Banner chính
Thứ Sáu, 19/04/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình hoàn thành việc kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Thứ Tư, 09/11/2022
Ngày 27/5, tại Trung tâm dữ liệu tỉnh Ninh Bình đã diễn ra hoạt động Triển khai kết nối chính thức Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử tỉnh Ninh Bình với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với sự tham gia của đại diện Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Phục vụ hành chính công (Văn phòng UBND tỉnh); VNPT Ninh Bình; Phòng Tham mưu, Phòng Công tác chính trị, Phòng PC06 (Công an tỉnh)...Tham dự chương trình, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng PC06 (Công an tỉnh), Trung tâm phục vụ hành chính công (Văn phòng UBND tỉnh); VNPT Ninh Bình đã ký biên bản chứng kiến việc bóc thư lấy Key của Bộ Công an cấp.

Sau đó bộ phận kỹ thuật của Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện các công việc: tiếp nhận và khai báo thiết lập thông số kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phần mềm; Thiết lập thông số chính thức thực hiện test sơ bộ 3 nghiệp vụ cần Demo trên máy tính cá nhân gồm: Demo một số nghiệp vụ trên phần mềm để minh họa việc kết nối và khai thác dữ liệu dân cư thành công, Demo nghiệp vụ đăng ký tài khoản, Demo nghiệp vụ nộp hồ sơ trực tiếp, Demo nghiệp vụ Công dân nộp hồ sơ trực tuyến, xử lý hồ sơ tiếp nhận trực tuyến...

Chương trình triển khai kết nối chính thức Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử tỉnh Ninh Bình với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp hoạt động quản lý dân cư của các cơ quan hành chính, cơ quan thực thi pháp luật, bộ phận thực hiện các dịch vụ công đáp ứng ngày một nhanh chóng, tiện lợi mọi nhu cầu của công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khai thác có hiệu quả các tiện ích của quá trình chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform - NDXP) được ví như “xương sống” phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm dòng chảy dữ liệu được thông suốt, an toàn, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trên quy mô toàn quốc.

Bài viết này được biên tập dựa trên nghiên cứu, kết quả triển khai thực tế của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học hoá) trong tổ chức triển khai NDXP. Bài viết mong muốn gửi tới độc giả cái nhìn bản chất của NDXP theo cách đơn giản nhất về nguồn gốc, ý nghĩa, kết quả triển khai, định hướng phát triển trong thời gian tới.

1. Mục đích, vai trò, chức năng của nền tảng NDXP

Theo báo cáo về Chính phủ điện tử (CPĐT) năm 2018, 2020 của Liên Hợp Quốc, dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Với thế mạnh của dữ liệu điện tử, các nước có thể tạo ra nhiều dịch vụ tiện lợi hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, hướng đến hiện thực hóa nguyên tắc “Lấy người dùng làm trung tâm”.

Kinh nghiệm xây dựng CPĐT của các nước trên thế giới cho thấy vấn đề kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc này giúp các cơ quan Chính phủ trao đổi và sử dụng thông tin một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp (DN); nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ, giúp hỗ trợ các quyết định dựa trên việc sử dụng thông tin kịp thời, đầy đủ và nhất quán. Để có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của NDXP, trước hết, cần hiểu về CPĐT, hiểu về thách thức công nghệ chính của CPĐT.

Theo Gartner1Cẩm nang chuyển đổi số2 các đặc trưng của CPĐT khi so sánh với Chính phủ số là như tại Bảng So sánh CPĐT và Chính phủ số.

Từ bảng so sánh, chúng ta có thể nhận thấy thách thức chính trong xây dựng, phát triển CPĐT đó là “Liên thông, tích hợp”, công cụ chính là “Hệ thống thông tin” và phương pháp tiếp cận là “Hướng dịch vụ”. Đến đây, nhiều người trong chúng ta có thể lý giải được tại sao trong hơn 20 năm phát triển CPĐT vừa qua, trên thế giới và cả Việt Nam cần phải đầu tư nhiều vào các công nghệ, giải pháp như: EDI, Web Service, SOA, MicroService… để phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu. NDXP và Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh (Local Government Service Platform – LGSP) ra đời là sự thể hiện cụ thể các các giải pháp, công nghệ trên.

