Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ mang thai tại 8 xã, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016

Thứ Tư, 26/10/2016
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, trên 401 phụ nữ mang thai (PNMT), tại 8 xã của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy như sau:
 Có mối liên quan với sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện cao hơn ở các nhóm đối tượng: nhóm sống với bạn tình hoặc đơn thân; nhóm hiểu biết về đường lây truyền HIV; nhóm hiểu biết về cách dự phòng lây truyền HIV; nhóm có thái độ nên đi xét nghiệm HIV tự nguyện; nhóm có mong muốn được xét nghiệm HIV tự nguyện và nhóm mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện khi biết kết quả xét nghiệm HIV. Với p<0,05.

SUMMARY

STUDY ON SOME FACTORS RELATED TO USING SERVICES VOLUNTARY HIV TESTING WITH PREGNANT WOMEN IN 8 COMMUNES IN KIM SON, NINH BINH PROVINCE IN 2016

This study was performed according to the method described cross-sectional studies analyzed with over 401 pregnant women, in eight communes in Kim Son district, Ninh Binh province in 2016. The research results show us:

There are some factors related to the use of HIV testing services was higher in some voluntary target groups: group living with a partner or single; group understanding of HIV transmission; group understanding of how to prevent transmission of HIV; group with attitude heading up voluntary HIV testing; groups wishing to voluntary HIV testing and the group wants to continue voluntary HIV testing to know the results of HIV testing with p <0.05.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Ninh Bình, từ ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1995, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2015 đã có 3.604 người nhiễm HIV, trong đó có 1.627 người nhiễm HIV còn sống, 948 bệnh nhân AIDS và 1.029 bệnh nhân AIDS tử vong, lây nhiễm HIV chủ yếu vẫn qua ba đường chính, đường máu chiếm 69% chủ yếu do tiêm chích ma túy, đường tình dục ở mức 29%, đường từ mẹ sang con là 2%, Kim Sơn là huyện có số người nhiễm HIV cao nhất toàn tỉnh 1.003 trường hợp chiếm 28% số ca nhiễm HIV của tỉnh, các ca nhiễm mới gia tăng ở nữ giới chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn phần lớn do lây nhiễm từ chồng hoặc bạn tình nghiện chích ma túy hoặc đi làm ăn xa trở về đây là nguy cơ dẫn đến tăng các trường hợp mang thai nhiễm HIV. Trong những năm gần đây chiều hướng dịch ở Ninh Bình đang có xu hướng chững lại nhưng về cơ bản vẫn chưa khống chế được dịch tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dịch có thể bùng phát trở lại nếu không có các biện pháp can thiệp dự phòng và cung cấp các dịch vụ thích hợp[3].

Để tăng cường hiệu quả của chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Ninh Bình góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là “Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội” trong đó có mục tiêu “Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020”[4], để đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu có hiệu quả tại huyện Kim Sơn và Ninh Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ mang thai tại 8 xã, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016”.  Với mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ mang thai tại 8 xã, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Đối t­ượng nghiên cứu là những phụ nữ mang thai tại xã: Yên Lộc,  Kim Chính, Quang Thiện, Đồng Hướng, Như Hòa, Ân Hòa, Hùng Tiến, và thị trấn Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016.

Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng: 401 phụ nữ mang thai.

Xử lý và phân tích số liệu:

Nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và làm sạch, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Số liệu được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ kết hợp với phiên giải, bàn luận.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

 3.1. Một số thông tin chung của PNMT

Trong 401 PNMT, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy:

- Đa số PNMT tập trung ở độ tuổi từ 19-29 tuổi chiếm 68,6%, tiếp theo là độ tuổi từ 30-35 tuổi chiếm 24,4%, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 19 tuổi với 1,5%.

- PNMT có trình độ học vấn ở bậc THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,1%, tiếp theo ở bậc THPT (39,1%).

- PNMT làm nông nghiệp chiếm 60,3%, tiếp theo là cán bộ, công nhân viên chiếm 13,7%.

- PNMT sinh con 1 lần chiế 44,6%, sinh con từ 2 đến 3 lần 29,2% và sinh con là ≥3 lần chiếm 2,5%.

- Trong quá trình mang thai này đối tượng khám thai 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,1%, tiếp theo là khám thai 1 lần chiếm 29,9%, khám thai 3 lần chiếm 20% và trên 3 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất là 8,0%.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT


Tỷ lệ xét nghiệm HIV tự nguyện ở nhóm PNMT dưới 30 tuổi là 90% thấp hơn nhóm từ 30 tuổi trở lên là 90,8%, với p>0,05.


Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT sống với bạn tình hoặc đơn thân có xét nghiệm HIV tự nguyện (50%) cao hơn nhóm có chồng (9,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

 


Kết quả bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT có nghề nghiệp xét nghiệm HIV tự nguyện (89,7%), thấp hơn nhóm nội trợ (92,3%), với p>0,05.

