Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và của các tầng lớp nhân dân. Người dân đã phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, đã có 90/119 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 75,6 %), 02 huyện đạt chuẩn NTM và 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây thực sự là kết quả ấn tượng, đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Ninh Bình được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân là một trong những nguyên nhân của kết quả xây dựng NTM của tỉnh Ninh Bình thời gian vừa qua.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích 1.400 Km2, dân số 991.915 người. Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Công giáo, trong đó 17, 69% dân số theo đạo Công giáo. Địa bàn có nhiều người dân theo đạo Công giáo là huyện Kim Sơn. Trên địa bàn huyện Kim Sơn 51,3% dân số là người có đạo, trong đó đạo Công giáo chiếm 45,7%; 11/27 xã, thị trấn tỷ lệ đồng bào có đạo trên 60% dân số, 4 xã tỷ lệ đồng bào có đạo trên 80% dân số. Với đặc thù đó, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, cấp ủy đảng và chính quyền, mặt trận tổ quốc các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, tổ chức cho đồng bào công giáo phát huy vai trò làm chủ tham gia xây dựng NTM.
Thực tiễn vận động, tổ chức và sự tham gia của người dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng trong xây dựng NTM, trong rất nhiều hoạt động mà người dân chung tay xây dựng NTM, có hoạt động tham gia kế hoạch xây dựng NTM ở xã, phường trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và tổng kết đánh giá Chương trình xây dựng NTM là khâu/yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại của một hoạt động quản lý. Thời gian vừa qua công tác kế hoạch đã cho chúng ta thấy được những kinh nghiệm quý báu cần được nghiên cứu, sơ kết, tổng kết và nhân rộng để phát huy vai trò của người dân trong tham gia kế hoạch xây dựng NTM thời gian tới. Nghiên cứu vai trò chủ thể của người công giáo trong tham gia kế hoạch, đề án nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2019, vừa đánh giá kết quả đạt được, rút ra những kinh nghiệm trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2019”.
Mục tiêu của chuyên đề: Mô tả thực trạng vai trò chủ thể của người công giáo trong xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2019.
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân, trong đó có đồng bào công giáo.
- Cán bộ các cấp có liên quan tới chương trình xây dựng nông thôn mới
1.2. Địa điểm nghiên cứu
Cán bộ và người dân thuộc 3 huyện: Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan.
1.3. Thời gian nghiến cứu: từ tháng 12/2019 – 02/2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu của chuyên đề, chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
1.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Phỏng vấn cán bộ: mẫu toàn thể, thực tế điều tra 196 phiếu.
- Phỏng vấn HGĐ:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho so sánh sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ ở 2 quần thể:
n1 = n2 = Z2(a,b){P1(1-P1) + P2(1-P2)}/(P1-P2)2
Trong đó:
n1 và n2 là cỡ mẫu ở xã chưa đạt chuẩn về nông thôn mới và cỡ mẫu ở xã đạt chuẩn về nông thôn mới cần so sánh với nhau.
P1 là tỷ lệ người dân tham gia một số hoạt động xã hội tại xã chưa đạt chuẩn về nông thôn mới là 0,67 (nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Phượng tại Ninh Bình năm 2014).
P2 là tỷ lệ người dân tham gia một số hoạt động trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đạt chuẩn về nông thôn mới, ước tính là 0,50.
a là mức ý nghĩa thống kê (xác suất mắc sai lầm loại 1, loại Ho khi nó đúng) là 0,1 ứng với độ tin cậy 90%.
b xác suất của việc phạm sai lầm loại 2 (chấp nhận Ho khi nó sai) là 0,2
Z(a,b) được tra trong bảng sau:
Giá trị Z(a,b) = 6,2
Thay các giá trị vào công thức ta có n1 = n2 = 627
Ước tính có một số HGĐ từ chối phỏng vấn, phiếu sai nên cộng thêm 15% n và làm chòn, cỡ mẫu của mỗi nhóm trong nghiên cứu này là 750 HGĐ. Tổng số HGĐ cần điều tra là 1.500. Thực tế chuyên đề triển khai điều tra là 1.600 phiếu.
