khả năng về tài chính hoặc vật chất khác thì họ tham gia nhiều hơn; hoạt động thứ ba là hiến đất, thường các hộ gia đình có vị trí sát đường giao thông thôn, xóm hoặc khu đất năm trong quy hoạch giao thông…, khi họ được tuyên truyền, vận động và họ có nhận thức tốt, trách nhiệm cao với cộng đồng thì họ sẵn sàng hiến đất cho xây dựng NTM, đây thực sự là nghĩa cử cao đẹp mà xã hội và cộng đồng khen ngợi, trân trọng.
Bảng 2.9. Một số yếu tố liên quan giữa người dân tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội với xã đạt chuẩn NTM (n=1574)
Nhận xét:
- Trong các xã đạt chuẩn về NTM, tỷ lệ người dân có tham gia đóng góp tiền (88,5% so với 82,4%) và hiến đất (29,1% so với 5,8%) cao hơn nhóm khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Ngược lại tỷ lệ người dân có tham gia đóng góp ngày công ở các xã đạt chuẩn về NTM lại thấp hơn nhóm khác (60,6% so với 69,2%). Với<0,001.
Bảng 2.10. Một số yếu tố liên quan giữa người dân tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội với tôn giáo (n=1574)
Nhận xét:
- Trong nhóm đồng bào công giáo, tỷ lệ người dân có tham gia đóng góp tiền thấp hơn nhóm khác (85% so với 87,6%). Với p>0,05.
- Tỷ lệ người dân có tham gia hiến đất thấp hơn nhóm khác (18,1% so với 23,1%). Với p<0,01.
- Riêng đóng góp ngày công, tỷ lệ người dân có đóng góp cao hơn nhóm khác (65,8% so với 61,5%). Với p>0,05.
Hoạt động hiến đất là hoạt động khó khăn nhất vì nó liên quan tới giá trị kinh tế cao. Theo kết quả điều tra, các hộ gia đình người công giáo thường có số nhân khẩu cao hơn nhóm khác, có thể đây cũng là một trong lý do họ không muốn hiến đất mà thay vào đó là dành đất cho con cái. Vấn đề đặt ra cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM và các cơ quan liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đặc biệt chú ý hơn với nhóm đồng bào công giáo về Chương trình xây dựng NTM.
Bảng 2.11. Một số yếu tố liên quan giữa học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, thu nhập, nhân khẩu với xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội (n=1594)
Nhận xét:
- Đánh giá theo học vấn của người dân, nhóm những người có học vấn thấp từ tiểu học trở xuống có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM thấp hơn nhóm người có học vấn cao hơn (13,3% so với 15%), thấp hơn 0,9 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Đánh giá theo trình độ chuyên môn của người dân, nhóm những người không có chuyên môn có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm người có chuyên môn (84,3% so với 75%), cao hơn 1,8 lần. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Đánh giá theo nghề nghiệp của người dân, nhóm những người có nghề nghiệp là công chức, viên chức có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM thấp hơn nhóm người có chuyên môn khác (5,9% so với 20%), thấp hơn 0,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
- Đánh giá theo thu nhập trung bình đầu người trên tháng, nhóm những người nghèo, cận nghèo có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội xây dựng NTM thấp hơn nhóm người trung bình, khá giả (7,6% so với 20%), thấp hơn 0,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
- Đánh giá theo số nhân khẩu trong hộ gia đình, nhóm những hộ có số nhân khẩu từ 4 người trở xuống có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm những hộ gia đình có số lượng nhân khẩu từ 5 người trở lên (77,3% so với 75%), cao hơn 1,1 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, những người có thu nhập thấp hơn thì học ít tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội hơn, đây là một quy luật bình thường. Vấn đề đặt ra ở đây là hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến người dân, để họ phát triển kinh tế, tăng thu nhập khi đó họ mới có cơ hội đóng góp cho xây dựng NTM nhiều hơn.
Một nghịch lý xuất hiện trong nghiên cứu này là những người có nghề nghiệp, có chuyên môn cao, đó là những công chức, viên chức và chắc chắn họ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những người nông dân, xong họ lại tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội thấp hơn nhóm khác. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao, lý do nào mà những cán bộ công chức, viên chức lại chưa thực sự chung tay xây dựng NTM?
Bảng 2.12. Một số yếu tố liên quan của người dân giữa tham gia kế hoạch, tham gia tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị với xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội (n=1594)
Nhận xét:
- Đánh giá theo tham gia kế hoạch, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (49,9% so với 10%), cao hơn 8,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia tổ chức sản xuất, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (82% so với 15%), cao hơn 25,8 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia xây dựng đời sống văn hoá, môi trường, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (98,7% so với 30%), cao hơn 172,5 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia xây dựng hệ thống chính trị, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (87,5% so với 20%), cao hơn 28,1 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy có mối liên quan hữu cơ giữa nhóm người có tham gia các hoạt động xây dựng NTM với nhóm người tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM, những người tham gia các hoạt động xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác.
2.2.2. Một số khó khăn, trở ngại và kiến nghị trong tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới của người công giáo
Bảng 2.13. Một số yếu tố liên quan của người dân giữa khó khăn, trở ngại với tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội (n=1594)
Nhận xét:
- Nhóm người dân họ cho rằng còn hạn chế trong nhận thức về xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM mới cao hơn nhóm khác (43,4% so với 15%), cao hơn 4,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
- Nhóm người dân họ cho rằng còn thiếu thông tin, kiến thức về xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hối trong xây dựng NTM mới cao hơn nhóm khác (20,7% so với 15%), cao hơn 1,5 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Nhóm người dân họ cho rằng kinh tế gia đình còn khó khăn có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hối trong xây dựng NTM mới cao hơn nhóm khác (34,8% so với 15%), cao hơn 3,0 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Nhóm người dân họ cho rằng gia đình neo người có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM thấp hơn nhóm khác (25,9% so với 30%), thấp hơn 0,8 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Bảng 2.14. Một số yếu tố liên quan của người dân giữa kinh nghiệm, giải pháp xây dựng NTM với tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội (n=1594)