Một cách vắn tắt, NDXP, LGSP là nền tảng để triển khai CPĐT, Chính quyền điện tử theo kiến trúc hướng dịch vụ; giải pháp nhằm giải quyết thách thức chính của CPĐT là “Liên thông, tích hợp”. NDXP được thiết kế, xây dựng để trở thành “xương sống” cho kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên phạm vi toàn quốc tại Việt Nam.

Cũng từ Bảng so sánh CPĐT và Chính phủ số, chúng ta có thể nhận thấy công cụ chính đối với Chính phủ số là “Nền tảng”, hướng tiếp cận là “Dữ liệu” và thách thức chính là “Quản lý thay đổi, Toàn bộ”. Chắc hẳn, nhiều người trong chúng tả đặt câu hỏi “Liệu có cần thiết phải triển khai NDXP, LGSP hay không?” – khi mà Chính phủ số đang là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược, do đó, chúng ta nên đầu tư, triển khai ngay các công nghệ, giải pháp nhằm giải quyết các thách thức chính của Chính phủ số thay vì CPĐT. Để luận giải vấn đề này cần thiết phải nhìn CPĐT trong lộ trình hướng đến Chính phủ số. Theo Gartner, mô hình trưởng thành Chính phủ số3 được trình bày cụ thể như tại Hình 1.

Từ mô hình trưởng thành Chính phủ số, chúng ta có thể nhận thấy Chính phủ số kế thừa, bắt đầu từ CPĐT với công nghệ chính là Kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture – SOA) và NDXP, LGSP là nền tảng để triển khai kiểu kiến trúc này. Từ mô hình trên cũng không có nghĩa là xây dựng xong CPĐT rồi mới xây dựng Chính phủ số, thực tế là trong CPĐT đã có một số yếu tố của Chính phủ số và ngược lại trong Chính phủ số bao giờ cũng tồn tại những yếu tố của CPĐT. Do đó, cần thiết phải nhận thức rằng để có thể xây dựng được Chính phủ số thì cần phải làm nhanh, làm hiệu quả CPĐT, có như thế mới tạo được nền tảng, thúc đẩy được quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ số tại Việt Nam.

Với bản chất, vai trò, mục đích như đã trình bày bên trên, NDXP được xây dựng nhằm cung cấp môi trường kỹ thuật phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin giữa bộ với bộ, bộ với tỉnh, tỉnh với tỉnh và với các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Nền tảng này còn phát triển, mở rộng kết nền ra bên ngoài, để dần trở thành Nền tảng công nghệ cho Chính phủ số nhằm đáp ứng nhu cầu về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

NDXP được thiết kế, xây dựng, phát triển để linh hoạt đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo mô hình kết nối tập trung và phân tán; hỗ trợ đồng thời trên cả Mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) của các cơ quan Đảng, Nhà nước và mạng Internet theo từng nhu cầu cụ thể trong phát triển CPĐT, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.

Vị trí và vai trò của NDXP như “xương sống” cho kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc, cụ thể được mô tả trong Sơ đồ kết nối cấp quốc gia được mô tả chi tiết tại Hình 2.

NDXP bao gồm 04 thành phần chính:

(1) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tập trung: Nền tảng này được phát triển từ Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP). Nền tảng này cung cấp môi trường kỹ thuật cho phép dữ liệu được kiểm tra về tính chuẩn hóa của dữ liệu; trích xuất lấy một phần dữ liệu hoặc làm giàu dữ liệu từ nhiều nguồn; chuyển đổi giữa nhiều định dạng dữ liệu khác nhau; điều phối luồng xử lý qua nhiều cơ quan, hệ thống khác nhau; định tuyến đường đi của gói tin khi các bộ, ngành, địa phương kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với nhau.

Nếu so sánh với lĩnh vực giao thông, thì Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tập trung tương tự như đường quốc lộ nối liền các địa phương với nhau, lưu lượng hàng hoá từ tỉnh này sang tỉnh kia đều được lưu chuyển thông qua đường quốc lộ.