1.4.3. Xử lý số liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 13.1
- Xử lý số liệu, sử dụng phần mềm SPSS 20.0
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Kết quả nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu là cán bộ
a) Cán bộ tham gia kế hoạch xây dựng NTMBảng 2.1. Cán bộ tham gia vào kế hoạch xây dựng NTM (n=196)
Nhận xét:
100% cán bộ có tham gia ít nhất một hoạt động trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ cán bộ tham gia kế hoạch rất cao được phân bố ở cả 3 khâu của chu trình quản lý (kế hoạch):
- Tham gia xây dựng kế hoạch chiếm 96,9%
- Tham gia triển khai thực hiện kế hoạch chiếm 99,5%
- Tham gia giám sát, đánh giá, nghiệm thu chương trình, dự án chiếm 99%.
Đánh giá về đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, những người tham gia ban chỉ đạo xây dựng NTM nói riêng chúng ta có thể đánh giá: cho đến nay đã hình thành đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện Chương trình. Đội ngũ này cơ bản đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ một cách có hệ thống, trong số họ nhiều người đã được tôi luyện qua thực tiễn lãnh đạo, điều hành Chương trình. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, đội ngũ cán bộ, công chức này vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: còn nhiều cán bộ kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao; năng lực quản lý cũng như chuyên môn còn nhiều hạn chế; có sự biến động cán bộ nhiều liên quan đến nhiệm kỳ Đại hội, bầu cử...
b) Cán bộ nhận định về vai trò của người công giáo tham gia kế hoạch xây dựng NTM
Nhận xét:
Cán bộ cho rằng, hầu hết người dân trong cộng đồng dân cư đều nhận thức tốt về vai trò của họ tham gia kế hoạch trong xây dựng nông thôn mới, chiếm 98%. Nói riêng về vai trò của người công giáo chỉ chiếm 7,7%.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về người dân
3.2.2.4. Vai trò chủ thể của người công giáo tham gia kế hoạch trong xây dựng NTM
Nhận xét:
Bảng trên cho ta thấy trong tổng số 1597 người được điều tra, có 787 người dân (chiếm 49,3%) trong cộng đồng tham gia vào kế hoạch xây dựng NTM. Trong số đó, có tỷ lệ rất cao (93,1%) người dân góp ý kiến vào nội dung kế hoạch, tỷ lệ người dân tham gia giám sát kế hoạch thấp hơn, chiếm 45,5% và người dân tham gia đánh giá, nghiệm thu kế hoạch thấp hơn nữa, chiếm 32,3%. Kết quả trên có thể nói còn điều gì đó về bản chất rằng người dân chưa thực sự được tham gia vào các khâu của kế hoạch xây dựng NTM, điều này đồng nghĩa với việc phát huy vai trò chủ thể của họ tham gia kế hoạch nói riêng, tham gia xây dựng NTM nói chung có phần còn hạn chế.
Nhận xét:
Đánh giá về việc tham gia kế hoạch trong xây dựng NTM trong cộng đồng dân cư, chúng ta thấy tỷ lệ người công giáo tham gia kế hoạch thấp hơn nhiều so với nhóm khác (42,5% so với 57%), thấp hơn 0,6 lần, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Nhận xét:
- Tỷ lệ người công giáo tham gia góp ý kiến xây dựng kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (93,8% so với 92,6%), cao hơn 1,2 lần, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Ngược lại, tỷ lệ người công giáo tham gia giám sát và đánh giá kế hoạch thấp hơn nhóm khác. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Kết quả trên cho chúng ta thấy, nhóm người công giáo họ thể hiện chính kiến của họ tương đối rõ trong các hoạt động cộng đồng, trong triển khai xây dựng NTM, trong đó có hoạt động tham gia vào kế hoạch xây dựng NTM. Tuy nhiên, họ lại có chính kiến ít hơn trong một số hoạt động có tính nhạy cảm hoặc phức tạp khác.
Nhận xét:
Đánh giá về việc tham gia kế hoạch trong xây dựng NTM trong cộng đồng dân cư các xã, chúng ta thấy tỷ lệ người dân các xã đạt chuẩn về NTM tham gia kế hoạch cao hơn nhiều so với các xã chưa đạt chuẩn (56% so với 38,1%), cao hơn 2,1 lần, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Nhận xét:
- Trong các xã đạt chuẩn về NTM, tỷ lệ người dân tham gia góp ý vào nội dung kế hoạch thấp hơn các xã chưa đạt chuẩn (91,5% so với 97,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,01.