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa số lần mang thai với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT có thai từ 3 lần trở lên (95,0%) có xét nghiệm HIV tự nguyện HIV cao hơn nhóm PNMT mang dưới 3 lần (90,0%), với p>0,05.

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa hiểu biết về đường lây truyền với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT có hiểu biết về đường lây truyền có xét nghiệm HIV tự nguyện (91,0%) cao hơn 6,8 lần so với nhóm không có hiểu biết về đường lây truyền HIV (60,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 và CI95%: 1,8-25,2.

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa hiểu biết dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Tỷ lệ nhóm PNMT có sự hiểu biết về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có xét nghiệm HIV tự nguyện (90,7%) cao hơn nhóm không có hiểu biết về dự phòng lây truyền HIV (50,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Theo nghiên cứu của Trần Quang Hiền và Trần Thị Phương Mai tại An Giang cho thấy nhóm PNMT biết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có tỷ lệ xét nghiệm HIV tự nguyện cao hơn nhóm không biết về dự phòng 25 lần, với p<0,05 và CI95%: 6-109[1].

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thái độ của PNMT với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT cho rằng nên đi xét nghiệm HIV có xét nghiệm (92,7%) cao hơn 19,9 lần nhóm cho rằng không nên xét nghiệm HIV tự nguyện (38,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thông kê, với p<0,05 và CI95%: 7,2-55,4.

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mong muốn xét nghiệm với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT có mong muốn được xét nghiệm HIV tự nguyện (92,7%) cao hơn nhóm không có mong muốn xét nghiệm HIV tự nguyện (58,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, OR=9,09 và CI95%: 3,9-20,8.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV khi biết kết quả xét nghiệm HIV  với việc xét nghiệm HIV tự nguyện của PNMT

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nhóm PNMT có mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện khi biết kết qủa xét nghiệm HIV (91,8%) cao hơn nhóm không có mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện (66,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, OR=5,5 và CI95%: 2,2-14,1.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 401 PNMT tại 8 xã/thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016, chúng ta xác định được một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện của đối tượng nghiên cứu như sau:

Tỷ lệ nhóm PNMT sống với bạn tình hoặc đơn thân có xét nghiệm HIV tự nguyện (50,0%) cao hơn nhóm có chồng (9,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

Tỷ lệ nhóm PNMT có hiểu biết về đường lây truyền HIV có xét nghiệm HIV tự nguyện (91,0%) cao hơn 6,8 lần so với nhóm không có hiểu biết về đường lây truyền HIV (60,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 và CI95%: 1,8-25,2.

Tỷ lệ nhóm PNMT có sự hiểu biết về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có xét nghiệm HIV tự nguyện (90,7%) cao hơn nhóm không có hiểu biết về dự phòng lây truyền HIV (50,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

Tỷ lệ nhóm PNMT cho rằng nên đi xét nghiệm HIV có xét nghiệm HIV tự nguyện (92,7%) cao hơn 19,9 lần nhóm cho rằng không nên xét nghiệm HIV tự nguyện (38,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thông kê, với p<0,05 và CI95%: 7,2-55,4.

Tỷ lệ nhóm PNMT có mong muốn được xét nghiệm HIV (92,7%) có xét nghiệm HIV tự nguyện cao hơn nhóm không có mong muốn xét nghiệm HIV (58,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, OR=9,09 và CI95%: 3,9-20,8.

Tỷ lệ nhóm PNMT có mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện khi biết kết qủa xét nghiệm HIV (91,8%) cao hơn nhóm không có mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện (66,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, OR=5,5 và CI95%: 2,2-14,1.

KHUYẾN NGHỊ

Để tiếp tục nâng cao và duy trì tỷ lệ PNMT sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện, góp phần đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, chúng ta tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, giúp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành đúng của thai phụ về dự phòng lây truyền  HIV từ mẹ sang con. Chú ý hơn ở các nhóm đối tượng còn thiếu hiểu biết về đường lây truyền HIV, thiếu hiểu biết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhóm có thái độ chưa tích cực về xét nghiệm HIV tự nguyện và nhóm không mong muốn tiếp tục xét nghiệm HIV tự nguyện khi biết kết quả xét nghiệm HIV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quang Hiền, Trần Thị Phương Mai (2010), "Kiến thức, thái độ của phụ nữ mang thai về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con qua tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV tại tỉnh An Giang", Tạp chí Y học thực hành,730, tr. 17-20.

2. Trịnh Thị Phương Lan (2010), Đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại thành phố Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.

3. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình (2015), Báo cáo thực trạng HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình.

4. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2012), Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.

5. Phan Thanh Xuân (2015), Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh năm 2010-2012, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Zoung-Kanyi Bissek A. C., I. E. Yakana, F. Monebenimp, et al (2011), "Knowledge of Pregnant Women on Mother to Child Transmission of HIV in Yaounde", Open AIDS J.

Đỗ Văn Dung1, Phan Khắc Lưu2, Nguyễn Văn Tiến3

(1. Đại học Y Dược Thái Bình; 2. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình; 3. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình.)

Các tin khác