(2) Nền tảng chia sẻ dữ liệu phân tán: Nền tảng phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương theo mô hình phân tán. Nền tảng tích hợp cung cấp một môi trường kỹ thuật cho phép các bộ, ngành, địa phương trực tiếp thực hiện chia sẻ dữ liệu với nhau. Nền tảng không can thiệp vào nội dung trao đổi trực tiếp giữa các bên mà chỉ quản lý các máy chủ thành viên và giám sát nhật ký giao dịch giữa các thành viên với nhau.

Nếu so sánh với lĩnh vực giao thông, thì Nền tảng chia sẻ dữ liệu phân tán tương tự như đường hàng không cho phép lưu chuyển hàng hoá trực tiếp giữa các địa phương có sân bay với nhau, việc xây dựng sân bay, đăng ký tuyến bay cần được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đồng ý.

 (3) Các dịch vụ dùng chung: Các dịch vụ kết nối, tích hợp (adapter) dùng chung cấp quốc gia. Đây là các dịch vụ dữ liệu dùng chung bởi nhiều bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc; dịch vụ liên thông về quy trình (trong đó cần sự tham gia giữa nhiều cơ quan, nhiều hệ thống), hoặc là liên thông về dữ liệu (trong đó cần trích xuất, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau).

Các dịch vụ dùng chung, liên thông này nếu triển khai phân tán sẽ dẫn đến trùng lặp khi xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn, an ninh mạng ở các bộ, ngành, địa phương. Nếu so sánh với lĩnh vực giao thông, thì các dịch vụ dùng chung tương tự như các phương tiện vận tải công cộng.

(4) Hệ thống quản lý, vận hành nền tảng: Đây là hệ thống phục vụ việc quản lý, vận hành, duy trì NDXP được thuận tiện.

4. Thành quả đạt được, hiệu quả mang lại

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và Thông báo số 320/TB- VPCP ngày 29/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về phân công nhiệm vụ xây dựng CPĐT giữa Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT, Bộ TT&TT đã tổ chức xây dựng, bước đầu đưa vào sử dụng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia từ 01/01/2019. Hiện nay, NDXP đã kết nối với tổng cộng 218 hệ thống thông tin của 25 bộ, ngành và 63 địa phương; trong đó có 04 cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia và 07 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi  từ Trung ương đến địa phương để cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Cụ thể:

(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (DN); Hệ thống thông tin đầu tư nước ngoài.

(2) Bộ Tư pháp: CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.

(3) Bộ Tài Chính: Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.

(4) Bảo hiểm xã hội Việt Nam: CSDL quốc gia về bảo hiểm.

(5) Bộ TT&TT: Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển CPĐT Việt Nam; Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia.

(6) Bộ Công An: Đang thử nghiệm kết nối với CSDL quốc gia về dân cư.

(7) Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam: Hệ thống thông tin phục vụ tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Tính đến hết ngày 09/02/2021, đã có tổng cộng khoảng 9,7 triệu giao dịch chính thức thực hiện thông qua NDXP. Đáng chú ý, từ tháng 10/2019 đến hết năm 2020, đã khoảng 1,6 triệu hồ sơ liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi được thực hiện thông qua NDXP.

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua NDXP sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho xã hội. Việc này cho phép khai thác dữ liệu xác thực, kịp thời từ các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương nhằm phục vụ:

- Tự động điền vào biểu mẫu điện tử, thay vì người dân, DN, công chức phải nhập thủ công rất mất thời gian, dễ sai sót, thiếu nhất quán;

-  Hỗ trợ xác thực, xác minh thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ việc đơn giản hóa giấy tờ, thành phần hồ sơ liên quan đến công dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC);

-  Thực hiện các TTHC liên thông nhiều cơ quan thay vì phải thực hiện đồng thời nhiều TTHC riêng lẻ;

- Hỗ trợ việc tổng hợp, thống kê, báo cáo một cách thuận tiện, tránh việc nhập dữ liệu nhiều lần trên các phần mềm khác nhau. Để lượng hóa hiệu quả mang lại, bài viết này đã lấy ví dụ về kết nối, chia sẻ dữ liệu khi thực hiện thủ tục hành chính  riêng lẻ;

- Hỗ trợ việc tổng hợp, thống kê, báo cáo một cách thuận tiện, tránh việc nhập dữ liệu nhiều lần trên các phần mềm khác nhau.