- Trong các xã đạt chuẩn về NTM, tỷ lệ người dân tham gia giám sát kế hoạch cao hơn nhóm chưa đạt chuẩn (47,0% so với 41,7,7%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Trong các xã đạt chuẩn về NTM, tỷ lệ người dân tham gia đánh giá, nghiệm thu kế hoạch thấp hơn nhóm khác (30,5% so với 36,8%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Nhận xét:
- Đánh giá theo học vấn của người dân, nhóm những người có học vấn thấp từ tiểu học trở xuống có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM thấp hơn nhóm người có học vấn cao hơn (25% so với 75%), thấp hơn 0,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo trình độ chuyên môn của người dân, nhóm những người không có chuyên môn có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM thấp hơn nhóm người có chuyên môn (45,5% so với 54,5%), thấp hơn 0,4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo nghề nghiệp của người dân, nhóm những người có nghề nghiệp là công chức, viên chức có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người có chuyên môn khác (67% so với 33%), cao hơn 2,2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo thu nhập trung bình đầu người trên tháng, nhóm những người nghèo, cận nghèo có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM thấp hơn nhóm người trung bình, khá giả (15,3% so với 84,7%), thấp hơn 0,2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo số nhân khẩu trong hộ gia đình, nhóm những hộ có số nhân khẩu từ 4 người trở xuống có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm những hộ gia đình có số lượng nhân khẩu từ 5 người trở lên (52,2% so với 47,8%), cao hơn 1,7 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Kết quả trên có tính khoa học và lô gic, phản ánh thực tế xã hội và cuộc sống của các nhóm người trong cộng đồng dân cư về các hoạt động kinh tế, xã hội. Kế hoạch là một ngành khoa học, thuộc ngành khoa học quản lý, do vậy nếu ai muốn làm quản lý, nói cách khác là tham gia vào quản lý bất cứ một công việc nào, một lĩnh vực nào cụ thể thì họ cần phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định am hiểu về lĩnh vực. Thực tế kết quả nghiên cứu đã phần nào phản ánh thực tại các yếu tố liên quan về kế hoạch xây dựng NTM tại địa phương.
Nhận xét:
- Đánh giá theo tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (49,9% so với 10%), cao hơn 8,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia tổ chức sản xuất, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (57,7% so với 13,3%), cao hơn 8,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia xây dựng đời sống văn hoá, môi trường, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (50,4% so với 5,7%), cao hơn 16,7 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo tham gia xây dựng hệ thống chính trị, nhóm những người có tham gia có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không tham gia (55,3% so với 10,8%), cao hơn 10,2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy có mối liên quan hữu cơ giữa nhóm người có tham gia các hoạt động xây dựng NTM với nhóm người tham gia kế hoạch xây dựng NTM, những người tham gia các hoạt động xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm khác.
Nhận xét:
- Đánh giá theo hoạt động hiến đất xây dựng NTM, nhóm những người hiến đất có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không hiến đất (75,8% so với 43,2%), cao hơn 4,1 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo hoạt động hỗ trợ tiền xây dựng NTM, nhóm những người có hỗ trợ có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM thấp hơn nhóm người không hỗ trợ (49% so với 55,3%), thấp hơn 0,8 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Đánh giá theo hoạt động đóng góp ngày công xây dựng NTM, nhóm những người đóng góp có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không đóng góp (55,3% so với 40,4%), cao hơn 1,8 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá theo hoạt động hiến kế sách xây dựng NTM, nhóm những người hiến kế có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm người không hiến kế (74,5% so với 44,5%), cao hơn 3,6 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu của người dân tham gia một số hoạt động cụ thể, thiết thực trong hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội chúng ta thấy có mối liên quan hữu cơ giữa những người có tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội với tham gia kế hoạch xây dựng NTM. Những người có tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (trừ hoạt động hỗ trợ tiền).