Nhận xét:
- Đánh giá kiến nghị của người dân về triển khai, học tập các chủ trương, chính sách xây dựng NTM sâu rộng cho người dân, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (45% so với 10%), cao hơn 7,4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,01.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về biết rõ lợi ích mang lại cho họ khi xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (72,2% so với 55%), cao hơn 2,1 lần. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về có sự tham gia của họ trong quá trình xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (44,9% so với 5%), cao hơn 15,4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn lực trong xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (79,6% so với 50%), cao hơn 3,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (40,1% so với 20%), cao hơn 2,7 lần. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, những người dân có những kiến nghị, đề xuất giải pháp tích cực trong xây dựng NTM đều có tỷ lệ cao tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM, điều này nói lên rằng khi người dân họ đã có nhận thức tốt, có quan điểm đúng, có chính kiến tích cực về một vấn đề gì đó thì họ sẵn sàng tham gia hoạt động để đạt được mục đích hoặc mục tiêu của họ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều tra thực tế trên 196 cán bộ cấp xã, 1600 người dân về vai trò chủ thể người công giáo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn, Yên Khánh và Nho Quan tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019, chúng ta đưa ra những kết luận về vai trò chủ thể của người công giáo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM như sau:
- Vai trò của cán bộ cấp xã và nhận định của họ về vai trò của người công giáo:
+ Hầu hết các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, cán bộ đều tham gia, tỷ lệ tham gia từng hoạt động đạt từ 44,4% trở lên, trong đó hoạt động đóng góp tiền, vật chất cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất 94,9%. Tuy nhiên hoạt động quan trọng nhưng khó khăn nhất là phong trào hiến đất, nhưng tỷ lệ này còn đạt ở mức độ khiêm tốn, chiếm 44,4%. So sánh giữa các huyện, thì cán bộ huyện Yên Khánh có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội cao hơn. Nhóm cán bộ công giáo có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội cao hơn nhóm khác (p>0,05).
+ Đánh giá về sự tích cực của các đối tượng trong cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này đều thấy vai trò chung của mọi người dân, chiếm từ 96,9%-99,5%.
- Vai trò của người công giáo:
+ Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, tỷ lệ người công giáo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội cao hơn các nhóm khác (99,8% so với 97,6%), cao hơn 10,1 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân có tham gia hiến đất thấp hơn nhóm khác (18,1% so với 23,1%). Với p<0,01.
+ Về phong trào hiến đất, huyện Yên Khánh có tỷ lệ người dân tham gia cao nhất chiếm 49,6%, cao hơn huyện Nho Quan (15,1) và Kim Sơn (8,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Đánh giá theo thu nhập trung bình đầu người trên tháng, nhóm những người nghèo, cận nghèo có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội xây dựng NTM thấp hơn nhóm người trung bình, khá giả (7,6% so với 20%), thấp hơn 0,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
+ Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy có mối liên quan hữu cơ giữa nhóm người có tham gia các hoạt động xây dựng NTM với nhóm người tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM, những người tham gia các hoạt động xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn nhóm khác.
+ Nhóm người dân, họ tích cực tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM gồm các nhóm đối tượng: những người có học vấn cao; những gia đình có thu nhập bình quân đầu người khá giả; những hộ gia đình có số nhân khẩu ít.
+ Đánh giá về sự tham gia các hoạt động khác trong xây dựng NTM, nhóm những người có hoạt động tích cực khác có tỷ lệ tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM cao hơn, gồm: nhóm tham gia kế hoạch; nhóm tham gia tổ chức sản xuất; nhóm tham gia xây dựng đời sống văn hoá, môi trường; nhóm tham gia xây dựng hệ thống chính trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Đánh giá về một số khó khăn của người dân khi tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM: (1) Nhóm những người tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm người còn hạn chế về nhận thức (p<0,05); nhóm người thiếu thông tin, kiến thức; nhóm người còn khó khăn về kinh tế gia đình. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. (2) Nhóm những người không tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm hộ gia đình neo người.
+ Đánh giá về những kiến nghị của người dân tham gia kế hoạch xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị đều tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm người kiến nghị về triển khai, học tập các chủ trương, chính sách; về biết rõ lợi ích mang lại cho người dân khi xây dựng NTM; về có sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM; về đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn lực trong xây dựng NTM; về làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong xây dựng NTM.

Đỗ Văn Dung, Đỗ Việt Anh
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2019), “Đẩy mạnh hệ thống quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới - thực trạng, định hướng và giải pháp”. Tài liệu Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2020.tr 103-106.

2. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 về ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

3. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

4. Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Văn kiện Đại hộ đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Ninh Bình.

5. UBND tỉnh Ninh Bình (2019), Báo cáo số 157/BC-UBND, ngày 30/9/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Tổng kết phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

Các tin khác