Để lượng hóa hiệu quả mang lại, bài viết này đã lấy ví dụ về kết nối, chia sẻ dữ liệu khi thực hiện TTHC. Qua tính toán sơ bộ, về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu xác thực giữa các cơ quan nhà nước giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội như sau:

- Chi phí tiết kiệm được = Chi phí cắt giảm từ sao chụp và chứng thực giấy tờ liên quan đến công dân, DN

+ Chi phí di chuyển + Chi phí tiết kiệm được từ thời gian di chuyển, chờ nộp hồ sơ, xử lý của cán bộ thụ lý TTHC.

- Chi phí gián tiếp (chưa tính) = Không gian lưu trữ hồ sơ giấy + Chi phí cơ hội trong thời gian di chuyển, chờ đợi + Nguy cơ rủi ro khi di chuyển.

Một cách tương đối, với mỗi giao dịch thông qua NDXP tương ứng việc giảm ít nhất 01 lần thực hiện chứng thực 01 giấy tờ, 01 văn bản giấy trao đổi giữa các cơ quan, 01 lần nhập dữ liệu trên 02 phần mềm khác nhau. Với 9,7 triệu giao dịch kể từ 01/01/2019, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã giúp tiết kiệm cho xã hội hàng trăm tỷ đồng.

5. Định hướng phát triển trong thời gian tới

Thời gian tới, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia cần phải tiếp tục phát triển, mở rộng, nâng cấp để dần trở thành “xương sống” kết nối đến tất cả CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương (hiện có 121 hệ thống theo thống kê của Bộ TTTT4) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các Bộ, ngành, địa phương trong phát triển CPĐT, hướng đến Chính phủ số tại Việt Nam.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong khu vực công, NDXP còn mở rộng phạm vi kết nối ra bên ngoài khu vực tư hướng đến phát triển nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam, với nhu cầu kết nối có thể lên đến hàng nghìn hệ thống, với hàng triệu giao dịch/ngày.

Để có thể đáp ứng các nhu cầu trên, NDXP cần được thiết kế để đáp ứng linh hoạt, hiệu quả, đa dạng các bài toán về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu; cần được triển khai theo mô hình điện toán đám mây; đồng thời cần nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật để dễ dàng di chuyển đặt tại các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn. Với thiết kế này, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ dễ dàng triển khai tại nhiều địa điểm, bảo đảm tính sẵn sàng cao, hoạt động liên tục và ổn định, hạn chế vấn đề “nút thắt cổ chai”, bảo đảm mức độ sẵn sàng tối thiểu đạt 99,99%.

Chính phủ điện tử của Việt Nam được kết nối theo hai chiều, chiều dọc và chiều ngang. Đối với kết nối dọc, dữ liệu sẽ được kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; từ các cơ quan chuyên ngành của Bộ xuống các cơ quan chuyên ngành (sở chuyên ngành) của Tỉnh; từ cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ương xuống các cơ quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phương (như kết nối từ tổng cục xuống các cục, chi cục tại địa phương) và từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (sở chuyên ngành) xuống các đơn vị chuyên môn cấp dưới (huyện, xã). Đối với kết nối ngang, kiến trúc CPĐT được kết nối giữa các Bộ, giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, giữa các tỉnh, giữa các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (các sở, ban, ngành) và giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện (các phòng, ban).

Dân số tăng, nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin lớn, cộng thêm sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, dẫn đến dữ liệu đạt đến mức độ cao và tăng nhanh chóng sẽ ảnh hướng đến tốc độ xử lý thông tin. Vì vậy, giải pháp kết nối được đưa ra đó là dựa trên nền tảng dịch vụ CPĐT-GSP. GSP là bộ phận/trung tâm chứa đựng các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa CQNN, đồng thời bao gồm các dịch vụ để kết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng, hệ thống thông tin./.

Nguyễn Tử Tiến Lợi

Các tin khác