Nhận xét:
Đánh giá về hoạt động tham gia kế hoạch xây dựng NTM theo đơn vị huyện, chúng ta thấy huyện Yên Khánh có tỷ lệ người dân tham gia kế hoạch xây dựng NTM coa nhất (62,8), sau đó là huyện Nho Quan (54,2) và thấp nhất là huyện Kim Sơn (39,9). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
3.3.1. Một số khó khăn, trở ngại và kiến nghị trong tham gia kế hoạch xây dựng nông thôn mới của người công giáo
Nhận xét:
- Nhóm người dân họ cho rằng còn hạn chế trong nhận thức về xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM mới thấp hơn nhóm khác (45,8% so với 52,1%), thấp hơn 0,8 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
- Nhóm người dân họ cho rằng còn thiếu thông tin, kiến thức về xây dựng NTM có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM mới thấp hơn nhóm khác (30,7% so với 54,2%), thấp hơn 0,4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Nhóm người dân họ cho rằng kinh tế gia đình còn khó khăn có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM mới cao hơn nhóm khác (52,2% so với 47,9%), cao hơn 1,2 lần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Nhóm người dân họ cho rằng gia đình neo người có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng NTM mới cao hơn nhóm khác (54% so với 47,8%), cao hơn 1,3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy có 2 lý do chủ quan từ phía người dân liên quan tới hoạt động tham gia kế hoạch xây dựng NTM đó là nhận thức của người dân còn hạn chế, người dân còn thiếu thông tin, kiến thức về xây dựng NTM. Vấn đề đặt ra cho ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, các cơ quan, ban ngành liên quan cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chương trình NTM, giúp người dân thay đổi nhận thức và bổ sung thông tin, kiến thức để họ có những hoạt động tích cực tham gia vào chương trình xây dựng NTM mới có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tuy người dân còn có nhiều khó khăn về kinh tế gia đình, khó khăn do neo người, hay số nhân khẩu trong gia đình còn ít, thiếu, nhưng người dân không vì thế mà ảnh hưởng tới việc tham gia các hoạt động xây dựng NTM, trong đó có tham gia tích cực vào kế hoạch xây dựng NTM. Nhóm những người có hoàn cảnh khó khăn như trên lại tham gia tích cực hơn vào kế hoạch xây dựng NTM hơn các nhóm khác.
Nhận xét:
- Đánh giá kiến nghị của người dân về triển khai, học tập các chủ trương, chính sách xây dựng NTM sâu rộng cho người dân, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng cao hơn nhóm không kiến nghị (55,8% so với 44,2%), cao hơn 1,6 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về biết rõ lợi ích mang lại cho họ khi xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng cao hơn nhóm không kiến nghị (54,7% so với 35,8%), cao hơn 2,2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về có sự tham gia của họ trong quá trình xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng cao hơn nhóm không kiến nghị (57% so với 43,3%), cao hơn 1,7 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn lực trong xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng cao hơn nhóm không kiến nghị (51% so với 43,2%), cao hơn 1,4 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
- Đánh giá kiến nghị của người dân về làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị có tỷ lệ tham gia kế hoạch xây dựng cao hơn nhóm không kiến nghị (55,3% so với 45,5%), cao hơn 1,5 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, những người dân có những kiến nghị, đề xuất giải pháp tích cực trong xây dựng NTM đều có tỷ lệ cao tham gia kế hoạch xây dựng NTM, điều này nói lên rằng khi người dân họ đã có nhận thức tốt, có quan điểm đúng, có chính kiến tích cực về một vấn đề gì đó thì họ sẵn sàng hành động để đạt được mục đích hoặc mục tiêu của họ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều tra thực tế trên 196 cán bộ cấp xã, 1600 người dân về vai trò chủ thể người công giáo tham gia kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn, Yên Khánh và Nho Quan tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019, chúng ta đưa ra những kết luận về vai trò chủ thể của người công giáo tham gia kế hoạch xây dựng NTM như sau:
- Vai trò của cán bộ cấp xã và nhận định của họ về vai trò của người công giáo:
+ 100% cán bộ có tham gia ít nhất một hoạt động trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ cán bộ tham gia kế hoạch rất cao được phân bố ở cả 3 khâu của chu trình quản lý (kế hoạch): Tham gia xây dựng kế hoạch chiếm 96,9%; Tham gia triển khai thực hiện kế hoạch chiếm 99,5%; Tham gia giám sát, đánh giá, nghiệm thu chương trình, dự án chiếm 99%.
