Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Chế phẩm EM là gì?

Thứ Sáu, 27/04/2018
E.M là chế phẩm sinh học tập hợp hơn 80 chủng vi sinh vật khác nhau. EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980.

E.M là chế phẩm sinh học tập hợp hơn 80 chủng vi sinh vật khác nhau. EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Tiến sỹ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật, đã chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam.

1. Tác dụng của EM

EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus...và cho thấy những kết quả khả quan

a. Trong trồng trọt :

EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể là:

- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt;

- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hoá);

- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng;

- Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng;

- Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi sốngchế phẩm sinh học;

- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu;

- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh.

b. Trong chăn nuôi:

- Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh

- Tăng cường khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn,

- Tích thích khả năng sinh sản,

- Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi,

- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.

Điều kỳ diệu ở đây là : EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản.

c. Trong bảo vệ môi trường :

Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2,NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Rác hữu cơ được xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc.

Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase. Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin.

Tác giả của công nghệ EM, Giáo sư Teruo Higa cũng không nghĩ rằng EM có tác dụng rộng lớn đến như thế ! Ông mong muốn các nhà khoa học trên thế giới cùng cộng tác để tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện chế phẩm EM.

2. Các dạng E.M nói chung

- EM1 (E.M gốc): là chất lỏng có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt, độ pH nhỏ hơn 3,5. Nếu dung dịch EM 1 có mùi thối hoặc độ pH lớn hơn 4 thì được coi là hỏng không dùng được. Dung dịch EM1 gốc sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác như EM thứ cấp, EM5, Bokashi…

- EM thứ cấp: là chế phẩm được sản xuất ra bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1 gốc và nước với rỉ mật.

- E.M5: là hỗn hợp lên men của giấm, rượu, rỉ đường và E.M1gốc. M5 là chất xua đuổi côn trùng, không gây độc hại và nó có tác dụng đẻ chống sâu bệnh hại cây trồng.

- Bokashi: là một dạng của E.M ở trạng thái bột, được tạo ra bằng cách lên men cám gạo, rỉ đường nước và EM1 gốc.

okashi là chẩt bổ sung quan trọng để tăng vi sinh vật hữu hiệu để ủ phân, sử lý môi trường ...

- EM Bokashi B: là một dạng của E.M lên men thức ăn gia súc, được tạo ra bằng cách lên men kỵ khí thức ăn gia súc hỗn hợp, rỉ đường, nước và EM1 gốc. Làm thức ăn cho gia súc.

- EM Bokashi C: là một dạng của E.M lên men cám gạo và mùn cưa, được tạo ra bằng cách lên men kỵ khí cám gạo và mùn cưa, rỉ đường, nước và EM1 gốc. Để xử lý môi trường.

- Ngoài ra còn có thể dùng EM1 gốc để chiết xuất cây trồng bằng phương pháp lên men…

Đông Hà (St)

Các tin khác