+ Cán bộ cho rằng, hầu hết người dân trong cộng đồng dân cư đều nhận thức tốt về vai trò của họ tham gia kế hoạch trong xây dựng nông thôn mới, chiếm 98%.
- Vai trò của người công giáo:
+ Kết quả nghiên cứu cho ta thấy trong tổng số 1597 người được điều tra, có 787 người dân (chiếm 49,3%) trong cộng đồng tham gia vào kế hoạch xây dựng NTM. Trong số đó, có tỷ lệ rất cao (93,1%) người dân góp ý kiến vào nội dung kế hoạch, tỷ lệ người dân tham gia giám sát kế hoạch thấp hơn, chiếm 45,5% và người dân tham gia đánh giá, nghiệm thu kế hoạch thấp hơn nữa, chiếm 32,3%. Kết quả trên có thể nói còn điều gì đó về bản chất rằng người dân chưa thực sự được tham gia vào các khâu của kế hoạch xây dựng NTM, điều này đồng nghĩa với việc phát huy vai trò chủ thể của họ tham gia kế hoạch nói riêng, tham gia xây dựng NTM nói chung có phần còn hạn chế.
+ Đánh giá về việc tham gia kế hoạch trong xây dựng NTM trong cộng đồng dân cư, chúng ta thấy tỷ lệ người công giáo tham gia kế hoạch thấp hơn nhiều so với nhóm khác (42,5% so với 57%), thấp hơn 0,6 lần, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Mối liên quan giữa người công giáo tham gia các khâu của kế hoạch xây dựng NTM: Tỷ lệ người công giáo tham gia góp ý kiến xây dựng kế hoạch xây dựng NTM cao hơn nhóm khác (93,8% so với 92,6%), cao hơn 1,2 lần, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Ngược lại, tỷ lệ người công giáo tham gia giám sát và đánh giá kế hoạch thấp hơn nhóm khác; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
+ Nhóm người dân, họ tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm các nhóm đối tượng: những người có học vấn cao; những người có trình độ chuyên môn cao; những người là cán bộ công chức, viên chức nhà nước; những gia đình có thu nhập bình quân đầu người cao; những hộ gia đình có số nhân khẩu thấp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Đánh giá về sự tham gia các hoạt động khác trong xây dựng NTM, nhóm những người có hoạt động tích cực khác có tỷ lệ tham gia kế hoạch cao hơn, gồm: nhóm tham gia xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội; nhóm tham gia tổ chức sản xuất; nhóm tham gia xây dựng đời sống văn hoá, môi trường; nhóm tham gia xây dựng hệ thống chính trị; nhóm những người tham gia hiến đất, đóng góp ngày công và hiến kế sách. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Đánh giá về hoạt động tham gia kế hoạch xây dựng NTM theo đơn vị huyện, chúng ta thấy huyện Yên Khánh có tỷ lệ người dân tham gia kế hoạch xây dựng NTM coa nhất (62,8), sau đó là huyện Nho Quan (54,2) và thấp nhất là huyện Kim Sơn (39,9). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
+ Đánh giá về một số khó khăn của người dân khi tham gia kế hoạch xây dựng NTM: (1) Nhóm những người không tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm người còn hạn chế về nhận thức; nhóm người thiếu thông tin, kiến thức. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. (2) Nhóm những người tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm người còn khó khăn về kinh tế gia đình; nhóm hộ gia đình neo người.
+ Đánh giá về những kiến nghị của người dân tham gia kế hoạch xây dựng NTM, nhóm những người có kiến nghị đều tích cực tham gia kế hoạch xây dựng NTM gồm: nhóm người kiến nghị về triển khai, học tập các chủ trương, chính sách; về biết rõ lợi ích mang lại cho người dân khi xây dựng NTM; về có sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM; về đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn lực trong xây dựng NTM; về làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong xây dựng NTM. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Đỗ Văn Dung, Đỗ Việt Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2019), “Đẩy mạnh hệ thống quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới – thực trạng, định hướng và giải pháp”. Tài liệu Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2020.tr 103-106.
2. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 về ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
3. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
4. Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Văn kiện Đại hộ đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Ninh Bình.
5. UBND tỉnh Ninh Bình (2019), Báo cáo số 157/BC-UBND, ngày 30/9/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Tổng kết phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.